Tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm
Tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm
TS. DƯƠNG THANH BIỂU.
TRANH LUẬ N TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM
NHÀ XUẤT BẢN TƯ PHÁP.
HÀ NỘI - 2007
LỜI GIỚI THIỆU
"Tranh luận tại phiên toà sơ thẩm" do TS. Dương Thanh
Biểu hiện đang công tác tại Viện Kiểm sát nhân dân tối cao biên
soạn là một cuốn sách có nội dung phong phú và đa dạng, tìm hiểu,
phân tích và làm rõ quy trình tranh luận tại phiên toà sơ thẩm.
Bằng lập luận chặt chẽ, kết hợp và vận dụng nhuần nhuyễn kiến
thức pháp luật, quy định pháp luật và các ví dụ minh hoạ sinh
động, nội dung cuốn sách được thể hiện sống động với thực tại,
đồng thời qua đó cũng chuyển tải những kinh nghiệm, kiến thức
nghiệp vụ tích luỹ lâu năm đến những người đang làm công tác
thực tiễn pháp luật, chia sẻ và thấu hiểu tâm trạng của những cán
bộ làm công tác pháp luật trong quá trình phát huy vai trò đấu
tranh chống tội phạm bằng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ và áp
dụng các quy định pháp luật vào giải quyết vụ án.
Cuốn sách được bô' cục thành 4 Chương. Chương I, tập trung
làm rõ khái niệm, bản chất của tranh luận tại phiên toà trên cơ sở
quan điểm của Đảng và Nhà nước, các quy định pháp luật về tranh
luận, mà nổi bật lên là vai trò của Kiểm sát viên - với trách nhiệm
là người thực hành quyền công tố tại phiên toà sơ thẩm. Chương
II, tập trung làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của kỹ năng chuẩn bị
thực hành quyển công tố như: kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án; kỹ
năng xây dựng bản cáo trạng, bản luận tội, xây dựng đề cương xét
hỏi, kế hoạch xét hỏi v.v, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm
quý báu cho cán bộ làm công tác tư pháp nói chung và Kiểm sát
viên, cán bộ trong ngành Kiểm sát nói riêng trong quá trình tác
nghiệp. Chương III, tập trung phân tích, chứng minh bằng những
vụ án đã từng xảy ra đê làm nổi bật tầm quan trọng của kỹ năng
thực hành quyền công tố tại phiên toà hình sự sơ thẩm như: Kỹ
năng đọc cáo trạng; kỹ năng xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên
toà; kỹ năng tranh luận tại phiên toà của Kiểm sát viên và kỹ năng
đối đáp của Kiểm sát viên.Chương IV, tập trung phân tích làm rõ
ý nghĩa quan trọng của kỹ năng thực hành quyền công tố tại phiên
toà hình sự sơ thẩm như: Kỹ năng đọc cáo trạng; kỹ năng xét hỏi
của Kiểm sát viên tại phiên toà; kỹ năng tranh luận tại phiên toà
của Kiểm sát viên.
Nhà xuất bản Tư pháp trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng
bạn đọc và mong nhận được những ý kiến đóng góp để cuốn sách
được hoàn thiện trong lần tái bản.
Hà Nội, tháng 8/2007
NHÀ XUẤT BẢN Tư PHÁP
Chú thích từ viết tắt
1 . Bộ luật Dân sự - BLDS
2. Bộ luật Tố tụng dân sự - Bộ luật TTDS
3.' Bộ luật Tố tụng Hình sự - Bộ luật TTHS;
4. Bộ luật Hình sự - BLHS;
5. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngàỳ 02.6.2005 của Bộ Chính trị về
chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 - Nghị quyết số 49-NQ[TW;
6. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02.01 .2002 của Bộ Chính trị về
một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp - Nghị quyết số 08-
NQ/TW;
7. Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của
Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hường dẫn một số quy
định của Bộ luật Dân sự năm 2005 - Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP;
8. Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT - VKSTC - BCA - BQP - BTP
ngày 10 tháng 8 năm 2005 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công
an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố
tụng Hình sự năm 2003 về khiếu nại, tố cáo - Thông tư liên tịch số
02/2005/TTLT - VKSTC - BCA - BQP - BTP
9. Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT - VKSTC - BCA - BQP ngày
07 tháng 9 năm 2005 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bô Công an,
Bộ Quốc phòng hường dẫn về quan hệ hợp tác giữa cơ quan điều tra và
Viện Kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng
Hình sự năm 2003 - Thông tư liên tịch số 05/2005/TTư - VKSTC -
BCA - BQP;
10. Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT - TATC - VKSTC - BCA - BTP
ngày 25.12.2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân
tối cao, BỘ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại
Chương XIIV "Các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật Hình sự năm 1999"
- Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT - TATC ' VKSTC - BCA - BTP;
1 1 . Quyết định số 1 21 /2004/QĐ-VKSTC ngày 16 tháng 9 năm 2004
của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quy chế tạm thời
về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình
sự - Quy chế số 121/2004/QĐ~VKSTC;
1 2. Quyết định số 1 20/2004/QĐ-VKSTC ngày 14 tháng 9 năm 2004
của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quy chế tạm thời
về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp
luật trong điều tra các vụ án hình sự - Quy chế số 121/2004/QĐ-VKSTC;
13. Nghị quyết số 509~2004/NQ-UBTVQHII ngày 29.4.2004 của
UBTVQHII hướng dẫn thi hành Bộ luật TTHS - Nghị quyết số
509/2004/NQ-UBTVQHII.
Chương I
CƠ SỞ CỦA VẤN ĐỀ
I. TRANH LUẬN TẠI PHIÊN TOÀ, KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT
Trên thế giới hiện nay có nhiều mô hình tố tụng khác nhau, mỗi
mô hình tố tụng phụ thuộc vào truyền thống pháp luật của mỗi quốc
gia. Một số học giả cho rằng cần phân chia mô hình tố tụng theo ba
truyền thống pháp luật: án lệ, châu âu lục địa và xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, sự phân chia trên đây chỉ mang tính tương đối, xét về
cách thức tiến hành tố tụng phổ biến trên thế giới hiện nay thì nhiều
người thường tiếp cận trong việc phân chia mô hình tố tụng theo các
kiểu tố tụng: kiểu tô ltụng tranh tụng, kiểu tô tụng thẩm vấn và kiểu
tô tụng thẩm vấn có đan xen một sô ýêú tô của tranh tụng.
Tố tụng tranh tụng là kiểu tố tụng có sự phân định rạch ròi
giữa ba chức năng: Chức năng buộc tội, chức năng bào chữa và
chức năng xét xử. Kiểu tố tụng này được áp dụng tại các nước
như Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Australia...Quá trình tranh tụng
giữa các đại diện thực hiện ba chức năng này là điều kiện tiên
quyết bảo đảm sự bình đẳng giữa các bị can, bị cáo, người bào
chữa với Điều tra viên, Công tố viên với tính cách là những người
buộc tội thường đối lập với quyền bào chữa. Kiểu tố tụng tranh
tụng này có ưu điểm là quá trình tố tụng diễn ra dân chủ, các
quyền con người của cá nhân người phạm tội được bảo đảm; việc
buộc tội, gỡ tội rõ ràng, minh bạch. Luật sư có quyền thu thập
chứng cứ về vụ án để phục vụ cho việc bào chữa ngay từ đầu,
được có mặt từ khi người tình nghi bị bắt giữ; người bị bắt giữ có
quyền im lặng khi không có luật sư của họ. Tòa án không biết trước
về chứng cứ vụ án mà chỉ biết trước bản cáo trạng của cơ quan truy
tố và bản bào chữa của luật sư chuyển đến. Tại phiên tòa, Công tố viên
trình bày cáo trạng, đưa ra lời buộc tội đối với bị cáo; đối đáp, tranh luận
với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng về chứng cứ
buộc tội, gỡ tội cũng như việc áp dụng pháp luật. Tòa án không xét hỏi
mà chỉ nghe accs bên tranh tụng và đóng vai trò như trọng tài ra phán
quyết về bị cáo có tội hay vô tội, nếu có tội thì tội gì và áp dụng hình phạt
như thế nào. Quy trình buộc tội và gỡ tội đối kháng như vậy nên kiểu tranh
tụng này có tác dụng chống oan, sai có hiệu quả. Bởi vậy, không ít người đã
phê phán đây là kiểu tố tụng vì lợi ích cá nhân người phạm tội hơn là lợi ích
xã hội. Những người ủng hộ kiểu tố tụng tranh tụng – Tòa án bồi thẩm – cho
rằng đây là thành quả lớn lao của dân chủ và văn minh bảo đảm quyền được
xét xử môt cách minh bạch và công bằng. Tòa án bồi thẩm thể hiện tính độc
lập của các đại diện nhân dân khi tham gia xét xử đậm nét hơn, tính tranh tụng
của phiên tòa cao hơn, các bên buộc tội và bào chữa hoạt động tích cực hơn.
Ở nhà nước Hy Lạp cổ đại, Tòa án nhân dân được hình thành từ
các Thẩm phán do nhân dân bầu ra. Theo sử liệu, vụ án xét xử Socrates
về tội bất kính với Chúa có sự tham gia của 501 Thẩm phán nhân dân và
60% trong số đó đã biểu quyết kết án ông.
Về sau đã xuất hiện Toàn án bồi thẩm. Đây là một hình thức tổ chức
Toà án với hai thành phần tách biệt: Đoàn bồi thẩm bao gồm các bồi thẩm
là đại diện của nhân dân và Thẩm phán chuyên nghiệp, đại diện cho Nhà
nước. Đoàn bồi thẩm chỉ giải quyết những vấn đề về sự kiện vụ án, về
việc bị cáo có phạm tội hay không. Thẩm phán sẽ giải quyết những vấn đề
pháp lý của vụ án như quyết định về hình phạt, đình chỉ hay không đình chỉ
vụ án, chứng cứ có hợp pháp hay không …Tòa án bồi thẩm đã tồn tại
ở La Mã từ thế kỷ II đến thế kỷ I trước Công nguyên. Đến thời trung cổ,
hình thức Tòa án bồi thẩm bị lãng quên và đến thế kỷ XIII nó được
khôi phục ở nước Anh. Đến thế kỷ XVIII - XIX, một số nước châu
Âu đã áp dụng hình thức tố tụng này.
Tuy nhiên, tiến trình thực hiện kiểu tố tụng tranh tụng đã bộc
lộ nhiều nhược điểm. Quá trình tố tụng tại phiên toà, nhất là đối
với những vụ án nghiêm trọng, phức tạp, thời gian tiến hành phiên
toà thường diễn ra rất dài, do việc tranh tụng về chứng cứ buộc tội,
gỡ tội và căn cứ áp dụng pháp luật giũa các bên buộc tội và bên bào
chữa. Có những phiên toà kéo dài vài ba năm chưa kết thúc, thậm
chí hàng chục năm, có người làm chứng, người bị hại, ngay cả bị
cáo cũng đã chết nhưng vụ án vẫn chưa kết thúc. Sau đây là một
số vụ án điển hình đề chúng ta nghiên cứu.
Ví dụ 1. Ngày 15. 9. 2006, Toà án tối cao Nhật Bản đã
bác bỏ đơn kháng cáo của các luật sư bảo vệ thân chủ
Axahara, thủ lĩnh giáo phái Aumsôcô có hành vi tấn công
bằng khí độc xain ở hệ thống tàu điện ngầm Tôkyô năm
1995, làm 12 người chết. Phán quyết này đã kết thúc
phiên toà kéo dài 1 1 năm (1)
Ví dụ 2, Vụ án buôn người ở Australia
Toà xử cho nạn nhân của bọn buôn người thắng kiện.
(1) Nguồn Báo tin tức ngày 16.9.2006
Cô Jetsadopphom Chaladone 13 tuổi người Thái Lan bị
đưa sang Australia từ năm 1995 để giúp việc trông trẻ.
Nhưng số phận của cô không may bị đưa vào phục vụ tại
một nhà chứa của bọn buôn người. Chúng đã tuyên bố với
cô là chúng đã mua cô giá 28.000 đôla. Và từ đó cô phải
đối mặt với những bức tường và những chiếc giường bẩn
thỉu của khu nhà chứa. Đặc biệt, trái tim non nớt của cô bé
1 3 tuổi bị tổn thương nặng nề khi bọn chủ chứa ép buộc cô
bán dâm. Sau một thời gian, nhờ có sự đấu tranh với bọn
buôn người của các cơ quan chức năng Australia mà cô gái
được cứu thoát và được đưa về Thái Lan. Sau khi nhận
được đơn kiện của nạn nhân Cha/adone, các cơ quan tư
pháp bang New South Wa/es tiến hành các thủ tục điều tra
và phải mất 10 năm mới có kết luận phán quyết cuối cùng
về việc cô Chaladone được bồi thường(1)
Ví dụ 3, Vụ án Ở nước Anh
Tháng 6 năm 1982, Roberto Calvi, được mệnh danh tà
"Chủ ngân hàng của Chúa" vì những mối liên hệ mật thiết
với Vatican - bị phát hiện treo cổ dưới cầu Blacifrias ở
London (Anh) với đá và tiền mặt trong túi áo. Vụ án này do
cảnh sát London diều tra. Ban đầu, cảnh sát London kết
luận đây tà một vụ tự tử, nhưng gia đình Calvi khiếu nại yêu
cầu tiến hành điều tra. Năm 2003, những nhân viên pháp
y đã kiểm tra giày và quần áo của Calvi nhưng không có
dấu hiệu cho thấy ông chủ ngân hàng này tự tử mà thực
ra bị giết ở đâu đó rồi mới mang đến treo ở cầu. Cuộc điều
tra được tiến hành theo nhận đinh này và sau một thời gian
khá dài cơ quan công tố đã kết luận: Calvi đã rửa tiền cho
Mafia và bị Giuseppe "Pippo" Calo (một thu ngân của
Mafia) ra lệnh giết do các ông trùm nghỉ ngờ ông chủ ngân
hàng này biển thủ một số tiền của chúng và vợ Calvi sẽ
công bố mọi chuyện khi ngân hàng của ông ta bị phá sản.
Tuy nhiên, sau 25 năm điều tra "cẩn thận, khách quan”, tại
phiên toà ngày 06. 6. 200 7, Toà án đã xét xử kỳ án này và
đã kết thúc với lời tuyên trắng án và tha bổng cho 5 bị cáo
do thiếu chứng cứ (2).
(1)Báo công lý ngày 07.6.2007.
(2) Báo pháp luật Việt Nam ngày 08.6.2007
Đặc biệt, kiểu tố tụng tranh tụng phụ thuộc rất lớn vào ý chí
của Bồi thầm đoàn. Ở một số nước châu Âu như: Pháp, Đức, sau
một thời gian áp dụng hình thức tố tụng tranh tụng thấy không
phù hợp nên đã chuyển sang hình thức thẩm vấn mà Hội đồng xét
xử gồm có các Hội thẩm nhân dân và Thẩm phán chuyên nghiệp.
Ở nước Nga, hình thức Toà án bồi thẩm đã được tồn tại trước
năm 1917. Sau Cách mạng tháng Mười thì hình thức này không
được chấp nhận. Vào những năm 90 của thế kỷ XX ở nước Nga có
xu hướng quay lại áp dụng hình thức Toà án bồi thẩm. Bộ luật
TTHS năm 2002 của nước Nga đã chính thức ghi nhận Toà án bồi
thẩm song song tồn tại bên cạnh Toà án chỉ gồm một Thẩm phán.
Như vậy, ở Nga không còn Toà án có sự tham gia của Hội thẩm
nhân dân nữa.
Ví dụ, Vụ án sát hại sinh viên Việt Nam Vũ Anh Tuấn
vào tháng 4.2004
Ngày 17 . 10. 2006, Hội đồng bồi thẩm Toà án St. Pêters-
beng, Nga kết luận 12 bị cáo không phạm tội giết hại Vũ
Anh Tuấn. Bà R. Vedenina đại diện Viện kiểm sát thành
phố St.Pêtersburg giữ quyền công tố nhà nước đã khẳng
đinh quá trình điều tra vụ án được thực hiện chặt chẽ,
khách quan, đúng luật. Tuy nhiên, sau khi kết thúc tranh
luận, Hội đồng bồi thẩm kết luận Viện kiểm sát không
chứng minh được tội trạng của các bị cáo. Theo Thông
tân xã Nga Ria-novôti ngày 18 . 1 0. 2006, đây không
phải lần đầu tiên Hội đồng bồi thẩm xoá án cho những bị
cáo trong các vụ án giết người nước ngoài. Chỉ riêng tại
St Petersburg, họ đã xoá án cho các bị cáo trong hai vụ
án giết hại sinh viên Congô và Tatgikixtan. Có lẽ không
đáng ngạc nhiên khi Hội đồng bồi thẩm, hoặc gọi là "Toà
án đường phố- theo định nghĩa của Luật gia Nga Anatôli
Côia - thường thể hiện lập trường của "đa số đường
phố”. Hội đồng bồi thẩm trong vụ án này gồm 12 thành
viên là người dân bình thường, miễn là không có tiền án,
tiền sự, có thể là thợ uốn tóc, công nhân, thầy giáo . . . do
một người làm nghề lái xe điện đứng đầu. Theo nhà báo
Nga Anđrây Côlênicốp thì vấn đề đặt ra là liệu thiết chế
Bồi thẩm đoàn ra đời vào thời kỳ cải cách tự do có thích
hợp với xã hội Nga lúc này không. Tác giả viết: những
đánh giá không có chuyên môn của "Toà án đường phố"
đã cản trở Toà án đưa ra được phán quyết xác đáng về
pháp lý. Về vụ án này, các cơ quan chức năng Việt Nam
và đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga đã
tiến hành nhiều biện pháp tích cực giúp đỡ gia đình sinh
viên Vũ Anh Tuấn thực hiện các thủ tục kháng cáo phù
hợp với Luật Tố tụng Hình sự của Liên bang Nga và yêu
cầu phía Liên bang Nga quan tâm thoả đáng vụ việc
này Tuy nhiên, ngày 01.3.2007 Toà án Tối cáo Liên
bang Nga đã quyết định giữ nguyên phán quyết của Toà
án thành phố Sang Petersburg xử trắng án cho toàn bộ
12 bị cáo. Từ vụ án cụ thể này cho chúng ta thấy kiểu tố
tụng tranh tụng không phúc đáp được yêu cầu đấu tranh
đối với tội phạm có tổ chức, tội phạm xã hội đen (1).
Ngày 23.7.2006, nhân vụ án này, tạp chí Tin tức Quốc tế cho
rằng nếu như các vụ sát hại nhà báo, doanh nhân, chủ ngân hàng
hay người nước ngoài chỉ là một phần nhỏ của tình hình tội phạm ở
Nga thì sự bất lực của pháp luật trong các vụ việc này là rất rõ ràng.
Dư luận báo chí Nga cho rằng việc tuyên bố trắng án những kẻ đã
giết hại Vũ Anh Tuấn cho thấy mức độ tội phạm ngày càng tăng và
số vụ phán quyết và khoan hồng đến kỳ lạ chỉ làm tăng thêm tình
cảnh bất công trong lòng xã hội Nga. Cũng theo bài báo này,
tình hình tội phạm ở Nga hiện nay còn tồi tệ hơn những năm 90 của
thế kỷ XX. Trong giai đoạn 2000 - 2005, số vụ tội phạm tăng hơn
10% so với thời kỳ 1992 - 1999. Nếu như dưới thời Boris Eltsin, cứ
100 000 người thì có 19 người bị giết hại vì bạo lực thì nay con số đó
tăng lên 22 người. Ngoài ra, kiểu tranh tụng này còn gây bất lợi cho
bị can, bị cáo vì họ phải trả tiền để thuê luật sư, còn người nghèo thì
không có điều kiện. Tuy nhiên, hiện nay có một số học giả phương
Tây thường ca tụng kiểu tố tụng này, trong đó có ý kiến cho rằng
kiểu tranh tụng này là mẫu mực và không xảy ra oan sai. Thực ra,
kiểu tranh tụng không những kéo dài thời gian giải quyết vụ án
mà còn đang gây nhiều bất công, trước hết cho người dân lao động.
(1) Báo tuổi trẻ ngày 19.10.2006
Ví dụ 1, Cách đây 22 năm, Toà án bang Newyork đã
tuyên 35 năm tù giam cho một người đàn ông Mỹ vì có
hành vi phạm tội hiếp dâm. Mặc dù bị cáo liên tục kêu
oan nhưng toà vẫn tuyên án. Gần đây, Viện kiểm sát
Buffalo thuộc bang Newyork - Hoa Kỳ cho hay, các bằng
chứng xét nghiệm ADN đã cho rằng thủ phạm của vụ án
hiếp dâm trên đây là một người đàn ông khác. Ngay lập
tức một Thẩm phán đã tuyên huỷ bản án 35 năm tù giam
oan đã tuyên cách đây 22 năm. Hiện bị cáo bị bệnh tâm
thần, đang được điều trị. Để có được diễm phúc này,
người đàn ông Mỹ 50 tuổi này cũng đã phải qua quãng
thời gian gần nửa đời người trong ngục tù và chỉ có kết
quả ADN mới đủ cơ sớ chứng minh rằng ông ta vô tội. Lá
đơn kêu oan này đã bị bác 5 lần trong suốt 10 năm kêu
oan, không nhận tội(1).
Ví dụ 2, Vụ án oan lịch sử của nước Mỹ. Tháng 6.1941,
cô gái Mỹ gốc Nhật lva Toguri rời San Pedor (Califomia) lên
tàu về cố hương với dự định thăm người dì đang bệnh nặng và học
nghề y. Cũng vào thời gian ấy, Mỹ bước vào cuộc chiến tranh Thế giới
lần thứ hai qua vụ Trân Châu Cảng ngày 07.12.1941, khiến Toguri mắc
kẹt ở lại Nhật. Năm 1943, Toguri bị ép làm Phát thanh viên của Đài phát
thanh Tokyo trong chương trình Không giờ (Zero Hour). Đây là chương trình phát thanh tâm lý của Nhật Bản nhằm làm giảm ý chí chiến đấu của quân đội Mỹ.
Tuy nhiên, các nhân vatạ của Mỹ cho rằng chương trình này chẳng hề có tác dụng
Tiêu cực nào, trái lại nhiều binh lính Mỹ lại rất yêu thích những bài hát do Toguri
Giới thiệu. Sau khi Nhật Bản đầu hàng đồng minh vô điều kiện, quân đội Mỹ bắt
Đầu mở chiến dịch truy lùng những tội phạm chiến tranh và những công dân Mỹ đã hợp tác với phía Nhật Bản. Sau đó kịch bản đã được soạn thảo và Toguri đã bị bắt vào thánh 9.1945. Tháng 10.1945, cuộc điều tra kết thúc với kết luận cố Toguri vô tội. Tuy nhiên ba năm sau cuộc điều tra được FBI tiếp tục và Toguri đã bị bắt.
(1) Nguồn Báo tuổi trẻ ngày 19.10.2006
Cơ quan FBI đã gặp hàng trăm người làm chứng, lục tìm các hồ sơ tài liệu, nghe lại các băng ghi âm do Toguri thưc hiện. Đây được coi là cuộc điều tra tón kém nhất thời đó và tiến hành ròng rã 4 năm trời. Tuy nhiên, những chứng cứ thu được của FBI chưa vững chắc nhưng phiên tòa vẫn được tiến hành vào ngày 05.06 1949. Với những người làm chứng khai không đúng sự thật về Toguri đưa tin không chính xác, về việc hải quân Mỹ thua trân, trong một cuộc đụng độ trên biển Thái Bình Dương với quân đội Nhật Bản và đã tác động đến tinh thần chiến đấu của binh lính Mx. Tòa án đã phạt Toguri 10 năm tù về tội phản quốc kèm theo hình phạt 10.000USA.
Sau 2.250 ngày trong ngục tù, khi đó Toguri đã 40 tuổi, tháng 01.1955, Toguri đã được phóng thích với lý do “cải tạo tót”. Sau khi được ra tù, Toguri đã khiếu nại và thật may cho Toguri là những người làm chứng trước đây đã khai ra rằng các lời khai trước đây của họ về Toguri là do FBI đạo diễn, bắt buộc khai ra những điều không có thực để chống lại Toguri. Tháng 01.1997, Toguri đã được Tổng thống G.Ford tuyên bố vô tội và bà đã ra đi vào ngày 26.9.2006 vừa qua, đứng 50 năm sau ngày bị FBI bắt giữ (1).
Với những lý do đó, nhiều nước đã không coi kiểu tranh tụng là chìa khóa vạn năng , thậm chí có nước như Italia vốn theo truyền thống tố tụng tranh tụng nhưng đã lâm vào tình trạng bất lực trước tình hình xã hội đen mafia phạm tội, nay đã chuyển sang kiểu tố tụng thẩm vấn kết hợp với các yếu tố tranh tụng để đảm bảo yêu cầu xử lý tội phạm được nhanh chóng, kịp thời và bảo vệ các quyền cá nhân có hiệu quả.
Kiểu tố tụng thẩm vấn là kiểu tố tụng mà trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về Cơ quan điều tra, Công tố và Tòa án (đây là các cơ quan tiến hành tố tụng)), bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình có tội. Ưu điểm của kiểu tố tụng này là việc điều tra, truy tố, xét xử được nhanh chóng, khắc phục được sự chậm trễ của tố tụng tranh tụng, bởi vì công lý chậm trễ là công lý bất công. Theo đó, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án có trách nhiệm nghiên cứu trước hồ sơ chứng cứ; nếu không đủ chứng cứ thì Tòa án trả hồ sơ cho Cơ quan công tố để điều tra bổ sung, nếu đủ căn cứ thì quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử vẫn là người xét hỏi chính, Công tố viên và luật sư chỉ hỏi những điểm còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn. Ưu điểm của kiểu tố tụng này là tiến độ giải quyết vụ án được nhanh, trừng trị kịp thời kẻ phạm tội, góp phần gìn giữ trật tự xã hội, bảo vệ các quyền và lựoi ích hợp pháp của công dân. Nhược điểm của kiểu tố tụng này là không phân định rành mạch giữa các chức năng: Chức năng buộc tội, chức năng xét xử và chức năng bào chữa. Vì thế, không ít người đã cho rằng đây là kiểu tố tụng truy kích tội phạm đến cùng và quá trình tố
-------------------------------
(1) Nguồn Báo Thanh niên ngày 03.10.2006
tụng và quá trình tố tụng diễn ra khép kín, không bảo đảm dân chủ, bình đẳng giữa các bên buộc tội và bên gỡ tội, dễ dẫn đến oan sai.
Nhằm khắc phục những nhược điểm của kiểu tố tụng tranh
tụng và kiểu tố tụng thẩm vấn, nhiều quốc gia hiện nay đã áp dụng
kiểu tố tụng thẩm vấn đan xen một số yếu tố tranh tụng mà điển
hình như: Cộng hoà Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, Italia và một
số nước có mô hình chuyển đổi như: Trung Quốc, Việt Nam, Lào,
Cu Ba. Theo đó, trách nhiệm chứng minh tội phạm vẫn thuộc về
Cơ quan điều tra, Công tố, xét xử, nhưng. vai trò của Luật sư được
coi trọng hơn trong các giai đoạn tố tụng. Toà án vẫn có trách
nhiệm tìm ra sự thật và cói phiên toà xét xử là giai đoạn điều tra
công khai mà Thẩm phán giữ vai trò chủ đạo. Vị trí của Công tố
viên không hẳn chỉ là người giữ vai trò buộc tội mà còn có trách
nhiệm đưa ra những chứng cứ gỡ tội cho bị cáo, do đó Công tố viên
không chỉ là một bên "đôi tụng, đối kháng" với bị cáo, với người bào
chữa mà Công tố viên còn là người bảo vệ các quyền và lợi ích hợp
pháp của bị cáo và những người tham gia tố tụng. Việc tranh tụng
tại phiên toà giữa bên buộc tội và bên gỡ tội như đưa ra chứng cứ,
tranh luận, đối đáp về chứng cứ, tội danh và áp dụng pháp luật
được diễn ra một cách dân chủ.
Đưa ra các kiểu tố tụng phổ biến hiện nay ở trên thế giới để cho
chúng ta có nhận định rằng không nên tuyệt đối hoá một kiểu tố
tụng nào. Trên thực tế cũng chưa có công trình khoa học nào
khẳng định mô hình tố tụng nào có ưu thế vượt trội. Mỗi kiểu tố
tụng, bên cạnh những ưu điểm cũng có những tồn tại, bất cập.
Hiệu quả của từng mô hình tố tụng còn phụ thuộc rất nhiều vào ý
thức pháp luật và truyền thống pháp luật của từng quốc gia. Thực
tiễn đời sống pháp luật trên thế giới cho thấy: nhiều quốc gia có
những điểm tương đồng về văn hoá, kinh tế, chính trị, xã
hội. . . nhưng cách thức tổ chức và sử dụng mô hình tố tụng không
đồng nhất. Liên minh châu âu (EU) gồm 27 quốc gia đã thống nhất
có đồng tiền chung EURO và đang tiến dần đến việc có một bản
Hiến pháp chung, thống nhất nhưng mỗi quốc gia của châu lục này
lại áp dụng những mô hình tố tụng khác nhau. Nếu như nước Anh
áp dụng kiểu tố tụng tranh tụng thì các nước Cộng hoà Pháp, Cộng
hoà Liên bang Đức, Italia lại áp dụng kiểu tố tụng truyền thống đó
là thẩm vấn kết hợp tranh tụng. . .Trong khi đó Đan Mạch, Hà Lan
thì vừa vận dụng kinh nghiệm kiểu tranh tụng của Anh và có vận
dụng kiểu thẩm vấn của châu âu lục địa. Các quốc gia thuộc châu
Mỹ, châu á, châu Phi đều có những mô hình tố tụng khác nhau.
Tại các nước ASEAN cũng đang tiến tới xây dựng hiến chương
chung nhưng việc áp dụng mô hình tố tụng cũng khác nhau. Điều
đáng lưu ý là, các nước có mô hình chuyển đổi như Việt Nam,
Trung Quốc, Lào, Cu Ba tuy đã có nhiều cải cách mạnh mẽ về kinh
tế, chính trị, xã hội nhưng mô hình nhưng vẫn giống nhau. Trong
đó Việt Nam và Trung Quốc là hai nước xã hội chủ nghĩa có nền
văn hoá, chính trị, kinh tế và xã hội rất phù hợp nhau. Hoạt động
tố tụng nói chung và tổ chức, hoạt động của Viện kiểm sát Trung
Quốc nói riêng đang phát huy tốt chức năng của mình trong công
tác đấu tranh phòng chống tội phạm, nhất là tội phạm tham
nhũng. Kết quả đấu tranh chống tội phạm trong những năm vừa
qua của các cơ quan bảo vệ pháp luật Trung Quốc nói chung và
Viện kiểm sát nói riêng không chỉ là biểu tượng đáng tự hào của
Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc mà còn là kinh nghiệm
để các nước quan tâm nghiên cứu, học tập. Đây là những kinh
nghiệm cần được nghiên cứu, vận dụng trong quá trình đổi mới tổ
chức và hoạt động các cơ quan tư pháp Việt Nam.
II. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VỀ TRANH LUẬN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền, mở rộng dân
chủ, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương xây dựng nền tư pháp
vững mạnh, dân chủ, công bằng và nghiêm minh. Theo đó, xu
hướng lợi ích cá nhân được đề cao hơn, tư tưởng chống làm oan
người vô tội được chú trọng. Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã có lần nhấn
mạnh "Một người bị oan không chỉ họ đau khổ mà gia đình họ còn
đau khổ hơn, làm điều oan cho một người nào đó thì chúng ta không
còn lẽ sông nữa, bởi vì chúng ta là những người cộng sản" (1) .
Dưới ánh sáng các nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, các
cơ quan bảo vệ pháp luật trong những năm qua đã đạt được nhiều
thành tựu quan trọng, từng bước thể hiện tính dân chủ, công khai
trong điều tra, truy tố, xét xử tội phạm. Hoạt động điều tra, truy
(1) Tăng cường pháp chế XHCN, NXB Sự thật, Hà Nội, 1976, trg.59.
tố, xét xử đã phục vụ kịp thời yêu cầu chính trị của từng thời kỳ
cách mạng, nhất là trong giai đoạn đổi mới toàn diện đất nước hiện
nay. Tuy nhiên, hoạt động tố tụng nói chung, hoạt động xét xử nói
riêng còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập chưa ngang tầm với yêu
cầu nhiệm vụ, còn để xảy ra các trường hợp oan sai, việc giải quyết
nhiều vụ án còn kéo dài, không triệt để. Trước tình hình đó, Đảng
ta chủ trương tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp, nhấn mạnh đến
việc nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà. Nghỉ quyết số
08-NQ/TW ngày 02.01.2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ
trọng tâm của công tác tư pháp nêu rõ "Nâng cao chất lượng tranh
tụng của Kiểm sát viên tại phiên toà, đảm bảo việc tranh tụng dân
chủ với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tô tụng
khác". Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02.6.2005 của Bộ Chính trị
về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 ghi rõ "Nâng cao chất
lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá
của hoạt động tư pháp".
Tư tưởng chỉ đạo về tranh tụng được nêu trong các nghị quyết
của Đảng về cải cách tư pháp là nhằm hướng hoạt động các cơ quan
tư pháp ngày càng hiệu quả hơn, bảo đảm việc điều tra, truy tố, xét
xử đúng người, đúng pháp luật, không để lọt người phạm tội,
không làm oan người vô tội. Nghị quyết số 08-NQ/TW và Nghị
quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị đề cập đến tranh tụng tại
phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá trong cải cách tư pháp
nhằm đảm bảo cho phán quyết của Toà án khách quan, chính xác
đúng với sự thật của vụ án hình sự, vừa không bỏ lọt tội phạm, vừa
không để xảy ra các trường hợp oan sai. Căn cứ vào bản chất và
cách thức tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, cũng như đặc
điểm, điều kiện cụ thể và những giá trị pháp luật truyền thống ở
nước ta để khẳng định rằng chủ trương về cải cách tư pháp là hoàn
toàn đúng đắn.
Bên cạnh những thành tựu là cơ bản, hoạt động tố tụng cũng
còn nhiều thiếu sót tồn tại. Tuy nhiên, những tồn tại, thiếu sót
trong hoạt động những thời gian qua là những thiếu sót trong quá
trình phát triển, đi lên. Không nên có cách nhìn phiến diện để từ
đó cho rằng pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam lạc hậu xa so với
một số quốc gia trên thế giới và để từ đó kiến nghị phải chuyển
ngay mô hình kiểu tố tụng thẩm vấn hiện nay sang mô hình kiếu
tố tụng tranh tụng.
Theo lý thuyết, muốn cho hoạt động tranh tụng có hiệu quả,
điều kiện trước hết đó là sự hoạt động tích cực của hai chủ thể quan
trọng: đội ngũ các Công tố viên và Luật sư bào chữa. Theo đó, hai
chủ thể này phải có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng đáp
ứng được yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Trong
hai chủ thể nòng cốt của những tranh tụng, dưới sự lãnh đạo, giám
sát, phối hợp giúp đỡ của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền các cấp, sự
chăm lo đùm bọc của nhân dân, với truyền thống và kinh nghiệm
47 năm qua, đội ngũ Kiểm sát viên đã có bước phát triển và đang
thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của
pháp luật. Tuy nhiên, đối với đội ngũ luật sư, thời gian qua, mặc dù
có nhiều cố gắng trong đào tạo, bồi dưỡng nhưng đội ngũ luật sư
nhìn chung còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Hiện nay, cả
nước có khoảng gần 3.900 Luật sư, trong đó gần 500 Luật sư tập sự.
Như vậy, Ở Việt Nam bình quân 22.000 dân mới có một Luật sư. Với
số lượng Luật sư khiêm tốn như thế này nên gần 60% vụ án hình
sự hiện nay chưa có Luật sư tham gia bào chữa. Trong khi đó, tại
Mỹ, bình quân 2000 dân có một luật sư. Tại thủ đô Washington
D.C, cứ 32 người dân có một Luật sư. Tại Cộng hoà Liên bang Đức,
bình quân một Luật sư có 585 người dân. Đây là một thực tế mà
chúng ta phải tính đến khi đề cập việc xây dựng mô hình tố tụng
Việt Nam trong điều kiện cải cách tư pháp sao cho phù hợp với đặc
điểm, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Nghị quyết số 49- NQ/TW
chỉ rõ: "Cải cách tư pháp phải được tiên hành khẩn trương, đồng bộ,
có trọng tâm, trọng điểm với những bước đi vững chắc".
Theo quan điểm của Đảng ta, cùng với việc nâng cao trình độ
chính trị, pháp luật và chuyên môn cho các Điều tra viên, Kiểm
sát viên, Thẩm phán, cần chú trọng phát triển đội ngũ Luật sư đủ
về số lượng và có chất lượng để đảm bảo thực hiện tốt việc tranh
luận tại phiên toà. Các quy định của pháp luật phải tạo điều kiện
cho Luật sư tham gia tố tụng ngay từ khi khởi tố bị can; người bào
chữa có quyền áp dụng mọi biện pháp để thu thập chứng cứ. Như
vậy chủ trương về cải cách tư pháp của Đảng hiện nay hoàn toàn
đúng đắn và phù hợp với xu thế cải cách hành chính, kinh tế đang
xây dựng thể chế về cải cách tư pháp ở Việt Nam đáp ứng được
yêu cầu thì hệ thống thể chế đó vừa phải vận dụng, tiếp thu có
chọn lọc các thành tựu về cách thức tổ chức bộ máy nhà nước của
các nước tiên tiến trên thế giới, nhưng đồng thời cũng phải căn cứ
vào truyền thống xây dựng và áp dụng pháp luật ở Việt Nam.
Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị khẳng định quan điểm
mang tính nguyên tắc: "Cải cách tư pháp phải kế thừa truyền
thông dân tộc, những thành tựu đã đạt được của nền tư pháp xã
hội chủ nghĩa Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm
của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh nước ta và yêu cầu chủ
động hội nhập quốc tê, đáp ứng được xu thêlphát~triển của xã hội
trong tương lai"
III. CÁC QUY Đ!NH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRANH LUẬN VÀ
TRÁCH NHIỆM THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ CỦA KIỂM SÁT VIÊN
TẠI CÁC PHIÊN TOÀ SƠ THẨM
Nhằm thể chế các quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp, Bộ
luật TTHS năm 2003 đã được Quốc hội ban hành. Hàng loạt các
nguyên tắc được xác định trong Bộ luật TTHS đã thể hiện rõ
những yếu tố tranh tụng trong tố tụng hình sự như các nguyên tắc:
bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa (Điều 3); tôn trọng và bảo vệ
các quyền cơ bản của công dân (Điều 4); bảo đảm quyền bình đẳng
của mọi công dân trước pháp luật (Điều 5); nguyên tắc không ai bị
coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của
toà án đã có hiệu lực pháp luật (Điều 9); trách nhiệm chứng minh
tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng, bị can, bị cáo có
quyền nhưng không buộc phải chứng minh mình vô tội (Điều 10);
bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo (Điều 11) v.v.
Đặc biệt, tuy không ghi tranh tụng là một nguyên tắc của tố
tụng hình sự nhưng Bộ luật TTHS đã có nhiều quy định về sự bình
đẳng giữa bên buộc tội và bên bào chữa trong việc đưa ra các chứng
cứ, trách nhiệm tranh luận và đối đáp dân chủ. Hội đồng xét xử
không phải là một bên trong tranh tụng nhưng có trách nhiệm tạo
điều kiện để các bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ tranh tụng.
Điều 19 Bộ luật TTHS nêu rõ: Kiểm sát viên, bị cáo, người bào
chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp
của họ, người bảo vệ quyền lợi của đương sự đều có quyền bình
đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và
tranh luận dân chủ trước Toà án. Toà án có tránh nhiệm tạo điều
kiện cho họ thực hiện các quyền đó nhằm làm rõ sự thật khách
quan của vụ án.
Ngay trong giai đoạn điều tra, Bộ luật TTHS đã có nhiều quy
định cụ thể để người bị tạm giữ, bị can và những người tham gia
tố tụng khác thực hiện quyền bào chữa của mình. Các điều 49, 50,
51,52, 53, 54, 58 và Điều 59 BỘ luật TTHS quy định: người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bào chữa,
người bảo vệ quyền lợi của đương sự đều có quyền đưa ra tài liệu,
đồ vật yêu cầu Điều 58 Bộ luật TTHS còn quy định người bào
chữa có quyền tham gia bào chữa ngay từ khi có quyết định tạm
giữ và sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng
tỏ những tình tiết xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội,
những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
Đặc biệt luật còn quy định cho người bào chữa có quyền thu thập
tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị
tạm giữ, bị cáo, bị can, người thân thích của những người này hoặc
từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác. Điều
56 Bộ luật TTHS quy định mở rộng diện người bào chữa, người bào
chữa không chỉ là luật sư, người đại diện hợp pháp của người bị
tạm giam, bị can, bị cáo, mà còn là bào chữa viên nhân dân.
Phần thứ ba về xét xử sơ thẩm từ Chương XVI đến Chương XXII
Bộ luật TTHS đã có nhiều quy định nhằm thể chế hoá quan điểm
của Đảng về tranh tụng trong TTHS. Luật không quy định cụ thể
về "tranh tụng" nhưng nội hàm các quy định đều toát lên tinh thần
tranh tụng kết hợp với thẩm vấn. Theo đó, việc xét hỏi chủ yếu do
Hội đồng xét xử, trách nhiệm của Kiểm sát viên được quy định chặt
chẽ hơn và quyền bào chữa được mở rộng và cụ thể hơn: Hội đồng
xét xử phải xác định đầy đủ các tình tiết về từng sự việc và về từng
tội của vụ án. Khi xét hỏi từng người, chủ toạ phiên toà hỏi trước
rồi đến Hội thẩm, sau đó đến Kiểm sát viên, người bào chữa, người
bảo vệ quyền lợi của đương sự (Điều 207); bị cáo trình bày lời bào
chữa, nếu bị cáo có người bào chữa thì người này bào chữa cho bị
cáo; người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc đại diện hợp pháp của họ trình
bày ý kiến để bảo vệ quyền và lợi ích của mình (Điều 217); bị cáo
người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có quyền
trình bày ý kiến về luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của
mình; Kiểm sát viên phải đưa ra lập luận của mình đối với từng ý
kiến, người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người
khác; chủ toạ phiên toà không được hạn chế thời gian tranh luận,
tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý
kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người
tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên
tranh luận (Điều 218); nếu qua tranh luận mà thấy cần xem xét
thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử có thể quyết định trở lại việc xét
hỏi. Xét hỏi xong phải tiếp tục tranh luận (Điều 219).
Hiện nay, có một số ý kiến cho rằng để thực hiện việc tranh
tụng thì tại phiên toà Kiểm sát viên với tư cách là người buộc tội
có nhiệm vụ xét hỏi và tranh luận là chủ yếu để bảo vệ cáo trạng,
Hội đồng xét xử chỉ là trọng tài, không tiến hành xét hỏi, chỉ điều
khiển việc xét hỏi và nghe các bên tham gia phiên toà tranh luận,
rồi nhân danh công lý để ra phán quyết về vụ án. Quan điểm tuyệt
đối hoá tranh tụng để từ đó coi Hội đồng xét xử chỉ có vai trò trọng
tài là chưa thấy hết bản chất ưu việt của kiểu tố tụng thẩm vấn
kết hợp với tranh tụng. Việc thẩm vấn tại phiên toà do Hội đồng
xét xử tiến hành là để thẩm tra các tài liệu chứng cứ được thu thập
trong giai đoạn điều tra và thể hiện trong bản cáo trạng của Viện
kiểm sát. Thông qua đó Hội đồng xét xử tiến hành kiểm tra, xác
định tính khách quan, chân thực của các tài liệu chứng cứ đã được
dùng vào việc buộc tội bị cáo. Trong quá trình thẩm vấn Hội đồng
xét xử có trách nhiệm hỏi để làm rõ các tình tiết của vụ án, nghe
các ý kiến tranh luận của Kiểm sát viên, người bào chừa, bị cáo và
những người tham gia tố tụng để xác định sự thật của vụ án, nhằm
bảo đảm tính khách quan, toàn diện của quá trình xét xử.
Khác với việc xét hỏi của Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên hỏi bị
cáo, người làm chứng và những người tham gia tố tụng khác nhằm
mục đích củng cố chứng cứ, làm rõ thêm các tình tiết buộc tội hoặc
gỡ tội, bảo vệ cáo trạng chứ không phải là thẩm tra chứng cứ như
việc xét hỏi của Hội đồng xét xử. Việc hỏi của luật sư, người bào chữa
và những người tham gia tố tụng khác nhằm vào làm rõ các tình tiết
liên quan đến việc bào chữa, gỡ tội cho bị cáo. Tranh luận giữa Kiểm
sát viên với người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác
là để xác định các tình tiết của vụ án được rõ ràng, khách quan và
minh bạch. Trên cơ sở thẩm tra tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ và
nghe các bên tranh luận, đối đáp, Hội đồng xét xử ra phán quyết về
vụ án một cách chính xác, khách quan, nhanh gọn, không rườm rà
mất nhiều thời gian như phiên toà kiểu tranh tụng thuần tuý.
Có thể nói, về cơ bản Bộ luật TTHS năm 2003 đã có nhiều quy
định mới về tranh luận, đối đáp tại phiên toà. Những quy định này
đã và đang phát huy hiệu lực trên thực tiễn của cuộc đấu tranh
phòng chống tội phạm. Các vụ án hình sự được kết thúc điều tra,
truy tố, xét xử nhiều hơn, án được giải quyết nhanh hơn, oan sai
tuy vẫn còn nhưng đã được giảm đáng kể. Công tác điều tra, truy
tố, xét xử phục vụ kịp thời tình hình kinh tế, chính trị, xã hội đất
nước. Gần đây, việc tranh luận tại phiên toà bảo đảm tính dân chủ,
khách quan và minh bạch hơn.
Tuy nhiên, việc tranh luận trong nhiều phiên toà còn chưa đáp
ứng yêu cầu. Nhiều vụ án không có Luật sư tham gia. Trách nhiệm
và năng lực của Kiểm sát viên, người bào chữa còn nhiều bất cập.
Có phiên toà chưa thật sự dân chủ, quyền bào chữa của bị cáo,
người bào chữa, người tham gia tố tụng chưa được tôn trọng. Số
lượng án sơ thẩm bị huỷ, bị cải sửa ở cấp phúc thẩm, giám đốc
thẩm hằng năm vẫn còn xảy ra nhiều.
Nguyên nhân của tình hình trên đây có nhiều, nhưng nguyên
nhân cơ bản và quan trọng là do Bộ luật TTHS chưa được quy định
một cách chặt chẽ, rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các
chủ thể tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng. Bên cạnh đó có
nguyên nhân về đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng tranh luận cho các
Chức danh tư pháp như: Kiểm sát viên, Thẩm phán, Luật sư chưa
đáp ứng tình hình.
Vì vậy, việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Bộ luật TTHS theo
tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW được đặt ra như vấn đề ưu tiên
trong tiến trình cải cách tư pháp. Đồng thời, cần tăng cường đào
tạo, bồi dưỡng các kỹ năng tranh luận tại phiên toà cho các chức
danh tư pháp, trong đó đặc biệt là các Kiểm sát viên về kỹ năng
tranh luận, đối đáp nhằm đáp ứng các yêu cầu của cải cách tư pháp
đang diễn ra sôi động hiện nay.
CHƯƠNG II
KỸ NĂNG CHUẨN BỊ THỰC HÀNH
QUYỀN CÔNG TỐ TẠI PHIÊN TOÀ SƠ THẨM
I. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TOÀ
SƠ THẨM
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên khi tham gia phiên
toà sơ thẩm
Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên khi tham gia phiên toà
đã được pháp luật quy định rõ ràng và cụ thể như: đọc cáo trạng,
tham gia xét hỏi, thực hiện việc luận tội và phát biểu quan điểm,
tranh luận, đối đáp với những người tham gia tố tụng. Bên cạnh
nhiệm vụ thực hành quyền công tố, Kiểm sát viên còn có nhiệm vụ
kiểm sát hoạt động tố tụng, kiểm sát việc tuân theo pháp luật
trong hoạt động xét xử, kiểm sát việc tuân theo pháp luật của
những người tham gia tố tụng. Việc tham gia phiên toà của Kiểm
sát viên nhằm góp phần cùng Toà án xét xử công khai, dân chủ,
đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm,
không làm oan người vô tội. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát
viên tại phiên toà đã được quy định tại Điều 17 và Điều 18 Luật
Tổ chức Viện kiểm sát nhân.
Điều 1 7 quy định: "Khi thực hành quyền công tố trong
giai đoạn xét xử các vụ án hình sư, Viện kiểm sát nhân dân
có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1 . Đọc cáo trạng, quyết định của Viện kiểm sát nhân
dân liên quan đến việc giải quyết vụ án tại phiên toà;
2. Thực hiện việc luận tội đối với bị cáo tại phiên toà sơ
thẩm, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại
phiên toà phúc thẩm; tranh luận với người bào chữa và
những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà sơ thẩm,
phúc thẩm;
3. Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải
quyết vụ án tại phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm'?
Điều 18 quy đinh: "Khi thực hiện công tác kiểm sát xét
xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân có những
nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động
xét xử của Toà án nhân dân;
2. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người
tham gia tố tụng v. v. '?
Bộ luật TTHS đã quy định rõ về nhiệm vụ và quyền hạn của
Kiểm sát viên tại phiên toà như đọc cáo trạng, tham gia thẩm vấn,
trình bày lời luận tội, đối đáp với các ý kiến của bị cáo, người bào
chữa, nguyên đơn và bị đơn dân sự, người bị hại, người bảo vệ
quyền lợi của đương sự. Từ Điều 13, 14, 16, 19, 20, 21, 22, 23, 24,
25, 26, 27, 28...Quy chế số 121/2004/QĐ-VKSTC đã quy định rõ
nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên trong việc thực hành
quyền công tố tại phiên toà như: nghiên cứu hồ sơ vụ án, kiểm sát
việc chuẩn bị xét xử của Toà án, xem xét vật chứng, rút quyết định
truy tố, kiểm sát việc chấp hành thủ tục tố tụng tại phiên toà, đọc
cáo trạng, luận tội, tranh luận, kiểm sát việc tuyên án, kiểm tra
biên bản phiên toà, kiểm tra bản án, quyết định của toà án, kháng
nghị bản án hoặc quyết định của Toà án.
Theo quy định của Bộ luật TTHS hiện hành thì nhiệm vụ và
quyền hạn của Kiểm sát viên tại phiên toà sơ thẩm có nhiều điểm
mới như: trong trường hợp cần thiết có thể có Kiểm sát viên dự
khuyết (Điều 189), Toà án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với
khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc
về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố
(Điều 196), Kiểm sát viên hỏi về những tình tiết của vụ án liên
quan đến việc buộc tội, gỡ tội bị cáo, nếu bị cáo không trả lời thì
Kiểm sát viên tiếp tục hỏi những người khác (Điều 209), Kiểm sát
viên có quyền trình bày nhận xét của mình về nơi đã xảy tội phạm
(Điều 2 1 3) , luận tội của Kiểm sát viên phải căn cứ vào những tài
liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên toà và ý kiến của bị cáo
và những người tham gia những khác tại phiên toà (Điều 217), bị
cáo và những người tham gia tố tụng tại phiên toà có quyền trình
bày ý kiến về luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của
mình; Kiểm sát viên phải đưa ra những lập luận của mình đối với
từng ý kiến, chủ toạ phiên toà có quyền đề nghị Kiểm sát viên phải
đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và
những người tham gia những khác (Điều 218).
Điều 2 Quy chế số 121/2004/QĐ-VKSTC quy định khi thực
hành quyền công tố tại phiên toà hình sự Kiểm sát viên có 12
nhiệm vụ: đọc cáo trạng, tham gia xét hỏi, luận tội, tranh luận và
đối đáp tại phiên toà, kiểm sát việc xét xử, yêu cầu Toà án cung
cấp hồ sơ, kháng nghị phúc thẩm bản án hoặc quyết định của Toà
án, khởi tố vụ án, cấp thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa.
Những quy định nêu trên của pháp luật cho thấy nhiệm vụ của
Kiểm sát viên tại phiên toà hình sự rất nặng nề. Vụ án có được xét
xử chính xác, dân chủ, khách quan hay không phụ thuộc rất nhiều
vào năng lực và trách nhiệm của Kiểm sát viên. Kiểm sát viên nào
nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, chuẩn bị tốt các chứng cứ, tài liệu phục
vụ cho việc tranh luận, đối đáp, có năng lực xử lý các tình huống
tại phiên toà, với tinh thần công tâm, thận trọng và kiên quyết thì
sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong việc thực
hành quyền công tố tại phiên toà. Ngược lại, Kiểm sát viên nào
nghiên cứu không kỹ, chuẩn bị sơ sài, qua loa đại khái thì tất yếu
sẽ gặp khó khăn và khó hoàn thành tất nhiệm vụ của mình trong
việc thực hành quyền công tố tại phiên toà.
(Phạm vi nghiên cứu chỉ đề cập đến kỹ năng thực hành quyền
công tố, không đề cập đến nhiệm vụ kiểm sát xét xử).
2. Địa vị pháp lý của Kiểm sát viên tại phiên toà sơ thẩm
Theo quy định của pháp luật tại phiên toà hình sự, Kiểm sát
viên tham gia với tư cách là người thay mặt Nhà nước để thực
hành quyền công tố trong việc truy tố người phạm tội ra toà nhằm
buộc tội bị cáo. Vì quyền công tố là quyền lực của Nhà nước và gắn
với Nhà nước, vì vậy việc thực hành quyền công tố tại phiên toà là
thủ tục tư pháp bắt buộc mà bất kỳ nhà nước nào, từ thời kỳ nhà
nước sơ khai đến thời kỳ nhà nước hiện đại ngày nay, cũng đều áp
dụng. Địa vị pháp lý của Kiểm sát viên tại phiên toà được xem xét
trong mối quan hệ với Hội đồng xét xử, bị cáo và người bào chữa.
Sự có mặt của Kiểm sát viên tại phiên toà làm phát sinh mối quan
hệ giữa cơ quan buộc tội với cơ quan xét xử. Trong mối quan hệ đó,
sự tham gia của Kiểm sát viên là chủ thể bắt buộc, nếu không có
Kiểm sát viên thì phiên toà không có ý nghĩa. Tại phiên toà, Kiểm
sát viên là người đưa ra chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội
của bị cáo nhằm bảo vệ cáo trạng và đề xuất hình thức xử lý đối
với bị cáo. Hội đồng xét xử là người thẩm tra các tình tiết của vụ
án theo cáo trạng mà Viện kiểm sát đã truy tố để quyết định có xử
phạt bị cáo theo đề nghị của Kiểm sát viên hay không.
Trong mối quan hệ với bị cáo, Kiểm sát viên là người buộc tội,
bị cáo là người có dấu hiệu phạm tội, dẫn đến hệ quả tất nhiên là
"tính bất bình đẳng" giữa bên buộc tội đại diện cho quyền lực nhà
nước với bên bị buộc tội. Trong mối quan hệ với Luật sư, Kiểm sát
viên tham gia phiên toà với tư cách là người đại diện cho quyền lực
nhà nước để buộc tội bị cáo với bên gỡ tội, đại diện cho thân chủ.
Kiểm sát viên là người tiến hành tố tụng có nhiệm vụ bảo vệ trật
tự pháp luật, bảo vệ quyền lợi chung, vừa có trách nhiệm đưa ra
các chứng cứ để buộc tội và gỡ tội. Luật sư tại phiên toà là người
tham gia tố tụng, đại diện cho thân chủ, có nhiệm vụ đưa ra các
chứng cứ để gỡ tội cho bị cáo.
3. Về số lượng Kiểm sát viên tham gia phiên toà
Luật TTHS các nước quy định số lượng Kiểm sát viên giữ
quyền công tố tại phiên toà không thống nhất. Đa số các nước quy
định khi phiên toà hình sự được tiến hành thì bắt buộc phải có
Công tố viên tham gia để thay mặt Nhà nước buộc tội bị cáo. Tuy
nhiên cũng có quốc gia quy định Công tố viên tham gia phiên toà
trong các trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng. Đối với các
vụ án hình sự nhỏ, Công tố viên có thể không tham gia phiên toà.
Trong trường hợp này nạn nhân có thể được phép trình bày lời
buộc tội với Toà án.
Ví dụ, Theo quy đinh của pháp luật TTHS tại các quốc
gia như Brazil, áo thì trong trường hợp cơ quan công tố
không truy tố thì nạn nhân có thể được phép trình bày lời
buộc tội bị cáo với Toà án. Trong một số tội phạm, "nạn
nhân có quyền hợp pháp kiện bi can" các trường hợp đó
gọi là truy tố tội phạm tư nhân " khi việc truy tố tư nhân là
chủ yếu (1)
Tuy nhiên, phần lớn các quốc gia trên thế giới đều quy định bất
cứ vụ án hình sự nào cũng có Công tố viên tham gia phiên toà với
nhiệm vụ thay mặt Nhà nước buộc tội bị cáo. Về số lượng Công tố
viên tham gia phiên toà tuỳ theo mức độ nghiêm trọng và phức tạp
của vụ án. Tuy nhiên, số lượng Công tố viên tham gia phiên toà
cũng tuỳ thuộc vào đặc điểm của mỗi nước, trong đó có các nước
như Hoa Kỳ, Cộng hoà Liên bang Đức v.v. không hạn chế số lượng
Công tố viên tham gia phiên toà. Tại Cộng hoà Liên bang Đức, nếu
vụ án phức tạp, nghiêm trọng thì có thể có từ 3 đến 4 Công tố viên
tham gia phiên toà. Ở Hoa Kỳ thì số lượng Công tố viên tham gia
phiên toà có thể nhiều hơn, tuỳ thuộc vào tính chất nghiêm trọng
và phức tạp của vụ án.
(1) Chỉ dẫn công tác công tố - Hà Nội 2000, tr.92
Ví dụ, Vụ án O.J Simpon giết vợ ở Hoa kỳ
Đây là vụ án không quả tang, việc điều tra phát hiện
dựa trên cơ sở truy xét. Cơ sở để buộc tội bị cáo chủ yếu
dựa vào các chứng cứ gián tiếp. Vụ án có nhiều ý kiến
khác nhau giữa bên buộc tội vạ gỡ từ!. Tuy vụ án chỉ có
một bị cáo nhưng Toà án đã phải triệu tập 150 người làm
chứng. Phiên toà phải kéo dài 9 tháng. Vụ án có 11 Luật
sư bào chữa cho bị cáo. Để bảo đảm cho việc tranh tụng
có kết quả, Viện công tố đã cử 25 Công tố viên tham dự
phiên toà. Có thể nói đây là vụ án có số Công tố viên tham
gia phiên toà kỷ lục ở Hoa Kỳ.
Ở việt Nam, trong thời kỳ chưa có Bộ luật Tố tụng Hình sự,
theo quy định tại Sắc lệnh số 57/SL ngày 17.4.1947, Công tố viên có
nhiệm vụ giữ quyền công tố trước toà, nhưng khi Bộ luật Tố tụng
Hình sự được ban hành thì nhiệm vụ giữ quyền công tố trước toà
của Kiểm sát viên được quy định rất cụ thể trong các Bộ luật TTHS
(Bộ luật TTHS năm 1988 và năm 2003). Tiếp đó, Điều 17 Luật Tổ
chức Viện kiểm sát nhân dân quy định: "Viện kiểm sát nhân dân tôi
cao và các Viện kiểm sát nhân dân địa phương có quyền: khởi tô về
hình sự và giữ quyền công tôltrước Toà án nhân dân cùng cấp". Nếu
theo quy định tại Điều 187, 190, 191, 192, 193 BỘ luật TTHS, bị cáo,
người bào chữa, người bị hại, bị đơn dân sự, người có quyền lợi
nghĩa vụ liên quan, người đại diện hợp pháp của họ, người làm
chứng, người phiên dịch có thể vắng mặt (có lý do) thì quy định tại
Điều 189 Bộ luật TTHS trong bất cứ vụ án nào Kiểm sát viên phải
có mặt. Do vậy, về nguyên tắc, khi Toà án có quyết định đưa vụ án
ra xét xử, Viện kiểm sát cùng cấp phải cử Kiểm sát viên tham gia.
Theo quy định tại Điều 104 Bộ luật TTHS năm 1988 thì trong
trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt hoặc bị thay đổi thì Hội đồng
xét xử phải hoãn phiên toà. Thực tiễn truy tố, xét xử cho thấy, việc
hoãn phiên toà để cử Kiểm sát viên thay thế theo quy định trên đây
sẽ làm cho việc xét xử bị gián đoạn, không liên tục, có vụ việc phải
kéo dài, không đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội
phạm. Để bảo đảm thời gian xét xử liên tục, Bộ luật TTHS năm
2003 đã quy định trong trường hợp cần thiết, vụ án kéo dài ngày
hoặc có nhiều tình tiết phức tạp thì phải có hai Kiểm sát viên tham
gia phiên toà, hoặc có Kiểm sát viên dự khuyết.
Điều 189 Bộ luật TTHS quy định:
"1 . . .Đối với vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp
thì hai Kiểm sát viên có thể cùng tham gia phiên toà. Đối
với vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì hai Kiểm
sát viên có thể cùng tham gia phiên toà. Trong trường hợp
cần thiết có thể có Kiểm sát viên dự khuyết.
2. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt, bị thay đổi mà không
có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế thì Hội đồng xét xử
hoãn phiên toà và báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấpn
Điều 5 Quy Chế Số 121/20041QĐ-VKSTC quy định:
"1. Tại phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm, Kiểm sát viên
Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên toà.
Đối với vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thi hai
Kiểm sát viên có thể cùng tham gia phiên toà. Trong
trường hợp cần thiết có thể có Kiểm sát viên dự khuyến
Thực tiễn truy tố, xét xử cho thấy trong thời gian qua các Kiểm
sát viên đã tham gia đầy đủ các phiên toà hình sự sơ thẩm. Hàng
năm, các Kiểm sát viên đã tham gia xét xử hàng chục vạn vụ án
hình sự, trong đó có nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng về an ninh
quốc gia, ma túy, tham nhũng, các vụ án mang tính chất xã hội
đen. Việc tham gia đầy đủ các phiên toà của Kiểm sát viên đã góp
phần tích cực cùng Hội đồng xét xử đưa ra những phán quyết
khách quan, dân chủ đối với những hành vi phạm tội, phục vụ kịp
thời yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.
Ví dụ, Vụ án Trương Văn Cam (viết tắt là vụ án Năm
Cam) cùng đồng bọn phạm tội mang tính chất xã hội đen
ở thành phố Hồ Chí Minh.
Vụ án Năm Cam có 155 bị cáo, với 23 tội danh bị truy
tố gần 200 người làm chứng với 70 luật sư bào chữa cho
các bị cáo. Trong khi đó, theo quy định của pháp luật,
Kiểm sát viên tham gia giữ quyền công tố chỉ có hai người.
Bản cáo trạng của vụ án có 585 trang và được xét xử trong
gần 2 tháng. Đây là vụ án được xét xử dài nhất trong lịch
sử tư pháp của Việt Nam.
Tuy nhiên, theo dõi việc xét xử vụ án này chúng tôi thấy, với
gần 70 luật sư bào chữa cho 155 bị cáo mà chỉ có hai Kiểm sát viên
thực hành quyền công tố thì không đảm bảo việc tranh luận, đối
đáp một cách đầy đủ và kịp thời theo yêu cầu của pháp luật. Theo
chúng tôi đối với những vụ án đặc biệt như vụ án Năm Cam nêu
trên, số lượng Kiểm sát viên cần được tăng thêm. Vì vậy, trong quá
trình nghiên cứu, sửa đổi Bộ luật TTHS cần quan tâm chú ý đến
số lượng Kiểm sát viên tham gia phiên toà đối với các vụ án đặc
biệt nghiêm trọng và phức tạp. Vì vậy, khoản 1 Điều 189 Bộ luật
TTHS cần bổ sung thêm: Trong trường hợp cần tăng cường Kiểm
sát viên để bảo đảm thời gian và chất lượng thực hành quyền công tố, số lượng Kiểm sát viên tham gia phiên tòa do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp quyết định, không nên quy định như hiên nay là chỉ có hai Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.
Trường hợp vụ án có hai Kiểm sát viên tham gia phiên toà,
luật không quy định cụ thể Kiểm sát viên nào có vai trò chính,
Kiểm sát viên nào có vai trò phụ. Do đó, về nguyên tắc, trong hai
Kiểm sát viên tham gia phiên toà thì cần có sự phân công một
Kiểm sát viên phụ trách. Trong các Kiểm sát viên tham gia phiên
Toà thì chú ý phân công ai là người trình bày bản cáo trạng, ai là
người trình bày bản luận tội, ai là người tranh luận, đối đáp với bị
cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác. Tại
phiên toà, khi Kiểm sát viên này làm nhiệm vụ tranh luận, đối đáp
thì Kiểm sát viên kia phải chuẩn bị các tài liệu, để phục vụ cho việc
tranh luận, đối đáp.
II. VỀ NGUYÊN TẮC ỦY QUYỀN THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ
Thực tiễn công tác thực hành quyền công tố trong thời gian vừa
qua cho thấy, có nhiều vụ án do Viện kiểm sát cấp trên kiểm sát
điều tra, khi kết thúc việc điều tra thấy thẩm quyền xét xử do Toà
án cấp dưới, Viện kiểm sát nơi kết thúc điều tra lập cáo trạng,
chuyển toàn bộ hồ sơ và uỷ quyền cho Viện kiểm sát cấp dưới để
thực hành quyền công tố. Điều 38 Quy chế tạm thời số
120/2004/QĐ-VKSTC quy định: những vụ án hình sự được thụ lý
điều tra ở cấp trên sau khi kết thúc điều tra thì Viện kiểm sát cấp
trên làm bản cáo trạng truy tô. Bản cáo trạng và hồ sơ vụ án phải
được chuyển ngay cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành
quyền công tôlvà kiểm sát xét xử sớ thẩm".
Thời gian qua, Viện kiểm sát các cấp đã thực hiện nghiêm
chỉnh sự phân công trên đây, góp phần giải quyết nhanh chóng,
chính xác các vụ án phức tạp, phục vụ kịp thời các yêu cầu chính trị
địa phương, như các vụ án Trương Văn Cam và đồng bọn phạm
nhiều tội đặc biệt nghiêm trọng tại thành phố Hồ Chí Minh, vụ Là
Thị Kim Oanh cùng đồng bọn phạm tội tham ô, cố ý làm trái ở Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vụ tham nhũng trong việc
mua bán quắm tại Bộ Thương mại và các vụ án ma túy lớn v.v. Đây
là các vụ án đặc biệt nghiêm trọng và phức tạp, xảy ra trong một
thời gian dài và trên địa bàn rộng, người phạm tội có chức vụ quyền
hạn và có nhiều thủ đoạn trong việc đối phó với cơ quan pháp luật,
nhưng với sự phối hợp kịp thời của các cơ quan tư pháp trung ương
nên việc điều tra, truy tố đã được thực hiện theo đúng các quy định
của pháp luật và khi chuyển về Viện kiểm sát có thẩm quyền để
thực hành quyền công tố thì việc truy tố, xét xử kịp thời và phục vụ
các yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm ở địa phương.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các quy định về uỷ quyền
thực hành quyền công tố đang xuất hiện một số vướng mắc, bất
cập: Thứ nhất là chất lượng một sô/hồ sơ các vụ án chưa cao. Nhiều
vụ án bị Viện kiểm sát hoặc Toà án cấp dưới trả lại vì thiếu chứng
cứ và còn nhiều mâu thuẫn chưa được giải quyết, thậm chí có vụ
bị Toà án cấp dưới tuyên không phạm tội; Thứ hai là thời gian điều
tra, truy tô, xét xử bị kéo dài. Do việc vụ án bị trả đi, trả lại nhiều
lần nên có vụ án phải kéo dài, có vụ án quá thời hạn theo quy định
của pháp luật. Nguyên nhân của tình trạng trên đây có nhiều,
nhưng nguyên nhân chủ yếu và quan trọng là do trách nhiệm của
các cấp kiểm sát trong việc giải quyết vụ án không rõ ràng. Có
Kiểm sát viên làm nhiệm vụ trực tiếp kiểm sát điều tra cho đây là
vụ án sẽ được xét xử ở cấp dưới nên trách nhiệm thực hành quyền
công tố thuộc Kiểm sát viên cấp dưới. Vì vậy, quá trình kiểm sát
điều tra vụ án không bám sát hoạt động điều tra, nghiên cứu hồ sơ
không kỹ. . . Trong khi đó, Kiểm sát viên cấp dưới được uỷ quyền lại
cho rằng chất lượng hồ sơ như thế nào là trách nhiệm của Viện
kiểm sát cấp trên nên không chịu khó nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án
để thực hành quyền công tố tại toà. Như vậy, cấp nào cũng cho
rằng trách nhiệm chính về đảm bảo chứng cứ không phải mình mà
do người khác. Vì vậy, trong thực tiễn đã có trường hợp khi tranh
luận, đối đáp với Luật sư, có Kiểm sát viên đã phát biểu đây là vụ
án do cấp trên uỷ quyền truy tố nên quan điểm của Viện kiểm sát
vẫn giữ nguyên như như bản cáo trạng đã truy tố.
Ví dụ, Vụ án Lý Lầu Sáng cùng đồng bọn phạm tội
buôn lậu tại thành phố H. Quá trình xét xử đến giai đoạn
tranh luận, Luật sư bào chữa cho thân chủ đưa ra ý kiến
về việc hành vi của bị cáo không phạm tội như Viện kiểm
sát đã truy tố. Luật sư đã viện dẫn các tài liệu có trong hồ
sơ vụ án để chứng minh quan điểm của mình về việc bị
cáo không phạm tội. Đến lượt đối đáp của mình, vì không
nắm vững hồ sơ vụ án nên Kiểm sát viên không đối đáp
với các ý kiến của luật sư nêu ra mà trả lời vụ án này đã
có sự chỉ đạo chặt chẽ của Viện kiểm sát cấp trên, nên
quan điểm của Viện kiểm sát vẫn giữ nguyên như cáo
trạng đã truy tốn).
Từ thực tiễn công tác thực hành quyền công tố cho thấy rằng:
việc nghiên cứu, xác định cơ chế uỷ quyền để làm rõ trách nhiệm
của Viện kiểm sát các cấp nói chung và của Kiểm sát viên nói riêng
trong việc giải quyết vụ án phải được rõ ràng, cụ thể là cần thiết.
Kinh nghiệm Ở Cộng hoà Liên bang Đức, khi vụ án được kết thúc
điều tra chuyển về Viện kiểm sát cấp dưới để truy tố xét xử, thì
Kiểm sát viên chỉ đạo điều tra vụ án đó phải trực tiếp thực hành
quyền công tố tại Toà án cấp dưới. Với cơ chế này đòi hỏi các Kiểm
sát viên phải nâng cao trách nhiệm trong việc đảm bảo chứng cứ
của vụ án phải đầy đủ và khách quan. Nghĩa là Kiểm sát viên làm
nhiệm vụ trực tiếp kiểm sát điều tra thì đồng thời trực tiếp thực
hành quyền công tố tại Toà, như vậy sẽ nâng cao được trách nhiệm
của các Kiểm sát viên. Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy và hoạt
động của Viện công tố Cộng hoà Liên bang Đức cần được nghiên
cứu để vận dụng trong việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện
kiểm sát Việt Nam, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay.
Theo Nghị quyết số 509/2004/NQ-UBTVQHII ngày 29.4.2004
của UBTVQH 1 1 hướng dẫn thi hành Bộ luật TTH S thì đến ngày
01.7.2009 các Toà án cấp huyện, Toà án quân sự khu vực được thực
hiện thẩm quyền xét xử theo quy định tại khoản 1 Điều 170 của
Bộ luật TTHS. Như vậy, từ nay đến năm 2009 phần lớn các vụ án
đều được phân cấp điều tra, truy tố, xét xử cho cấp huyện. Theo dự
đoán của các cơ quan chuyên môn, khi tất cả các Toà án cấp huyện
được thực hiện thẩm quyền mới theo khoản 1 Điều 170 Bộ luật
TTHS thì có khoảng 70% số khung hình phạt của Bộ luật Hình sự
năm 1999 thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án cấp huyện. Vì vậy,
các cơ quan tư pháp trung ương cần nghiên cứu chỉ đạo trực tiếp
điều tra những trường hợp nào mà cấp dưới không thể điều tra
được còn lại nên phân cấp cho cấp dưới điều tra, truy tố. Cấp trung
ương nên tập trung nghiên cứu, xây dựng thể chế, hướng dẫn, chỉ
đạo, kiểm tra cấp dưới trong việc áp dụng pháp luật.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên đây, các Kiểm sát viên cần
quán triệt và thực hiện tốt các kỹ năng thực hành quyền công tố
như: nghiên cứu hồ sơ vụ án, báo cáo án, xây dựng và đọc bản cáo
trạng, tham gia xét hỏi, trình bày bản luận tội, đối đáp với các ý
kiến của luật sư. Đây là những kỹ năng nghiệp vụ vô cùng quan
trọng và mang tính bắt buộc đòi hỏi các Kiểm sát viên phải nghiên
cứu để vận dụng trong hoạt động thực tiễn thực hành quyền công
tố tại phiên toà hình sự.
CHƯƠNG III
KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU HỒ SƠ VỤ ÁN
CHUẨN BỊ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TÓ
1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HỒ SƠ VỤ ÁN
Nghiên cứu hồ sơ vụ án là khâu công tác nghiệp vụ quan trọng
và mang tính chất quyết định của việc thực hành quyền công tố tại
phiên toà. Nghiên cứu hồ sơ vụ án là hoạt động nghiệp vụ đòi hỏi
Kiểm sát viên phải có phương pháp nghiên cứu khoa học. Có thể
vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Thứ nhất là phương pháp nghiên cứu toàn diện vụ án. Những
tài liệu chứng cứ được thu thập trong hồ sơ vụ án thể hiện tính
khách quan của hoạt động điều tra vụ án. Mỗi tài liệu, đồ vật, vật
chứng được thu thập trong hồ sơ là những chứng cứ không những
khẳng định kết quả của hoạt động điều tra mà còn nói lên tính xác
thực, khách quan của các tình tiết của vụ án. Do đó, về nguyên tắc
các tài liệu có trong hồ sơ phải được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng
để xem các tài liệu ấy có nội dung gì và có ý nghĩa như thế nào
trong việc xem xét đánh giá các tình tiết của vụ án.
Phương pháp này đòi hỏi Kiểm sát viên không được chủ quan,
chỉ tập trung nghiên cứu những tài liệu mà mình cho đó là có ý
nghĩa làm chứng cứ còn các tài liệu khác thì bỏ qua. Các tài liệu
muốn trở thành chứng cứ (buộc tội hoặc gỡ tội) đều có mối quan hệ
hữu cơ với nhau. Không thể xem xét các tài liệu một cách biệt lập,
tách rời. Nhiều trường hợp dù chỉ với những chi tiết rất nhỏ tưởng
chừng không có ý nghĩa gì nhưng chính các tình tiết đó lại có ý
nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đánh giá tính có căn cứ của vụ
án. Thực tiễn đã có trường hợp quá tin vào lời khai nhận tội của bị
cáo, không chú ý nghiên cứu một cách toàn diện các tài liệu khác
nên không phát hiện ra các mâu thuẫn, dẫn đến việc đánh giá sai
lệch vụ án.
Ví dụ, Vụ án Lê Văn Mạnh phạm tội giết người, hiếp
dâm Ở tỉnh T
Theo Mạnh khai. khi gặp một minh cháu Hoàng Thị
Loan đang ở ruộng mía, Mạnh đã dùng tay bịt mồm, dùng
tay đấm nhiều cái vào mặt làm cháu Loan ngất. Sau đó
Mạnh đã hiếp dâm cháu Loan. Khi cháu Loan chống cự thì
Mạnh đã đập đầu cháu Loan xuống đất. Sau đó Mạnh đã
bế xác cháu Loan qua sông Cầu Chầy để dấu. Mạnh khai
khi bế cháu Loan qua sông để dấu nhưng vẫn cho đầu
cháu Loan trên mặt nước. Nhưng sau đó Mạnh lại chối tội.
Trong vụ án này lúc đầu Mạnh nhận tội nhưng sau đó lại
phủ nhận toàn bộ lời khai trước đó của mình. Tuy nhiên, lời
nhận tội của Mạnh có nhiều mâu thuẫn, trong đó có nội
dung Kiểm sát viên chưa nghiên cứu kỹ. Con sông Cầu
Chầy ấy có chiều rộng và độ sâu như thế nào? Tại sao
Mạnh bế cháu Loan qua sông để dấu xác mà lại không
dìm xác xuống mặt nước? Mạnh khai vác cháu Loan trên
mặt nước nhưng giám định tử thi lại thấy có nước...Nghĩa
là khi nghiên cứu vụ án này Kiểm sát viên quá tin vào lời
nhận tội của bị cáo, chưa xem xét toàn diện các tình tiết
khác (con sông) để phát hiện các mâu thuẫn trong lời khai
của bị can (1)
(1) Nguồn hồ sơ vụ án tại VKSNDTC
- Thứ hai là phương pháp hệ thông, lôgíc. Tội phạm là hiện
tượng xã hội, sự tồn tại của nó cũng tuân theo những quy luật nhất
định. Một hành vi phạm tội bao giờ cũng để lại dấu vết và sự vận
động của nó đều tuân theo những không gian, thời gian nhất định.
Trong các tài liệu của hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên cần phân loại các
tài liệu theo từng tập (nhóm) hợp lý phù hợp với chủ đề nghiên cứu,
trên cơ sở đó cần tính toán nghiên cứu sự kiện nào có trước, sự kiện
nào có sau theo một trật tự nhất định. Kiểm sát viên cần hệ thống
các tài liệu, chứng cứ để chứng minh các sự kiện phạm tội, qua đó
bằng hoạt động tư duy, có thể dựng lại được toàn bộ vụ án diễn ra
trong thực tiễn như thế nào.
Thông thường, hồ sơ vụ án đã được cơ quan điều tra sắp xếp
và đánh số, tuy nhiên khi nghiên cứu, Kiểm sát viên cần kết hợp
phân thành các tập: tập hồ sơ về thủ tục tố tụng (bao gồm khởi tố,
các biện pháp ngăn chặn, khám xét...); tập hồ sơ về kết quả khám
nghiệm (khám nghiệm hiện trường, tử thi, sơ đồ hiện trường, thực
nghiệm điều tra...); tập hồ sơ về ý kiến các nhà chuyên môn, kỹ
thuật (giám định vết thương, dấu vân tay, nhóm máu, giám định
thiệt hại, chất ma tuý, tốc độ xe...), tập hồ sơ về biên bản ghi lời
khai (bị can, người bị hại, người làm chứng, nguyên đơn dân sự, bị
đơn dân sự...); các tài liệu kết thúc điều tra (bản kết luận điều tra,
các yêu cầu điều tra); các tài liệu về nhân thân bị can; các tài liệu
về thu giữ vật chứng, tài sản kê biên . . . Các tài liệu trên đây Cơ
quan điều tra đã sắp xếp trong hồ sơ nhưng Kiểm sát viên cần
nghiên cứu theo các chủ đề, trật tự nhất định, như vậy không
những giúp cho Kiểm sát viên không bỏ sót tài liệu mà còn tạo cho
Kiểm sát viên nắm được vụ án một cách có hệ thống, lôgíc.
- Thứ ba là phương pháp so sánh, tổng hợp. Hồ sơ vụ án gồm
nhiều tài liệu như các tài liệu về lời khai của bị can, người bị hại,
người làm chứng, biên bản khám nghiệm hiện trường, khám
nghiệm tử thi v.v. trong đó có tài liệu mâu thuẫn với nhau như các
lời khai của người làm chứng mâu thuẫn với các lời khai của bị can
hoặc lời khai của bị can mâu thuẫn với các tài liệu khác như biên
bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi v.v. Vì vậy,
khi nghiên cứu các tài liệu này Kiểm sát viên cần đối chiếu, so
sánh để loại trừ những nội dung nào không hợp lý, chắt lọc các nội
dung hợp lý để phân tích, đánh giá một cách tổng hợp về các tình
tiết của vụ án. Phương pháp này đòi hỏi Kiểm sát viên không
những nghiên cứu một cách toàn diện, lôgíc mà còn biết so sánh,
tổng hợp để xác định các tình tiết có thực của vụ án, loại trừ những
tình tiết không có thực của vụ án.
Ví dụ, Vụ án Lê Bá Mai phạm tội hiếp dâm và giết cháu
út ở xã tỉnh B
So sánh lời khai nhận tội của bị can Mai với các lời khai
người làm chứng, với biên bản khám nghiệm hiện trường
thi có nhiều mâu thuẫn. Mai khai dùng xe máy chở cháu
út đi vào vườn mít, trên xe chỉ có út và Mai, nhưng cháu
Hằng (người cùng út đang mót củ đậu) lại khai là trên xe
máy của Mai còn có bình xịt rầy màu xanh, ghi đông có
đeo bình đựng đá màu đỏ. Mai khai sau khi giết và hiếp út,
Mai đã lấy quần lửng màu trắng của út xiết quanh cổ nạn
nhân, nhưng biên bản khám nghiệm tử thi ghi: xiết quanh
cổ nạn nhân là quần thun ống dài, trong lúc đó cháu Hằng
lại khai út mặc quần lửng màu xanh. Như vậy, khi nghiên
cứu vụ án này Kiểm sát viên cần so sánh giữa các tài liệu
xem nội dung nào hợp lý, nội dung nào mâu thuẫn, cụ thể
là phải bám sát biên bản khám nghiệm hiện trường để so
sánh với các tài liệu khác xem lời khai nào phù hợp, lời
khai nào mâu thuẫn với hiện trường. Qua đó kết luận lời
khai nào có thể trở thành chứng cứ của vụ án(1).
Thứ tư là phương pháp ghi chép hồ sơ, tài liệu . Thực tiễn điều
tra, truy tố, xét xử cho thấy trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ
án, Kiểm sát viên nào ghi chép đầy đủ các tài liệu, chứng cứ của
vụ án thì sẽ nắm chắc các tình tiết của hồ sơ vụ án. Bởi vì, việc ghi
chép đó sẽ làm cho Kiểm sát viên có quá trình thâm nhập, suy nghĩ
vụ án một cách sâu sắc và liên tục hơn. Phương pháp này đòi hỏi
khi nghiên cứu hồ sơ Kiểm sát viên phải có tinh thần chịu khó, cẩn
thận và lòng đam mê nghề nghiệp. Ngày nay trong bối cảnh các
phương tiện làm việc ngày càng được trang bị hiện đại như máy vi
tính, máy phô tô... đã đưa lại nhiều thuận tiện trong công tác văn
Nguồn hồ sơ vụ án tại VKSNDTC.
phòng. Tuy nhiên, khi nghiên cứu hồ sơ mà chỉ dựa chủ yếu vào
phô tô tài liệu thì chính phương tiện đó đã tạo cho con người cách
làm việc lười suy nghĩ. Do vậy, đã có trường hợp khi báo cáo án,
Kiểm sát viên tuy có cả một bộ hồ sơ phô tô rất dày nhưng khi hỏi
các tình tiết của vụ án thể hiện trong hồ sơ như thế nào thì không
giải trình được
Ví dụ, Vụ án Lê Văn Mạnh phạm tội hiếp dâm, giết
người trên đây, với nhiều tình tiết nghiêm trọng theo Điều
48 BLHS như. phạm tội có tính chất đê hèn; cố tình thực
hiện tội phạm đến cùng; phạm tội đối với trẻ em; phạm tội
gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. . . thì có thể bị hình phạt
cao nhất là tử hình. Tuy nhiên, khi nghiên cứu hồ sơ kiểm
sát thấy việc ghi chép, cập nhật tài liệu rát đơn giản chưa
phản ảnh hết các tài liệu của hồ sơ vụ án. Vì cách ghi chép
sơ sài nên khi nghiên cứu, tổng hợp để đánh giá chứng cứ,
Kiểm sát viên đã không phát hiện những mâu thuẫn của hồ
sơ vụ án. Vì vậy việc báo cáo đề xuất xử lý vụ án của Kiểm
sát viên chưa chặt chẽ, thiếu cơôsớ pháp lý vững chắ~1).
II. KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU CÁC THỦ TỤC TỐ TỤNG
1. Kiểm tra thủ tục giao, nhận hồ sơ và vật chứng vụ án
Khi được phân công nghiên cứu hồ sơ vụ án, việc đầu tiên là
Kiểm sát viên phải kiểm tra chặt chẽ thủ tục giao nhận hồ sơ và
vật chứng vụ án (nếu hồ sơ vụ án đã có người khác nhận thì cần
nghiên cứu biên bản giao nhận hồ sơ vụ án) giữa cơ quan điều tra
và Viện kiểm sát như thế nào. Sau khi nghiên cứu kỹ biên bản bàn
giao hồ sơ, Kiểm sát viên phải đối chiếu với từng bút lục của hồ sơ
vụ án để xem có thiếu bút lục nào không.
Theo Thông tư liên tịch số 05/ 2005/TTLT-VKSTC-BCA-BQP
thì hồ sơ vụ án được đánh số theo trật tự nhất định. Theo Điều 20
của Thông tư này thì " để tránh xảy ra mất mát, thất lạc thì từng
trang tài liệu trong các hồ sơ này phải được đóng dấu bút lục của
Cơ quan điều tra và kèm theo bản kê đầy đủ tên tài liệu, sôi trang
từng tài liệu và lưu trong hồ sơ vụ án". Do vậy, khi nhận hồ sơ và
vật chứng vụ án, Kiểm sát viên cần kiểm tra chặt chẽ hồ sơ và vật
chứng vụ án, bảo đảm hồ sơ có đủ tài liệu đã liệt kê, đủ và đúng
vật chứng của vụ án (tránh nhầm lẫn vật chứng vụ án này lại giao
tại hồ sơ vụ án khác). Kiểm sát viên phải kiểm tra từng trang, tập
hồ sơ, đối chiếu với bảng kê tài liệu có trong hồ sơ để xem xét nếu
đủ và đúng thì nhận, nếu không đủ thì không nhận. Nếu nhận hồ
sơ thì Kiểm sát viên phải vào sổ thụ lý và ghi ngày nhận hồ sơ vào
bìa hồ sơ. Đây là công việc hành chính tư pháp nhưng rất quan
trọng. Thực tiễn đã có nhiều trường hợp khi hồ sơ chuyển Toà án
hoặc khi luật sư nghiên cứu hồ sơ mới phát hiện thiếu những tài
liệu, chứng cứ quan trọng. Có trường hợp mất bút lục biên bản hỏi
cung bị can, biên bản phạm pháp quả tang, biên bản thu giữ tang
vật v v Đây lại là những tài liệu rất quan trọng, liên quan đến việc
đánh giá chứng cứ của vụ án. Vì khi nhận hồ sơ giữa Kiểm sát viên
với Cơ quan điều tra tuy có ký biên bản giao nhận hồ sơ nhưng do
cẩu thả nên không đọc bút lục. Vậy các tài liệu, chứng cứ đó thất
lạc ở đâu và lúc nào, câu hỏi đó cuối cùng dành cho Kiểm sát viên
phải trả lời, bởi vì chính Kiểm sát viên là người nhận hồ sơ nên
phải chịu trách nhiệm về việc thất lạc, mất mát đó. Do vậy, nếu
phát hiện hồ sơ thiếu bút lục thì phải trả hồ sơ để yêu cầu cơ quan
điều tra khắc phục. Việc đọc, đếm từng bút lục để kiểm tra hồ sơ
càng cẩn trọng bao nhiêu thì bảo đảm tính chính xác của hồ sơ bấy
nhiêu. Nếu không kiểm tra chặt chẽ về tính đầy đủ, chuẩn xác của
hồ sơ thì rất dễ dẫn đến có những sai lầm mà thực tiễn đã cho
chúng ta nhiều bài học đắt giá.
2. Kỹ năng nghiên cứu các thủ tục tố tụng của hồ sơ vụ án
Thủ tục tố tụng của hồ sơ vụ án trong giai đoạn này là các quyết
định, hành vi tố tụng của cơ quan và người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng. Quyết định tố tụng trong giai đoạn điều tra là quyết
định được ban hành theo quy định của Bộ luật TTHS của Cơ quan
điều tra do Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra ban hành,
của Viện kiểm sát do Viện trưởng, Phó Viện trưởng ban hành.
Hành vi tố tụng trong giai đoạn điều tra là hành vi được thực hiện
trong hoạt động tố tụng của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng, Điều tra
viên Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên
Viện kiểm sát. Các quyết định và hành vi những đó bao gồm:
a- Các quyết đinh tô/ tụng gồm: Bắt bị can để tạm giam, bắt
người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang
hoặc đang truy nã, tạm giữ, tạm giam, gia hạn tạm giữ, tạm giam,
cấm đi khỏi nơi cư trú, huỷ bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn,
khởi tố vụ án, khởi tôm can, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi
tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, uỷ thác điều tra, triệu tập bị can,
khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, tạm giữ đồ vật, kê biên tài sản,
trưng cầu giám định, tạm đình chỉ điều tra, truy nã bị can, kết
thúc điều tra, đề nghị truy tố, đình chỉ điều tra v.v.
b- Các hành vi tôi tụng đó gồm: Hỏi cung bị can, lấy lời khai
người làm chứng, đối chất, nhận dạng, khám nghiệm hiện trường,
khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm
điều tra, nhận dạng, v.v.
c- Các tài liệu về nhân thân bị can. Lý lịch bị can, hoàn cảnh
gia đình, tiền án, tiền sự, gia đình có công với cách mạng không?
Khi nghiên cứu các quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan,
người có thẩm quyền tiến hành tố tụng Kiểm sát viên chú ý kiểm
tra tính có căn cứ và hợp pháp của các quyết định và hành vi tố
tụng đó.
d- Kiểm tra tính hợp pháp. Tính hợp pháp của các quyết định,
hành vi tố tụng là nghiên cứu, xem xét các quyết định, hành vi tố
tụng ấy có được ban hành đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền và
thời hạn không? Người ra quyết định là ai, thời hạn đã đúng chưa?
người có nghĩa vụ thi hành đã được nhận quyết định đó và đã được
giải thích quyền và nghĩa vụ chưa? (Ví dụ, theo khoản 1 Điều 104
Bộ luật TTHS thì quyết định khởi tố vụ án do Thủ trưởng Cơ quan
điều tra ban hành. Phó thủ trưởng chỉ được ký quyết định khởi tố
vụ án khi có sự uỷ quyền của Thủ trưởng Cơ quan điều tra, nếu
không có uỷ quyền mà Phó Thủ trưởng ký quyết định khởi tố vụ án
là vi phạm tố tụng. Hoặc là theo khoản 4 Điều 126 Bộ luật TTHS
thì quyết định khởi tôm can phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê
chuẩn, nếu chưa được Viện kiểm sát phê chuẩn thì quyết định khởi
tố bị can đó chưa có hiệu lực). Kiểm tra thời hạn thực hiện các
quyết định và hành vi tố tụng như thế nào, có quyết định nào hết
hạn chưa, ví dụ, khi kiểm tra thời hạn tạm giam để điều tra Kiểm
sát viên phải căn cứ vào Điều 120 Bộ luật TTHS để xem xét việc
chấp hành thời hạn tạm giam để điều tra như vậy đã chung với
pháp luật chưa? khoản 1 Điều 120 Bộ luật TTHS quy định: "Thời
hạn tạm giam bị can để điều tra không quá hai tháng đối với tội
phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm
nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm
trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng". Nghĩa là phải kiểm tra
kỹ xem các quyết định, hành vi tố tụng đó có vi phạm gì không so
với quy định của pháp luật. Nếu vi phạm nào có thể khắc phục
ngay được thì yêu cầu Điều tra viên khắc phục. Ví dụ, biên bản hỏi
cung chưa có chữ ký xác nhận của Điều tra viên thì yêu cầu Điều
tra viên ký xác nhận. Nếu những vi phạm đó có ảnh hưởng đến việc
xác định sự thật vụ án thì nhất thiết phải trả hồ sơ để yêu cầu điều
tra bổ sung. Ví dụ, hồ sơ thiếu biên bản xác minh địa phương về
tuổi của nạn nhân... Kiểm sát viên cần ghi chép các vi phạm về tố
tụng để tổng hợp yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục.
đ- Kiểm tra tính có căn cứ của các quyết định và hành vi hành
chính. Về nội dung này Kiểm sát viên cần nghiên cứu xem các
quyết định và hành vi tố tụng đó đã bảo đảm đúng căn cứ ban
hành chưa? Việc viện dẫn điều luật để áp dụng khi ra các quyết
định và hành vi những ấy đã phù hợp với việc giải quyết vụ án hay
chưa? Ví dụ, khi Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ vụ án thì
Kiểm sát viên cần chú ý nghiên cứu xem căn cứ để ra quyết định
đình chỉ như vậy đã đúng chưa? Nếu bị can có hành vi cố ý gây
thương tích nhưng người bị hại rút yêu cầu khởi tố mà Cơ quan
điều tra căn cứ khoản 1 Điều 25 BLHS để đình chỉ là sai. Trong
trường hợp đó phải căn cứ khoản 2 Điều 105 Bộ luật TTHS để đình
chỉ. Nếu phát hiện việc vận dụng pháp luật sai thì Kiểm sát viên
yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục. Đặc biệt, Kiểm sát viên hết
sức chú ý nghiên cứu, xem xét các quyết định như: khởi tố bị can,
truy nã bị can, lệnh tạm giam, kết luận điều tra, kết luận giám
định (liên quan đến phần hành vi phạm tội của bị can), lệnh bắt...
đã được tống đạt cho bị can chưa? Thực tiễn đã có trường hợp tuy
cơ quan tiến hành tố tụng ban hành các quyết định (như nêu trên
đây) nhưng "quên" không tống đạt cho bị can. Đây là vi phạm
nghiêm trọng thủ tục tố tụng cần phải chấn chỉnh kịp thời.
Ví dụ, Quyết định khởi tố bị can và truy nã "bỏ quên'
gần 15 năm. Năm 1990, sau khi có đơn tố giác, Cơ quan
điều tra đã tiến hành lấy lời khai đối với Lê Thị Minh
Nguyệt (Giám đốc Xí nghiệp chế biến lâm sản thanh niên)
và Võ Minh Phụng kế: toán và ngày 04. 5. 1 992 khởi tố bị
can đối với Nguyệt về tội tham Ô và Phụng về tội thiếu
trách nhiệm. Cùng trong ngày, Cơ quan điều tra phát lệnh
truy nã trên toàn quốc đối với Nguyệt và Phụng. Nguyệt có
hành vi vay Ngân hàng 30 triệu đồng, sau đó Nguyệt còn
vay tiếp 65 triệu đồng. Phụng có hành vi không lập Sổ
sách chứng từ để Nguyệt chiếm đoạt số tiền trên. Sau gần
một năm khởi tố vụ án, Cơ quan điều tra mới khởi tố bị can,
nhưng không áp dụng biện pháp ngăn chặn mà chỉ có
Quyết định truy nã ký cùng ngày với Quyết định khởi tố vụ
án. Theo quy đinh tại Điều 161 Bộ luật TTHS thi Quyết
định truy nã chỉ được thực hiện khi bị can đã bỏ trốn hoặc
không biết bị can đang ở đâu. Thế nhưng trong vụ án này
bi can bị truy nã, nhưng vào các ngày 13.3. 1992,
15.6.1992, 14.7.1992, Cơ quan điều tra vẫn tiến hành lấy
lời khai các bị can. Như vậy, các bị can không hề bỏ trốn.
Như vậy, khi ra Quyết định khởi tố, Cơ quan điều tra không
tống đạt cho họ. Đến năm 2006 mới tiến hành thủ tục này,
còn Quyết định truy nã thì sau khi ban hành không ai biết,
từ chính quyền địa phương đến cơ quan chủ quản cũng
không ai biết. Sau đó, Nguyệt và Phụng vẫn được làm hộ
chiếu đi du lịch và được làm chứng minh thư nhân dân.
Năm 2006, Cơ quan điều tra mới tống đạt Quyết định
khởi tố bị can Nguyệt và Phụng và ngày 19.6.2007, hai bị
cáo này mới bị đưa ra xét xử. Vì những vi phạm nghiêm
trọng trên đây nên vụ án này bị Toà án trở lại để yêu cầu
điều tra bổ sung(1).
3. Kỹ năng nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ của hồ sơ vụ án
a- Kỹ năng nghiên cứu bản kết luận điều tra
Bản kết luận điều tra là văn bản xác nhận kết quả của quá
trình hoạt động điều tra vụ án, trong đó nêu rõ diễn biến của hành
vi phạm tội, các chứng cứ chứng minh tội phạm, nhân thân bị can
và quan điểm đề xuất xử lý vụ án của cơ quan điều tra. Trong bản
kết luận điều tra ghi rõ các biện pháp ngăn chặn, vật chứng đã thu
giữ, những yêu cầu bồi thường... Do vậy, Kiểm sát viên cần nghiên
cứu kỹ để nắm chắc nội dung bản kết luận điều tra: vụ án diễn ra
như thế nào, thời gian, địa điểm nơi xảy ra tội phạm, hành vi phạm
tội cụ thể của bị can, hậu quả, động cơ, mục đích phạm tội... họ tên,
tuổi, nhân thân, địa chỉ bị can, quan điểm xử lý vụ án của Cơ quan
(1) Báo pháp luật Việt Nam ngày 02.07.2007
điều tra như thế nào, những vấn đề nào đã được tách ra để điều tra
tiếp? Việc tách ra như vậy có đúng với các tình tiết của vụ án
không, thời hạn điều tra như thế nào, việc đình chỉ điều tra như
vậy đã đúng chưa?...Nắm được nội dung cơ bản vụ án và các tình
tiết của hành vi phạm tội thể hiện trong bản kết luận điều tra sẽ
giúp cho Kiểm sát viên có những cơ sở để đánh giá bước đầu về tính
có căn cứ, tính hợp pháp khi nghiên cứu các tài liệu tiếp theo.
Kiểm sát viên cần nghiên cứu kỹ các nội dung về đề nghị truy
tố, xem bản kết luận điều tra đã nêu rõ các chứng cứ để chứng
minh tội phạm chưa? Đã nêu rõ lý do và căn cứ đề nghị truy tố như
thế nào? Đây là những nội dung nói lên tính có căn cứ của bản kết
luận điều tra cần phải được nghiên cứu kỹ. Thực tiễn đã xảy ra
trường hợp tuy kết luận điều tra có đề nghị truy tố bị can nhưng
bản kết luận điều tra không nêu được lý do và các chứng cứ chứng
minh. Trong trường hợp như vậy, Kiểm sát viên yêu cầu Cơ quan
điều tra khắc phục .
Ví dụ, Vụ án Lê Bá Mai phạm tội giết người, hiếp dâm
ớ tỉnh B
Theo bản kết luận điều tra có nội dung:... Mai đòi giao
cấu nhưng út không đồng ý và dọa sẽ nói cho bố mẹ biết.
Mai đã dùng tay phải chặt mạnh vào gáy cháu út làm cháu
ngã xuống bất tỉnh. Sau đó Mai giao cấu với út. Giao cấu
xong, Mai cởi quần út, lật úp người út, ngồi lên lưng út
cầm ống quần luồn qua cổ út, cột hai ống quần với nhau
(thắt hai nút). .. Từ các nội dung này của bản kết luận điều
tra Kiểm sát viên cần chú ý khi nghiên cứu các tài liệu của
hổ sơ vụ án, đối chiếu với lời khai xem bị can trình bày về
hành vi này như thế nào? Bi can khai dùng tay chặt ra
sao? Nạn nhân chống cự và cách buộc thắt nút quần như
thế nào. Lời khai đó có phù hợp với nội dung bản kết luận
điều tra và có phù hợp với biên bản khám nghiệm hiện
trường, khám nghiệm tử thi hay không?(1)
Theo quy định tại khoản 1 Điều 163 Bộ luật TTHS thì bản kết
luận có nêu những ý kiến đề xuất giải quyết vụ án của cơ quan điều
(1) Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
tra làm cơ sở cho việc truy tố của Viện kiểm sát, tuy nhiên có
trường hợp, căn cứ bản kết luận điều tra, nhận thức giữa cơ quan
điều tra và Viện kiểm sát có sự không thống nhất về tính chất
nghiêm trọng của hành vi phạm tội. Bởi lẽ, căn cứ quy định của
pháp luật không bắt buộc cơ quan điều tra phải nêu rõ tội danh và
điều, khoản được áp dụng. Vì vậy, khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật
TTHS cần nghiên cứu, bổ sung khoản 1 Điều 163 Bộ luật TTHS
theo hướng: "phần kết luận của bản kết luận điều tra ghi rõ tội
danh và điều khoản của Bộ luật Hình sự được áp dụng".
b- Kỹ năng nghiên cứu biên bản hỏi cung bị can
Biên bản hỏi cung bị can là văn bản không những xác định kết
quả cụ thể của hoạt động điều tra mà còn là tài liệu, chứng cứ
nhằm làm rõ sự thật về hành vi phạm tội của bị can và đồng bọn.
Về lý thuyết, lời khai nhận tội của bị can có ý nghĩa quan trọng
không những đối với việc đánh giá các tình tiết của vụ án mà qua
đó cho ta thấy được thái độ khai báo của bị can về hành vi phạm
tội của mình như thế nào. Theo quy định tại Điều 131 Bộ luật
TTHS thì việc hỏi cung bị can do Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên
tiến hành. Do vậy, lời khai của bị can có chính xác hay không tuỳ
thuộc vào kỹ năng hỏi cung của Điều tra viên, Kiểm sát viên và ý
thức khai báo của bị can. Vì vậy, khi nghiên cứu lời khai của bị
can, Kiểm sát viên cần lưu ý các vấn đề sau đây:
Thứ nhất, nghiên cứu tính hợp pháp của biên bản hỏi cung bị
can. Biên bản hỏi cung bị can dù có giá trị chứng minh tốt như thế
nào nhưng nếu không được lập theo đúng các trình tự, thủ tục theo
quy định của pháp luật thì biên bản đó cũng không được coi là hợp
pháp. Theo BỘ luật TTHS, việc hỏi cung bị can được quy định hết
sức chặt chẽ như: thời gian, địa điểm hỏi cung, những điều nghiêm
cấm khi hỏi cung (Điều 131 Bộ luật TTHS). Biên bản hỏi cung bị
can phải được lập theo nội dung đã được quy định (Điều 132 Bộ
luật TTHS). Trên cơ sở các quy định của pháp luật, Kiểm sát viên
cần đối chiếu để xem xét, đánh giá biên bản hỏi cung ấy có phù hợp
với các quy định của pháp luật hay không. Nghiên cứu biên bản hỏi
cung bị can, Kiểm sát viên phải xem ai là người hỏi cung, đơn vị,
chức vụ; khi hỏi cung đã giải thích quyền và nghĩa vụ của bị can
theo quy định tại Điều 49 Bộ luật TTHS chưa; thời gian bắt đầu và
kết thúc việc hỏi cung, nếu hỏi vào ban đêm thì người hỏi cung có
ghi rõ lý do không; nếu biên bản có nhiều trang thì mỗi trang đã
có chữ ký của bị can chưa, nếu hỏi nhiều lần thì mỗi lần hỏi có ghi
rõ lần thứ mấy không? Các câu hỏi và trả lời đã được ghi đầy đủ
chưa, nếu cuộc hỏi cung có người bào chữa, phiên dịch hoặc người
đại diện dự thì người hỏi cung đã giải thích quyền, nghĩa vụ cho họ
như thế nào, cuối bản cung người hỏi cung, bị can và những người
tham gia hỏi cung đã ký vào biên bản như thế nào; trong trường
hợp người bào chữa hỏi bị can thì Kiểm sát viên cần kiểm tra xem
biên bản hỏi cung bị can đã ghi đầy đủ chưa? Thông thường cuối
bản cung có dòng chữ viết thêm với nội dung: bị can đã được nghe
người hỏi cung đọc biên bản cho nghe (hoặc tự đọc) do ai viết và
việc ký xác nhận như thế nào. Trong trường hợp bị can tự viết lời
khai thì cán bộ hỏi và bị can ký xác nhận ra sao? Thực tế đã có
nhiều trường hợp việc viết thêm không được ký xác nhận rõ ràng
nên phát sinh nhiều khiếu nại phức tạp. Trường hợp có băng ghi
âm cuộc hỏi cung thì người hỏi cung có thông báo cho bị can biết
không; những chỗ viết thêm, gạch xoá đã được người hỏi cung và
bị can ký xác nhận như thế nào. Nếu Kiểm sát viên hỏi cung thì
biên bản hỏi cung cũng được kiểm tra kỹ như trên. Thiếu sót
thường xảy ra hiện nay là trong nhiều trường hợp biên bản hỏi
cung có chỗ viết thêm hoặc bị tẩy xoá, nhưng không được người hỏi
cung và bị can ký xác nhận vào bên lề nơi viết thêm hoặc tẩy xoá
đó Đây là những vi phạm không những dẫn tới có nhận định, đánh
giá không thống nhất về sự thật của vụ án mà còn làm phát sinh
những khiếu kiện phức tạp. Trong trường hợp có vi phạm Kiểm sát
viên cần ghi chép đầy đủ vào bản nghiên cứu của mình.
Ví dụ, Vụ án Nguyễn Trường Đại cố ý gây thương tích
ở tỉnh H
Vụ án có nội dung: Ngày 15.02.2004, tại khu vực Cầu
Nẩy tỉnh H, do mâu thuẫn về đất đai nên đã xảy ra vụ ẩu
đả giữa hai nhóm người, một bên (người bị hại) là anh
Trọng, anh Minh, anh Thịnh...và bên kia là các bị can
Nguyễn Trường Đại, Nguyễn Văn Nhân Nguyễn Đức
Thuận. Trong cuộc ẩu đả này Đại, Nhân, Thuận đã dùng
gậy xẻng, cuốc, a xít phụt vao anh Dũng, anh Hùng và anh
Thuần. Giám định thương tích: Anh Dũng bị tạt a xít thương
tích 66, 8%; Anh Thuần thương tích 25%; Anh Hùng thương
tích 15,4%. Điều đáng lưu ý trong vụ án này là nhiều bản
cung, lời khai của người làm chứng bị tẩy xoá, nhưng trong
đó có nhiều chỗ xoá không có chữ ký hoặc điểm chỉ của
người khai theo quy định của pháp luật. Đây là một trong
những nguyên nhân dẫn đến vụ án phải bị huỷ để điều tra
lại từ đầu gây ra những khiếu kiện bức xúc(1).
Thứ hai, nghiên cứu về tính có căn cứ của biên bản hỏi cung bị
can. Khi nghiên cứu tính có căn cứ của biên bản hỏi cung bị can
Kiểm sát viên cần lưu ý các nội dung sau đây: Tình hình bị can
khai báo như thét nào, bị can nhận tội, bị can không nhận tội, bị
can nhận tội sau đó phản cung.
- Tình hình bị can khai báo như thét nào? Kiểm sát viên cần
tổng hợp xem trong hồ sơ vụ án có bao nhiêu bản cung của bị can,
trong đó có bao nhiêu bản cung bị can nhận tội, bao nhiêu bản cung
không nhận tội, thời gian nhận tội và không nhận tội diễn ra như
thế nào. Đây là những tài liệu quan trọng để đối chiếu với các lời
khai của các bị can, người làm chứng khác, qua đó có đánh giá, xem
xét quá trình điều tra vụ án diễn ra khách quan như thế nào. Ví
dụ, trước khi bắt giam thì bị can không nhận tội, sau khi vào trại
giam thì nhận tội, đến khi Kiểm sát viên hỏi cung bị can lại không
nhận tội và khai rằng trong nhà tạm giam bị can bị bức cung. Từ
những thông tin này Kiểm sát viên cần nghiên cứu kỹ các bản cung
để xem xét tính chính xác của bản cung và dự kiến sắp tới Kiểm
sát viên cần hỏi thêm nội dung gì để kết luận về tính có căn cứ của
các biên bản hỏi cung bị can.
-Trường hợp bị can nhận tội. Trong thực tiễn có nhiều trường
hợp bị can ngay từ đầu đã thành khẩn nhận tội, thậm chí tự thú
khai báo về hành vi phạm tội của mình trước đó. Tuy nhiên, Kiểm
sát viên cần kiểm tra xem việc nhận tội đó có nội dung như thế
nào? Các tình tiết đó đã được xác minh ra sao? Kết quả xác minh
có phù hợp với các chứng cứ khác chưa? Nếu các tình tiết của lời
khai nhận tội đó đã được xác minh và phù hợp với các chứng cứ
khác thì lời khai đó có cơ sở tin cậy. Đây là tài liệu, chứng cứ quan
trọng của hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên cần nghiên cứu, xem xét một
cách toàn diện trong mối quan hệ với các chứng cứ khác.
Ví dụ, Vụ án Nguyễn Đức Thuận giết bà Nguyễn Thị
Lan Ở thành phố H. Nguyễn Đức Thuận và Nguyễn Thị
Lan là hai anh em ruột. Do có mâu thuẫn từ trước về đất
đai thừa kế, sáng 1 1 . 10. 2005, tại bãi đất ven sông Hồng
thuộc phường Ngọc Thuỷ, bị can Thuận đã dùng gậy đánh
bà Nguyễn Thị Lan, sau đó dìm bà Lan xuống sông Hồng
dẫn đến bà Lan chết. Ngày 31.10.2005 bị can Thuận bị
bắt, tại bản khai đầu tiên bị can Thuận đã nhận tội giết bà
Nguyễn Thị Lan. Trong vụ án này, qua xác minh lời khai
nhận tội của bị can Thuận phù hợp với lời khai của những
người làm chứng khác. Lời khai của người làm chứng chị
Phạm Thị Hà là con bà Lan khai (bút lục số 65): Sáng
11. 10.2005, tôi và mẹ tôi đang làm đồng ngoài bãi thì bị
bác Thuận dùng gậy đuổi, đánh mẹ tôi. Lúc đó tôi cũng
cầm cuốc đánh bác Thuận, sau đó bác Thuận dìm mẹ tôi
xuống sông chết. Ngoài ra, lời khai của người làm chứng
ông Nguyễn Văn Hùng, ông Hùng khai tại bút lục số 76:
sáng 11. 10. 2005, tôi nghe tiếng kêu ngoài bãi, sau đó thấy
ông Thuận chạy từ ngoài sông về ướt hết áo, quần. Tôi hỏi
thì ông ấy bảo tao giết mẹ con nó rồi. Như vậy, lời khai
nhận tội giết bà Lan của bị can Thuận đã được xác minh
và qua xác minh thấy lời khai đó phù hợp với những người
làm chứng của chị Hà và ông Hùng. Lời khai nhận tội đó
là chứng cứ buộc tội bị can Thuận về tội giết người (1)
* Bị can chỉ nhận tội một phần, còn lại khai cho ngư khác.
Thực tiễn điều tra truy tố xét xử cho thấy, ngoài những lời khai
nhận tội thành khẩn, chính xác như trên cũng có nhiều trường hợp
bị can chỉ nhận tội một phần về mình, còn lại khai cho các bị can
khác. Lời khai loại này chiếm tương đối nhiều, nhất là đối với các
loại hành vi đồng phạm và các loại tội liên quan đến công tác quản
lý như tội cố ý làm trái Điều 164 BLHS, Tội thiếu trách nhiệm
Điều 285 BLHS, gây rối trật tự công cộng v.v.
* Bị can nhận tội nhưng sau đó phản cung. Thực tiễn bị can
nhận tội nhưng sau đó phản cung có nhiều nguyên nhân. Sau đây
chúng ta nghiên cứu từng trường hợp cụ thể.
- Trường hợp bị can nhận tội do mớm cung, nhục hình. Lời khai
loại này thường xảy ra đối với các vụ án không phải là phạm tội
quả tang mà là những vụ án được phát hiện do đấu tranh truy xét.
(1)Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
Điều đáng lưu ý hiện nay là có trường hợp bản cung có dấu hiệu
mớm cung và nhục hình nhưng khi nghiên cứu Kiểm sát viên
không phát hiện được và trong thực tế việc phát hiện rất khó khăn.
Vì vậy, đối với các câu hỏi và trả lời nào đi vào giải quyết trực diện
vấn đề' có tính chất gợi mở thì Kiểm sát viên phải chú ý đọc thật
kỹ mới phát hiện được có mớm cung hay không. Theo khoản 4 Điều
131 BỘ luật TTHS thì "Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên bức cung
hoặc dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm hình
sự theo quy định tại Điều 299 hoặc Điều 298 của Bộ luật Hình sụ '.
Do vậy, đòi hỏi Kiểm sát viên phải nghiên cứu rất kỹ, có thể đọc
nhiều lần mới phát hiện được những bất hợp ký của lời khai.
Ví dụ, Trong vụ án Lê Bá Mai phạm tội giết người, hiếp
dâm trên đây, bản cung ngày 16 . 1 1 . 2004 (bản cung đầu
tiên) Lê Bá Mai khai không nhận tội, nhưng sáng ngày
17.11.2004 Cơ quan điều tra tiến hành khám nghiệm nghi,
đến chiều cùng ngày không hiểu sao bị can Lê Bá Mai lại
khai nhận tội như sau: trưa ngày 12. 11.2004 bi can lấy xe
máy đèo cháu út vào vườn mít hiếp dâm và sợ lộ nên đã
giết chết cháu út. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu kỹ các bản
cung này thì thấy có những câu hỏi Điều tra viên đưa ra
mang tính chất mỏm cung rất rõ. Ví dụ, câu hỏi có nội
dung: "Bị can Mai chở thị út đi và thực hiện hành vi hiếp
dâm, giết người như thế nào? , hoặc câu hỏi .sau đây có
tính chất gợi mở cũng chứa đựng nội dung mớm cung: "Tại
sao khi hiếp dâm thị út xong thì bị can không đi về mà tiếp
tục thực hiện hành vi lấy quần giết chết thị út . Đây là
những lời khai mang tính mớm cung rất rõ nhưng Kiểm sát
viên không phát hiện được, dẫn đến khi bị can phản cung
thi Kiểm sát viên lúng túng và dẫn đến những sai lầm trong
việc đánh giá các tình tiết phạm tội của vụ án. Như vậy,
việc mớm cung đang xảy ra trong thực tế nhưng theo
khoản 4 Điều 131 Bộ luật TTHS thì nhà làm luật không đề
cập đến việc xử lý hành vi mớm cung. Vi vậy, chúng tôi đề
nghị sắp tới, khi sửa đổi bổ sung Bộ luật TTHS cần bổ
sung thêm cụm từ sau vào Điều 131: "Điều tra viên hoặc
Kiểm sát viên mà mớm cung, bức cung hoặc nhục hình đối
với bị can thì . . . "
- Trường hợp bị can nhận tội do có thư của bị can từ trong nhà
tạm giam gửi về cho gia đình hoặc lời nhận tội do người khác viết
hộ. Thực tiễn cho thấy, quá trình điều tra xuất hiện các tài liệu
như thư của bị can từ trại giam gửi về cho gia đình thông báo về
việc nhận tội với cơ quan điều tra hoặc bị can nhờ người cùng giam
viết hộ lời tự khai nhận tội. Đây là các tài liệu mà cơ quan điều tra
dùng để đấu tranh với bị can và trên cơ sở đó bị can đã nhận tội.
Tuy nhiên sau này bị can phản cung và cho rằng sỡ dĩ có tài liệu
đó là do bị ép buộc. Điển hình là vụ án giết người tại Vườn Điều,
Bình Thuận. Trong vụ án này có tình tiết: thư của bà Lâm gửi từ
nhà tạm giam cho người nhà về việc đã khai nhận hành vi giết
Nguyễn Thị Mỹ. Đây là căn cứ để cơ quan điều tra mở rộng vụ án.
Tuy nhiên, sau này bà Lâm lại cho rằng bức thư này do người khác
viết Hoặc trong vụ án Lê Văn Mạnh phạm tội giết người, hiếp
dâm, thư của Lê Văn Mạnh từ trại giam gửi về nhà thông báo việc
giết và hiếp dâm cháu Loan. Đây cũng là căn cứ để buộc tội bị can
nhưng sau này chính bị can Mạnh khai do một số người cùng
phòng giam bắt viết và vụ án từ đây bước sang giai đoạn phức tạp.
Bản khai của bị can Nguyễn Văn Phát (trong vụ án Nguyễn Văn
Phát ở Cần Thơ) từ nhà tạm giam thông báo việc có hành vi hiếp
dâm và giết chết chị Nguyễn Thị Huệ Phương, sau này bị can Phát
cũng phản đối bức thư này và cho rằng do các bạn trong nhà tạm
giam viết hộ.v.v. Đây là những tình tiết mà quá trình phát hiện vụ
án Điều tra viên đã lấy đó làm căn cứ để đấu tranh với bị can, phát
triển vụ án và là chứng cứ buộc tội bị can. Nhưng khi truy tố, xét
xử thì những chứng cứ này lại trở thành những vấn đề phức tạp do
bị can cho rằng các tài liệu đó đã bị làm sai lệch. Và từ đây việc
giải quyết vụ án trở nên phức tạp.
Ví dụ 1, Vụ án Nguyễn Văn Phát giết người, hiếp dâm
ở tỉnh C. Theo kết luận điều tra thì vào lúc 16h ngày
22. 9. 2003, người dân Ở ấp Phụng Thanh 2, phát hiện chị
Phạm Thị Huệ Phương nằm úp mặt dưới mương nước
trước nhà. Mọi người kẻo chị lên làm hô hấp nhân tạo
nhưng chị đã chết. Sau đó họ tắm rửa, mang chị vào nhà
thay quần áo thì phát hiện quanh cổ chị có vết hằn nghi
ngờ, họ đã báo công an. người làm chứng đầu tiên là cháu
Nguyễn Văn Lên, 11 tuổi, con của Phát khai với cơ quan
điều tra: hôm đó cháu có đi theo cha giăng lưới. Khi đến
cạnh chuồng heo nhà chị Phương thì Phát hái ổi, vào nhà
chị mượn dao, xin muối. Sau đó Phát bảo cháu về. Nghe
lời cha, cháu bỏ đi nhưng rồi lén quay lại, trèo lên cây trứng
cá trước nhà chị Phương nhìn trộm thì thấy cha minh đang
hiếp dâm, siết cổ nạn nhân. Sau đó cháu về kể với mẹ.
Tiếp đó, Phát bị bắt nhưng Phát không nhận tội và kêu
oan. Tám tháng sau khi xảy ra vụ án, Phát mới nhận tội
giết nạn nhân. Tuy nhiên, lời khai nhận tội (do phạm nhân
viết hộ) cũng mâu thuẫn với hiện trường vụ án. Phát khai
sau khi hiếp dâm xong thì mặc lại quần áo cho nạn nhân
không có đồ lót, nhưng những người tắm rửa cho nạn nhân
lại bảo có đầy đủ. Phát khai nhận có hành vi hiếp dâm chị
Phương nhưng giám đinh lại không thấy tinh trùng và
không có biểu bì của bị cáo trên móng tay nạn nhân. Điều
đặc biệt ở đây là lời nhận tội này, bị can Phát đã nhờ một
phạm nhân viết hộ từ nhả tạm giam vì Phát không biết chữ.
Tuy nhiên, sau một thời gian điều tra, không chỉ có Phát
mà cả con trai của Phát là cháu Lên đều phản cung và cho
rằng sở d có lời khai nhận tội trước đây là do bị công an
ép cung, nhục hình. Vừa qua Toà án đã tiến hành xét xử
và kết luận không có đủ căn cứ để buộc tội bị cáo và tuyên
bị cáo không phạm tội(1)
Ví dụ 2, Vụ án tại Vườn Điều tỉnh B
Theo bản kết luận điều tra thì vào khoảng 9h sáng
ngày 18.5. 1993, Nguyễn Thị Nhung khi giặt quần cho
chồng là Trần Văn Sáng thi phát hiện trong túi quần của
chồng mình có một lá thư ghi "Mỹ muốn gặp Sáng vào 1
giờ khuya đêm nay tại vườn điều nhà ông Hai Hoàngn
Sau khi phát hiện lá thư này, Nguyễn Thị Nhung tỏ ra rất
ghen tức, nên đã gặp và bàn với mẹ và các em về việc
tổ chức đánh ghen. Thực hiện ý định trên, vào nửa đêm
ngày 18 rạng sáng ngày 19 . 5. 1 993, Nguyễn Thị
Nhung cùng mẹ đẻ là Nguyễn Thị Lâm, và các em ruột là
Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Văn Tiền, Nguyễn Thị Tiến,
Nguyễn Thị Cẩm, em rể Huỳnh Văn Nén, các con Trần
Thanh An, Trần Thanh Vân đã dùng dao, gậy, kẻo đánh
chị Dương Thị Mỹ. Hậu quả chị Dương Thị Mỹ chết tại
(1) Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
vườn điều nhà ông Hai Hoàng.
Một tinh tiết đáng chú ý của vụ án này và có thể nói là
bước ngoặt của vụ án là quá trinh bị tạm giam, bị can
Nguyễn Thị Lâm đã viết một bức thư gửi cho con rể là Trần
Văn Sáng. Thư đề ngày 20.6.1999 có nội dung: chuyện
gia đinh má đã khai hết rồi, bây giờ má bàn với con hay là
mình đổ thừa cho một đứa chịu tội thôi để nó đứng ra nó
nhận, chứ không thì nó bắt hất cả gia đinh. Phần má, má
khai cung hết rồi, hôm 17 cán bộ xuống lấy cung má đổ
thừa cho thằng Sinh với thằng Nén cầm giao giết con Mỹ
rồi lấy vàng, má tóm tắt má mệt quá tuỳ tụi bây tính thôi.
Điều đáng lưu ý ở đây là: tại sao bị can Lâm không biết
chữ mà lại viết được thể Mặt khác, Sáng không có liên
quan gì đến việc chém chị Mỹ mà bà Lâm lại viết thư cho
Sáng? Đây là những băn khoăn của rất nhiều người khi
xuất hiện bức thư này. Sự băn khoăn này cuối cùng được
giải toả, sau đó không lâu bà Lâm phản đối lá thư này và
cho rằng việc đó là do phạm nhân cùng giam với bà cài
bẫy. Vụ án này sau đó phải đình chỉ điều tra vì không có
chứng cứ chứng minh. Ngày 06.11.2006 bốn công dân bị
kết tù oan trong vụ án "Vườn điều" là bà Nguyễn Thị Lâm
và ba con ruột gồm Nguyễn Thị Tiến, Nguyễn Văn Tiền,
Nguyễn Văn Châu đã đến Kho bạc Nhà nước tỉnh B nhận
hơn 935 triệu đồng. Đây là số tiền họ được bồi thường thiệt
hại tinh thần và mất thu nhập do bị kết án oan. Còn lại
năm người khác cũng đều là con, cháu của bà Lâm đã nộp
đơn tại Toà án huyện để khởi kiện Viện kiểm sát tỉnh B về
yêu cầu bồi thường bi bắt giam oan(1)
Như vậy, khi nghiên cứu lời khai của bị can thì dù lời khai đó
có nhận tội hay không nhận tội, Kiểm sát viên phải chú ý xem lời
khai đó có căn cứ hay không. Chỉ được coi là chứng cứ khi lời khai
đó phù hợp với các chứng cứ khác. Đặc biệt đối với các lời khai của
những bị can không biết chữ, hoặc lời khai của những người bị hạn
(1). Nguòn hồ sơ tại VKSNDTC
chế về thể chất, tinh thần mà nhờ người khác viết thì Kiểm sát
viên phải nghiên cứu thật kỹ lưỡng các tài liệu, chứng cứ liên quan
đến vụ án để xem việc nhận tội đó có phù hợp với sự thật của vụ
án không. Bản tự khai của bị can Nguyễn Văn Phát, bức thư của
bà Mỹ trong vụ án "Vườn điều', cũng như lời nhận tội của ông Mai
Than trong vụ án "hiếp dâm", thư nhận tội của bị can Lê Văn
Mạnh phạm tội giết người đều do người khác viết hộ hoặc do bị ép
buộc mà viết, dẫn đến việc đánh giá chứng cứ của các vụ án này có
những sai lầm nghiêm trọng.
- Trường hợp bị can khai nhận tội cho người khác. Loại này
thường xảy ra khi giữa các bị can cùng phạm tội, có mối quan hệ
thân thích hoặc có thể vì lợi ích nhất định. Trong trường hợp này bị
can đã vì động cơ nào đó mà khai nhận hành vi phạm tội hoàn toàn
thuộc về mình để loại trừ trách nhiệm hình sự của các bị can khác.
Loại lời khai này thường xảy ra đối với hành vi phạm tội về ma túy
(Điều 194 BLHS), vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ (Điều 202 BLHS), cố ý gây thương tích (Điều 104
BLHS), gây rối trật tự công cộng (Điều 245 BLHS), v.v. Đây là loại
lời khai rất khó phát hiện về tính chính xác của nó. Do vậy, Kiểm
sát viên phải nghiên cứu kỹ tài liệu trong hồ sơ vụ án, kết hợp với
các chứng cứ khác để xem xét vị trí, vai trò của bị can trong vụ án
như thế nào. Quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên phải
tự đặt các câu hỏi: tại sao bị can lại khai nhận trách nhiệm về
mình? Lời khai nhận đó đã được xác minh chưa? Tuy nhiên, cũng
xin nói thêm là loại lời khai này rất khó phát hiện, đặc biệt lời khai
không đúng sự thật đó lại do hành vi làm sai lệch hồ sơ của cán bộ
tiến hành tố tụng gây nên thì lại càng khó phát hiện hơn. '
Ví dụ, Vụ án Siêng Phèng và Siêng Nhông phạm tội
vận chuyển trái phép chất ma tuý
Ngày 18.01. 1995 lực lượng Công an kiểm tra phát hiện
xe ôm mang biển số 0054 (biển kiểm soát Lào) do Siêng
Nhông điều khiển trên đường Giảng Võ - Hà Nội. Cơ quan
điều tra đã tiến hành khám xét xe ôm phát hiện 15,05kg
hêrôin được giấu ở đầu xe, gầm ghế, hai cánh cửa xe, nắp
càng, bầu lọc khí, xăm mô. Trong quá trình điều tra, Siêng
Phèng nhận số herôin đó là của Siêng Phèng chở sang Hà
Nội giao cho Sớm Phon (người Lào) tại khách sạn La
Thành. Cơ quan điều tra không phát hiện được Sớm Phon.
Còn Siêng Nhông khai cháu người được Siêng Phèng thuê
lái xe với giá tiền công là 700. 000 kíp và khi nhận lái xe
không được Siêng Phèng nói gì về hàng hoá trong xe và
không biết ai cất giấu hàng trong xe từ bao giờ. Lời khai của
bi can Siêng Nhông phù hợp vời lời khai của Siêng Phèng.
Mặc dù Kiểm sát viên đã nhiều lần yêu cầu điều tra làm rõ
dấu hiệu đồng phạm của Siêng Nhông, nhưng cơ quan điều
tra không làm rõ được. Ngày 15.4. 1995 cơ quan điều tra đã
có kết luận đề nghi Viện kiểm sát tối cao truy tố Siêng
Phèng về tội vận chuyển trái phép các chất ma túy. Còn đối
với Siêng Nhông chỉ biết lái xe thuê cho Siêng Phèng,
không được Siêng Phèng nói gì về chớ hàng hêrôin. Xét
thấy chưa đủ căn cứ kết luận Siêng Nhông là đồng phạm
cùng Siêng Phênh vận chuyển trái phép 15,05 kg hêrôin đề
nghi tách ra để xử lý biện pháp khác. Và vụ án này đã được
truy tố xét xử, Toà án đã phạt tử hình Siêng Phèng.
Tuy nhiên, một tình tiết đặc biệt xảy ra làm thay đổi bản
chất vụ án đối với Siêng Nhông. Đó là khi thi hành án tử
hình, Siêng Phèng đã khai toàn bộ số hêrôin đó là của
Siêng Phèng và Siêng Nhông, và từ đó vụ án được phát
hiện về hành vi làm sai lệch hồ sơ như sau: Khi khám xét'
bắt giữ tại Giảng Võ, Siêng Phèng và Siêng Nhông đã có
hành vi đưa hội lộ cho các cán bộ tham gia khám xét, bắt
giữ của Siêng Phèng và Siêng Nhông. Hành vi đưa hối lộ
của Siêng Phèng và Siêng Nhông đã được các cán bộ điều
tra đã có làm báo cáo với cơ quan điều tra là trong quá trình
kiểm tra xe Ô tô, cả hai đối tượng Siêng Phèng và Siêng
Nhông đều nhận tội và quỳ lạy xin hối lộ để được tha (báo
cáo ngày 19.01. 1995, 20.01.1995, và báo cáo không ngày
01.1995 tại các bút tục số 317,318, 319, 320). Đây là tài
liệu chứng cử rất quan trọng nhưng Điều tra viên không lấy
lời khai của các cán bộ tham gia khám xét, trên cơ sớ đó
đấu tranh với Siêng Phèng và Siêng Nhông về hành vi
phạm tội mua bán ma túy và đưa hối lộ. Nghiêm trọng hơn
các tài liệu quan trọng này được bỏ ra ngoài hồ sơ vụ án và
viện dẫn những chứng cứ ngoại phạm của Siêng Nhông
vào bản kết luận điều tra. Toàn bộ hành vi làm sai lệch hồ
sơ vụ án được thực hiện trước khi có bản kết luận điều tra
vụ án nên hồ sơ đưa truy tố đã không phản ảnh đúng hành
vi phạm tội của Siêng Nhông, dẫn đến hậu quả nghiêm
trọng là bỏ lọt tội phạm Siêng Nhông. Đây là bài học cần
được nghiên cút/ rút kinh nghiệm trong thực tiễn công tác
thực hành quyền công tố(1).
Thực tiễn trong thời gian qua đã có một số trường hợp người có
hành vi phạm tội theo Điều 202 BLHS nhưng đã bố trí cho người
phụ xe để nhận tội, vào tù thay, còn người phạm tội ở ngoài hỗ trợ
tài chính cho gia đình người đi tù thay. Tuy nhiên, sau đó do không
thực hiện theo cam kết nên đã tố cáo và vụ án lại được giải quyết
theo thủ tục tái thẩm. Đây cũng là đặc điểm của loại tội này nên
Kiểm sát viên khi tham gia giải quyết các loại tội này cần chú ý nghiên cứu kỹ các tình tiết của vụ án để phát hiện những thủ đoạn nhận tội thay của bị can.
Ví dụ, Vụ án Nguyễn Văn Hùng phạm tội vi phạm quy định
về đấu khiển phương tiện giao thông đường bộ tại tỉnh V
Vào hồi 10h ngày 30. 01.2004, Đông là chủ xe đồng thời
là người điều khiển xe Ô tô biển số 53N-3849 chở khách từ
bến xe Bắc Bình Minh đi thành phố Hồ Chí Minh. Đến
đoạn đường thuộc tổ 16 ấp Thuận Tân B, xã Thuận Am
Đông cho xe chạy quá tốc độ, không làm chủ tốc độ nên
đã đâm vào xe máy gây tai nạn làm cho anh Trần Chí
Thanh chất tại chỗ. Vụ án được khởi tố điều tra và Đông
hoàn toàn nhận tội. Sau đó vụ án được xét xử sơ thẩm và
phúc thẩm, Toà án đã phạt Đông 12 tháng tù giam về tội
theo Điều 202 BLHS.
Tuy nhiên, một tình tiết mới phát sinh làm cho việc giải
quyết vụ án thêm phức tạp. Trong quá trình Đông đang thụ
hình thi người nhà bị cáo là Phan Thị Thuỷ có đơn tố cáo
lên Viện kiểm sát tối cao về việc Đông nhận tội thay cho
Nguyễn Văn Hùng. Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tiến
hành điều tra xác minh thi đúng như đơn của chị Thấy tố
cáo Sau khi gây tai nạn Hùng bỏ trốn về thành phố Hồ Chí
Minh. Sau đó Hùng và mẹ đẻ của mình là Nguyễn Thị Lan
đã cùng Đông dàn xếp cho Đông nhận tội ớ tù thay cho
Hùng. Đổi lại, gia đinh Hùng sẽ chịu mọi chi phí và đưa
(1) Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
gần 100 triệu đồng cho Đông đảo việc. Vụ án này sau đó
đã được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng
nghị tái thẩm ngày 14. 01.2005 và Toà án nhân dân tối cao
đã huỷ bản án trên đây để điều tra xét xử lại từ đầu(l).
Trên đây là những dạng lời khai không chính xác của bi can mà
quá trình nghiên cứu hồ sơ nếu không chú ý thì khó phát hiện. Chỉ
đến giai đoạn truy tố, xét xử, thậm chí đến khi thi hành án tử hình
thì bị can, bị cáo mới phản cung và xin khai lại sự thật. Nguyên
nhân của tình trạng trên đây có nhiều, nhưng nguyên nhân chủ
yếu là do những thủ đoạn tinh vi và nham hiểm của người phạm
tội cấu kết với nhau. Bên cạnh đó, cũng có một số nguyên nhân do
quá trình nghiên cứu hồ sơ, Kiểm sát viên chưa thật chú ý nghiên
cứu kỹ lời khai nhận tội của bị can, nội dung nhận tội đã được xác
minh chưa? Vì vậy, Kiểm sát viên cần phải nghiên cứu kỹ các biên
bản hỏi cung bị can, nếu lời khai nhận tội mà chưa được xác minh
thì nhất thiết phải yêu cầu xác minh cụ thể từng chi tiết của lời
khai để đánh giá lời khai nhận tội đó có đúng với thực tế khách
quan hay không. Thực tiễn truy tố xét xử cũng đã có nhiều trường
hợp bị can nhận tội, tuy các tình tiết của lời khai đó chưa được xác
minh nhưng Kiểm sát viên đã vội vàng đánh giá lời khai đó là
chính xác nên tại phiên toà bị cáo phản cung, Kiểm sát viên lúng
túng, bị động trong việc tranh luận với bị cáo và luật sư và nhiều
vụ án bị huỷ, bị tuyên không phạm tội...cũng xuất phát từ những
nguyên nhân này.
Ví dụ 1, Vụ án Mai Than phạm tội hiếp dâm ở tỉnh C
Theo bản kết luận điều tra (bút lục 109) của cơ quan điều
tra Công an tỉnh C thì. Ngày 30.01.2001, chị Đào Thị Cúc Ở
ấp Châu Thành, thị trấn Ô Mô, phát hiện con mình là Đào
Hải Ngân có thai. Cháu Ngân bị câm nhưng không điếc. Chị
Cúc hỏi cháu Ngân là ai đã giao cấu, cháu Ngân chỉ tay
sang nhà ông Mộc và ra hiệu chính ông Mộc là người đã
giao cấu với cháu hai lần. Tuy nhiên, quá trình điều tra
không có căn cứ khẳng định ông Mộc là người giao cấu với
cháu Ngân. Tiếp đó, cơ quan điều tra đã phát động tinh thần
tố giác tội phạm trong quần chúng nhân dân và ngay sau đó
nhận được đơn tố giác của ông Võ Văn Mai cùng ấp là việc
cháu Ngân có thai là do ông Mai Than giao cấu với cháu
(1). Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
Ngân. Thế rồi quá trình điều tra đã diễn ra và kết quả thật
bất ngờ, ông Mai Than khai nhận đã ba lần giao cấu với
cháu Ngân. Như vậy trong vụ án này, cháu Đào Hải Ngân
cho rằng ông Mộc là cha của bé Thư (con cháu Ngân), còn
theo ông Võ Văn Mai thì ông Mai Than cũng là cha của bé
Thư Tuy nhiên, nghiên cứu kỹ lời khai nhận tội của bi can
Mai Than về việc đã có giao cấu với cháu Hải Ngân nhưng
chỉ khai nhận rất chung chung, không cụ thể và lời khai đó
chưa được xác minh: giao cấu ở đâu và vào thời gian nào,
sự đồng tình hay phản đối của nạn nhân... Cho nên đến giai
đoạn xét xử thì một vấn đề bất ngờ là ông Mai Than đã khai
nhận một cách mộc mạc và đúng với sự thật là: ông Mai
Than không hề biết từ giao cấu là như thế nào, cán bộ hỏi
giao cấu thì ông Mai Than khai giao cấu, vi tôi cứ tưởng giao
cấu là sự gặp gỡ nhau. Biên bản ghi lời khai do cán bộ ghi
thế nào thì ông Mai Than được nghe cán bộ đọc cho nghe
như vậy, lời tự khai cũng do bạn tù ghi hộ. Khi tiến hành
giám định ADN thi ông Mai Than và ông Mộc không phải là
cha đứa trẻ. Cuối cùng vụ án cũng đi đến hồi kết, Toà án đã
tuyên ông Mai Than không phạm tội như cáo trạng của Viện
kiểm sát truy tố. Đây cũng là bài học về tính cẩn trọng khi
nghiên cút/ lời khai của bị can. Nếu Kiểm sát viên yêu cầu
xác minh các tình tiết của lời khai thì sẽ phát hiện những
mâu thuẫn của lời khai. Sau khi xác minh nếu phát hiện lời
khai có mâu thuẫn thì không coi lời khai đó là chứng cứ
được Bởi vì, nguyên tắc đánh giá lời khai nhận tội là: Lời
khai nhận tội chỉ trở thành chứng cứ khi nó phù hợp với các
chứng cứ, tài liệu khác (1).
Ví dụ 2, vụ án Lê Bá Mai trên đây, tại bản cung bút lục
số 89, 90 Mai khai. Thị út mặc áo thun ngắn tay màu xanh
đen, đầu đội nón màu đỏ, mặc quần lửng màu xám đã cũ.
Nhưng tại bút lục số 95 Mai lại khai. Thị út đầu đội nón rất
dơ, mặc áo thun màu đen ngắn tay, mặc quần lửng thun
màu trắng đục. Các lời khai trên đây của Lê Bá Mai không
những mâu thuẫn với nhau mà còn mâu thuẫn giữa lời khai
với biên bản khám nghiệm hiện trường. Biên bản khám
(1) Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
nghiệm hiện trường (bút lục số 1 8, 22) ghi. út mặc chiếc
quần thun ống dài. Hoặc là mâu thuẫn ngay chính lời khai
của bị can, nếu nghiên cứu kỹ sẽ thấy rất vô lý, không phù
hợp với thực tế. Tại lời khai ban đầu bị can khai. tôi dùng
tay chặt mạnh vào gáy cháu út làm cháu ngã ngửa đè lên
cây sắn. Vậy cây sắn cao 1, 5m thi khi cháu út ngã đè lên
như thế nào, tình tiết này không được hỏi kỹ. cây sắn có bị
gẫy không. Hoặc là, tôi nằm lên út để hiếp thì thấy hai
chân út đạp, hai tay buông xuôi, thô bình thường. Trước
cái chất mà hai tay cháu út không chống cự là điều vô lý,
hoặc lúc đó tại sao bị can lại biết nạn nhân thô binh
thường? Đây là những nội dung mâu thuẫn nhưng không
được đấu tranh làm rõ (1).
- Trường hợp bị can không nhận tội. Trong thực tế có nhiều
trường hợp bị can không nhận tội nhưng với các chứng cứ khác có
cơ sở kết tội bị can thì bác bỏ lời khai không chính xác đó. Vì vậy,
đối với các lời khai không nhận tội, Kiểm sát viên cần đọc kỹ các
tình tiết không nhận tội như thế nào, các tình tiết đó đã được xác
minh chưa? Kết quả xác minh lời khai không nhận tội đó đã bị
các chứng cứ khác bác bỏ như thế nào? Nếu có căn cứ bác bỏ lời
Ví dụ, Vụ án Phạm Văn Hợp có hành vi vận chuyển trái
phép chất ma tuý
Theo biên bản phạm pháp quả tang thì vào lúc 6h 45'
ngày 05. 5. 2005, tại khi 56, quốc lộ 6A thuộc địa phận xã
Lóng Luồng, Mộc Châu, Sơn La, tổ công tác Công an Sơn
ca tiến hành kiểm tra xe khách biển số 29U-9161 đang
chạy tuyến Sơn La - Hà Nội, phát hiện dưới chân Phạm
Văn Hợp (ngồi ghế 1 6, 1 7) có chiếc cặp số mà u đen, trong
đó có hai bánh hêrôin, với trọng lượng 701,31g và một gói
thuốc phiện 44, 32g, tương đương 0, 886g hêrôin. Như vậy,
tổng trọng lượng hêrôin thu được trong cặp là 702, 196g.
Các bản cung của Phạm Văn Hợp đều không thừa nhận
chiếc cặp của mình nhưng với lời khai của những người
làm chứng khác như lời khai của anh Lợi (lái xe), anh Toàn
(1) Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
(phụ xe), anh Hải (hành khách cùng ngồi ghế với Hợp) đi
trên xe đều khẳng định chiếc cặp đó là của Phạm Văn
Hợp. Với lời khai của những người làm chứng này có căn
cứ khẳng đinh số ma túy trong cặp là của Nguyễn Văn
Hợp và đây là cơ sớ bác bỏ lời khai không trung thực của
bị can Hợp(1j.
4. Kỹ năng nghiên cứu lời khai của người bị hại, nguyên đơn dân
sự bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
Theo quy định tại Điều 137 Bộ luật TTHS thì việc lấy lời khai
của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan do Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên tiến
hành và phải được lập biên bản theo đúng quy định của pháp luật.
người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan là người bị hành vi phạm tội tác động trực tiếp
và gây thiệt hại về thể chất, vật chất, tinh thần. Xét về địa vị pháp
lý tham gia tố tụng, quyền và lợi ích thì người bị hại, nguyên đơn
dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đều
thống nhất. Cho nên về cơ bản những người này có tâm lý hợp tác
và mong muốn các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra, kết
luận hành vi phạm tội. Vì vậy, nhìn chung họ có thái độ trung thực
trong việc khai báo. Khi nghiên cứu lời khai của những người này
Kiểm sát viên cũng cần kiểm tra tính có căn cứ và tính hợp pháp
của những lời khai đó.
Khi nghiên cứu lời khai của người bị hại, nguyên đơn dân sự,
bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Kiểm sát
viên cần chú y tính hợp pháp và tính có căn cứ của biên bản ghi
lời khai.
a- Về tính hợp pháp của biên bản ghi ly khai: Kiểm sát viên
cần nghiên cứu, kiểm tra xem người lấy lời khai đã giải thích
quyền và nghĩa vụ của họ chưa, mối quan hệ giữa họ với bị can ra
sao, liên quan với các tình tiết của vụ án như thế nào. Trong
trường hợp lời khai của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn
dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chưa đến 16 tuổi thì
cơ quan điều tra đã mời cha, mẹ, người đại diện hợp pháp hoặc
thầy giáo, cô giáo dự buổi hỏi cung theo đúng quy định tại khoản
5 Điều 1 10 Bộ luật TTHS chưa? Các lời khai của những người này
đã được người lấy lời khai đọc và cùng ký tên trong các biên bản
(1). Nguồn hồ sơ vụ án tại VKSNDTC
ghi lời khai như thế nào? Thực tiễn đã có trường hợp khi lấy lời
khai người bị hại chưa thành niên nhưng không tuân theo đúng
các quy định của pháp luật.
Ví dụ: Vụ án Nguyễn Văn Phát hiếp dâm và giết người ở tỉnh C.
đã được đề cập ở phần trước, người làm chứng
đầu tiên là cháu Nguyễn Văn Lên 1 1 tuổi con của Phát
khai với Cơ quan điều tra về hành vi phạm tội của cha
mình là Nguyễn Văn Phát Tuy nhiên, sau đó cháu trai 11
tuổi này đã phản cung vì cho rằng việc khai như vậy là do
bị ép cung. Việc người làm chứng 11 tuổi thay đổi lời khai
xét về hình thức có thể khẳng định lời khai nhận tội trước
đây không hợp pháp vì khi Cơ quan điều tra tiến hành lấy
lời khai của cháu không có sự tham gia của mẹ hoặc cô
giáo. Việc Cơ quan điều tra tiến hành lấy lời khai của cháu
trai 1 1 tuổi này mà không có người giám hộ là vi phạm
pháp luật, do vậy lời khai này về mặt hình thức không có
giá trị pháp lý. Vì vậy, dù lời khai đó có nội dung như thế
nào đi chăng nữa thì đây là những tình tiết khẳng định việc
giải quyết vụ án không khách quan, và đây cũng là nguyên
nhân dẫn đến Toà án tuyên bi cáo không phạm tội(1)
b- Nghiên cứu về tính có căn cứ của lời khai: Khi nghiên cứu lời
khai của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có
quyền lợi nghĩa vụ liên quan Kiểm sát viên chú ý xem họ khai về
diễn biến của hành vi phạm tội như thế nào, nhất là về hành vi
phạm tội của bị can ra sao; đối chiếu với lời khai của bị can và
những người làm chứng khác để xem có tình tiết nào phù hợp, tình
tiết nào mâu thuẫn, những mâu thuẫn đó đã được xác minh và đối
chất chưa. Những tình tiết của vụ án phù hợp hoặc không phù hợp
giữa các lời khai, Kiểm sát viên cần ghi chép kỹ vào bản nghiên
cứu để tổng hợp đánh giá. Kiểm sát viên cần chú ý kiểm tra kỹ
những quan điểm của họ về giải quyết bồi thường thiệt hại ra sao
để xem xét việc bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho
(1). Nguồn báo pháp luật thành phố Hồ Chí Minh ngày 25.9.2006
người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan. Thực tiễn cho thấy Kiểm sát viên khi nghiên
cứu lời khai của những người này chưa chú ý kiểm tra về nội dung
yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra ngoài hợp
đồng như thế nào: các đương sự thoả thuận việc bồi thường ra sao,
nếu không thoả thuận được thì bồi thường như thế nào, việc giảm
mức bồi thường có được thực hiện không, thiệt hại do tính mạng,
sức khoẻ bị xâm phạm, cấp dưỡng như thế nào? v.v. Nhìn chung,
trong thời gian qua khi giải quyết các vụ án hình sự, Kiểm sát viên
chỉ chú ý nghiên cứu về các căn cứ, tình tiết liên quan đến trách
nhiệm hình sự, còn về các nội dung liên quan đến trách nhiệm dân
sự thì ít chú ý, dẫn đến việc giải quyết vụ án không triệt để, làm
phát sinh các khiếu kiện kéo dài.
Ví dụ, Vụ án Vương Xuân Nam phạm tội giết người Ở
thành phố H
Ngày 28.6.2005, do mâu thuẫn giữa Vương Xuân Nam
và Hoa Xuân Thuỷ trong nhà hàng nên xảy ra cãi cọ, xô
xát nhau. Với bản chất côn đồ, Nam đã rút dao đuổi đâm
anh Thuỷ. Anh Vương Đình Ngữ là chủ quán đã ra can
ngăn thì bị Nam đâm chết. Sau đó vụ án được kết thúc
điều tra và truy tố xét xử và Toà án đã áp dụng điểm n
khoản 1 Điều 93, điểm bộ khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình
sự phạt Vương Xuân Nam tù chung thân về tội giết người.
Về hình sự thì bản án đã có hiệu lực.
Về dân sự, gia đình anh Ngữ yêu cầu bồi thường 113
triệu đồng, ông Vương Xuân Luyến, bố đẻ Nam đã bồi
thường cho gia đinh nạn nhân 1 5, 7 triệu đồng. Do vậy, bản
án đã buộc Nam bồi thường cho chị Mai vợ anh Ngữ 15
triệu đồng và chịu trách nhiệm cấp dưỡng cho cháu Đạt
con anh Ngữ 360 000 đồng/tháng cho đến khi đủ 1 8 tuổi.
Sau khi Toà án quyết định về bồi thường trên đây, gia đình
nạn nhân tiếp tục khiếu nại về phần dân sự của vụ án này.
Thiếu sót của vụ án này về dân sinh phần bồi thường thiệt
hại đã được người bị hại nêu rõ nhưng Kiểm sát viên
nghiên cứu không kỹ, nên không phát hiện được những vi
phạm của bản án khi quyết định bồi thường. Bởi vì, anh
Ngữ chất còn có hai con nhỏ là Vương Thị Cúc sinh năm
1998 (khi vụ án xảy ra mới 7 tuổi) và Vương Tấn Đạt sinh
năm 2005 (khi vụ án xảy ra mới 1 tuổi) nhưng Toà án chỉ
buộc bị cáo Nam cấp dưỡng cho một mình cháu Đạt là để
sót đối tượng được cấp dưỡng. Mặt khác, bản án cũng
không xác định rõ thời điểm bắt đầu cấp dưỡng là vào thời
gian nào: Đây là các nội dung đã được Nghị quyết số
03/2006/NQ-HĐTP quy định rất chặt chẽ. Do có vi phạm
nghiêm trọng như đã nêu trên, vụ án này đã được Viện
trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị giám
đốc theo hướng huỷ phần dân sự để xét xử sơ thẩm lại (1)
Như trên đã trình bày, nhìn chung lời khai của người bị hại,
nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan thường là chính xác, trung thực, mong muốn hợp tác với cơ
quan chức năng để giải quyết vụ án nhanh chóng, chính xác. Tuy
nhiên, thực tiễn truy tố cho thấy cũng có trường hợp người bị hại,
nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến vụ án khai báo không chính xác nên cũng gặp nhiều khó
khăn không những trong công tác điều tra, chứng minh hành vi
phạm tội mà còn gặp không ít khó khăn khi truy tố, xét xử. Thậm
chí có người đã làm giả hiện trường dựng lên một vụ án giả mà
mình là người bị hại. Đây là hành vi không nhiều nhưng về kỹ năng
nghiên cứu hồ sơ vụ án đòi hỏi Kiểm sát viên cũng hết sức chú ý.
Ví dụ, Ngày 11.4.2007, Chu Thành Xuân đã đến Cơ
quan điều tra trình báo bị hai đối tượng đi xe máy cùng
chiều dùng súng ngắn khống chế trước cửa nhà số 26 phố
Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội và cướp đi một túi
xách trong đó có 1 tỷ đồng. Trên cơ sở phân tích hiện
trường vụ án và các tài liệu thu thập được, cơ quan điều tra
xác đinh truân đã dựng lên vụ cướp để chiếm đoạt 1 tỷ
đồng. Sau khi đấu tranh Xuân đã nhận tội: Ngày
11.4.2007, Xuân được chủ cửa hàng vàng Kim Linh giao
mang 200,000USD đi đổi sang tiền Việt Nam. Sau khi
nhận được 3,2 tỷ đồng, Xuân cho vào hai túi, một túi đựng
2, 2 tỷ đồng, một túi đựng 1 tỷ đồng. Xuân đến gửi Lê Văn
Tiến tại 20 phố Hàng Mắm cầm hộ một túi đựng 1 tỷ đồng.
Sau đó Xuân đến phố Hàng Bài điện thoại cho ông chủ
báo là bị cướp. Trên cơ sớ đó, cơ quan điều tra đã khởi tố
(1). Nguồn hồ sơ vụ án tại VKSNDTC
Xuân về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo
điều 140 BLHS (1)
Trên đây là trường hợp chỉ có một người, "người bị hại" khai
nhận về sự việc phạm tội, có trường hợp nhiều người cùng thực hiện
việc phạm tội trên đây thì vấn đề lại phức tạp hơn. Vì vậy, Kiểm sát
viên phải đọc kỹ để phát hiện lời khai giả tạo như thế nào.
Ví dụ, Vụ án dàn cảnh cướp 3 tỷ đồng ở thành phố H
Nguyễn Đặng Trung Nghĩa là lái xe Ô tô cho Công ty
trách nhiệm hữu hạn Giáo dục quốc tế Việt - úc thường
xuyên được phân công chở nhân viên kế toán đi giao nhận
tiền tại ngân hàng. Biết được công việc của Nghĩa, Đặng
Hồng Thu (mẹ Nghĩa) đã bàn với Nghĩa và Danh Hữu
Hùng (thợ sửa xe), Ngô Thị Hường (vợ của Hùng - thợ làm
móng tay) dàn cảnh cướp tiền. Sáng 02. 10.2006, Nghĩa
điện thoại báo cho Thu biết sẽ chớ Lê Thị Hồng Trang
(nhân viên của trường) đi giao tiền trên chiếc xe biển số
52T - 1684 màu cam. Thu tiền đến nhà vợ chồng Hùng
thông báo, phân công nhau thực hiện kế hoạch. Khi xe
của Nghĩa đến giao lộ Bà Huyện Thanh Quan - Ngô Thời
Nhiệm thì Hùng điều khiển xe gắn máy tông mạnh vào xe
Ô tô của Nghĩa tạo sự cố. Lúc đó Nghĩa dừng xe mở cửa
bước xuống vờ kiểm tra thì Hường nhanh chóng điều khiển
xe máy đi còn Thu và Hùng lao lên xe dùng ống chích có
chứa thuốc đỏ giả vờ là máu của người nhiễm HIV khống
chế chị Trang. Chúng dùng dây dù trói chân tay, dùng
băng keo dán miệng, trùm đầu chị Trang bằng túi vải và
đẩy chị Trang về băng ghế sau. Tiếp đó, Thu và Hùng giả
vờ khống chế Nghĩa chạy xe đến khu đất trống thuộc
phường Thảo Điền, Quận 2 rồi trói chân tay Nghĩa, dán
miệng bằng băng keo để dựng hiện trường giả tránh bị
nghi ngờ. Sau khi lấy được 3 tỷ đòng và một điện thoại di
động của chị Trang, Thu và Hùng thuê xe ôm tẩu thoát.
Tuy nhiên, với các lời khai của Nghĩa các cơ quan chức
năng đã đấu tranh và vụ án được phát hiện, kế hoạch dàn
cảnh cướp tiền của bọn chúng bị lật tẩy. Ngày 21.6.2007
Toà án thành phố HỒ Chí Minh đã phạt Thu 20 năm, Nghĩa
và Hùng mỗi bị cáo 18 năm tù, Hương 12 năm tù về tội
(1). Nguồn hồ sơ vụ án tại VKSNDTC
cướp tài sản(1).
5. Kỹ năng nghiên cứu lời khai của người làm chứng
Theo quy định tại Điều 55 Bộ luật TTHS thì người làm chứng
là người biết được những tình tiết liên quan đến vụ án (có thể trực
tiếp hay gián tiếp). Vì người làm chứng không liên quan trực tiếp
đến hành vi phạm tội nên nhìn chung người làm chứng khai báo
khách quan, trung thực góp phần vào việc phát hiện người phạm
tội Tuy nhiên, trong các trường hợp vụ án xảy ra đã lâu hoặc do
năng lực nhận thức của từng người khác nhau nên nội dung việc
khai báo của họ cũng khác nhau. Theo quy định tại Điều 135 Bộ
luật TTHS thì Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên tiến hành lấy lời
khai của người làm chứng và phải lập biên bản theo quy định của
pháp luật. Vì vậy, khi nghiên cứu lời khai của người làm chứng
Kiểm sát viên cần chú ý đến các nội dung sau đây:
a- Kiểm sát viên cần kiểm tra tính hợp pháp của các biên bản
ghi ly khai người làm chứng. Khi nghiên cứu lời khai người làm
chứng Kiểm sát viên cần kiểm tra xem thời gian, địa điểm ghi lời
khai, mỗi người làm chứng có bao nhiêu lời khai, khi lấy lời khai
Điều tra viên đã giải thích quyền và nghĩa vụ của người làm chứng
chưa, nhất là trách nhiệm của họ về việc từ chối, trốn tránh khai
báo hoặc cố tình khai báo gian dối. Biên bản ghi lời khai đã phản
ảnh đầy đủ các thông tin về mối quan hệ giữa người làm chứng với
bị can, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chưa? Nếu người làm chứng chưa đủ
16 tuổi thì kiểm tra xem khi hỏi cung đã có mặt tham dự của cha,
mẹ, thầy, cô giáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ chưa?
Những người này đã ký vào biên bản cùng với người làm chứng và
người ghi lời khai như thế nào? Nếu có những điểm nào mà người
làm chứng hoặc người tham gia yêu cầu sửa chữa thì người ghi lời
khai đã ghi bổ sung chưa?
b- Về nội dung chứng cứ lời khai của người làm chứng: Khi
nghiên cứu biên bản ghi lời khai người làm chứng,' Kiểm sát viên
cần kiểm tra xem người hỏi đặt câu hỏi như thế nào và người làm
chứng đã trình bày ra sao? Nội dung trình bày của người làm
chứng là do họ biết được các tình tiết của vụ án hay là họ nghe
(1). Nguồn báo thanh niên ngày 22.6.2007
người khác kể lại. Bởi vì, lời khai của người làm chứng chỉ trở
thành chứng cứ khi họ thật sự biết được việc đó, còn họ khai do
người khác kể lại hoặc nghe theo dư luận chung chung thì không
thể coi đó là chứng cứ. Đây là điểm hết sức lưu ý đối với các Kiểm
sát viên khi nghiên cứu lời khai người làm chứng. Lời khai của
người làm chứng có khách quan hay không một phần cũng phụ
thuộc vào mối quan hệ giữa người làm chứng với bị can, người bị
hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ
liên quan. Nếu người làm chứng bị sức ép về tâm lý do quan hệ họ
hàng, gia đình, sợ bị liên luỵ hoặc do bị đe doạ từ phía những người
thực hiện tội phạm nên rất có thể người làm chứng khai báo không
chính xác. Do vậy, khi nghiên cứu lời khai của người làm chứng
Kiểm sát viên phải hết sức thận trọng, khách quan. Ví dụ, có hai
nhóm thanh niên đánh nhau dẫn đến gây thương tích. Một sô
người làm chứng của bên người bị hại chắc chắn sẽ có xu hướng
khai báo có lợi cho bên người bị hại, nhóm ngư làm chứng của bị
can sẽ có xu hướng khai báo có lợi cho bị can. Đây là tâm lý khi
khai báo của người làm chứng trước cơ quan thi hành pháp luật.
Vì vậy về những tình tiết của vụ án mà người làm chứng đã trình
bày Kiểm sát viên phải đối chiếu với các chứng cứ khác xem có phù
hợp hoặc mâu thuẫn với chính lời khai của mình và với các tài liệu
đã có như: lời khai của bị can, người bị hại, người làm chứng, bị đơn
dân sự, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên
quan.v.v. Những nội dung nào phù hợp hoặc mâu thuẫn trong lời
khai của người làm chứng so với các tình tiết khác của vụ án thì
Kiểm sát viên cần ghi cụ thể, rõ ràng để phân tích đánh giá một
cách tổng hợp, khách quan. Tuy nhiên, trong thực tiễn đã có nhiều
trường hợp do mâu thuẫn trong lời khai người làm chứng nên việc
giải quyết vụ án cũng rất phức tạp.
Ví dụ, Vụ án Nguyễn Trường Đại phạm tội cố ý gây
thương tích xảy ra tại tỉnh H
Trong vụ án này có hai loại người làm chứng của hai
nhóm người (người bị hại và bị can) có những lời khai khác
nhau. Nguyễn Văn Thuần khai bị Đương ôm và bị Dũng
chém vào đầu. Lời khai của Thuần phù hợp với lời khai của
những người làm chứng ớ phía nhà Thuần như lời khai của
chị Đức chị Nụ và phù hợp với vết thương trên đầu của
Thuần. Tuy nhiên, lời khai của Đương, Dũng, người nhà
của Dũng và người làm chứng là chị Xuân lại cho rằng anh
Thuần bị ngã, đầu va vào đá chảy máu. Trong trường hợp
này, lời khai của người làm chứng hai phía có nội dung đối
lập nhau thì Kiểm sát viên phải nghiên cứu, đối chiếu với
các chứng cứ khác (như tình trạng vết thương ở đầu Thuần
có đặc điểm sắc gọn hay nham nhở) để đánh giá kết luận
vết thương đó do dao gây ra hay do đập đầu vào đá, trên
cơ sở đó mà công nhận lời khai nào là chính xác, lời khai
nào không đúng sự thật để bác bỏ (1)
Tuy nhiên, trong thực tiễn cũng có trường hợp phạm tội gây rối
có đông người tham gia, thời gian xảy ra đã lâu, thời điểm xảy ra
vào ban đêm nên có nhiều tình tiết mâu thuẫn. Lẽ ra trong các
trường hợp này cần phải giải quyết lại từ đầu nhưng nếu tiến hành
như vậy sẽ không khả thi. Vì vậy, đối với các trường hợp này Kiểm
sát viên phải nghiên cứu kỹ các lời khai của người làm chứng để
phát hiện nội dung nào chưa xác minh, nội dung nào có mâu thuẫn
thì phải xác minh ngay. Nếu không chú ý thì sau này sẽ có khiếu
kiện phức tạp.
Ví dụ, Vụ án Nguyễn Lê Kiên phạm tội gây rối trật tư
công cộng ở Bạc Liêu
Bị cáo Kiên khai khi lao vào đánh Công có la rất to,
người làm chứng Thường và Mừng đều nghe thấy nhưng bị
cáo sử lại khai là không nghe thấy. Thế nhưng công tác
điều tra không xác minh rõ lúc đó bị can Sử đứng ở đâu và
cách Kiên bao nhiêu mét? người làm chứng Linh thì khai
khi gặp Công, Kiên xin 100.000 đồng nhưng Công không
cho thì xảy ra xô xát, nhưng Kiên lại khai khi gặp nhau
Kiên cầm tay Linh kẻo đi uống rượu, Công không đồng ý
cho Linh đi với Kiên nên xảy ra xô xát. Vậy lời khai nào là
chính xác thi không được xác minh làm rõ. Nói chung vụ
án này còn có nhiều thiếu sót về thu thập chứng cứđểxác
định các lời khai của người làm chứng nhưng chưa được
điều tra triệt để. V những thiếu sót trên đây nên vụ án có
những khiếu nại phức tạp. V còn nhiều mâu thuẫn và để
cho việc giải quyết vụ án được khách quan, chính xác,
(1). Nguồn hồ sơ vụ án tại VKSNDTC
ngày 22. 6. 2007 Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối
cao để kháng nghị giám đốc thẩm Bản án hình sự phúc
thẩm số 1131/2006/HSST ngày 08.8.2006 của Toà phúc
thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh
và đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
xét xử Giám đốc thẩm tuyên huỷ bản án hình sự phúc
thẩm lại theo hường xử phạt bị cáo Nguyễn Lê Kiên về "tội
giết người(1).
6. Kỹ năng nghiên cứu biên bản đối chất
Sau khi nghiên cứu biên bản hỏi cung bị can, biên bản ghi lời
khai người bị hại, bị đơn dân sự, nguyên đơn dân sự, người có
quyền lợi nghĩa vụ liên quan, biên bản ghi lời khai người làm
chứng, Kiểm sát viên cần nghiên cứu biên bản đối chất. Theo quy
định tại Điều 138 của Bộ luật TTHS, khi có sự mâu thuẫn trong lời
khai giữa hai hay nhiều người thì Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên
tiến hành đối chất. Khi tiến hành đối chất phải được lập biên bản.
Do vậy, khi nghiên cứu biên bản đối chất Kiểm sát viên cần chú ý
các nội dung sau đây:
a- Kiểm tra tính hợp pháp của việc đối chất: Nghiên cứu biên
bản đối chất, Kiểm sát viên phải kiểm tra những người được đối
chất đó là ai (bị can, người bị hại, người làm chứng...), trước khi
tiến hành đối chất Điều tra viên đã giải thích cho họ biết về trách
nhiệm từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố tình khai báo gian dối
chưa? Điều tra viên đã hỏi họ về mối quan hệ giữa những người
tham gia đối chất với nhau như thế nào chưa? Điều tra viên đã đọc
lại biên bản đối chất cho những người có mặt nghe chưa? Việc ký
vào biên bản như thế nào, có ai sửa chữa, ghi thêm nội dung nào
vào biên bản không?
b- Về nội dung tính có căn cứ của biên bản đối chất: Kiểm sát
viên cần chú ý kiểm tra các câu hỏi và trả lời của biên bản đối chất
xem nội dung đã giải quyết các mâu thuẫn chưa? Những người
tham gia đối chất đã trả lời về những tình tiết cần làm sáng tỏ như
thế nào, họ đã trình bày và giải thích về những mâu thuẫn giữa lời
khai của họ với lời khai của những người khác, giữa lời khai hiện
nay và trước đây như thế nào? Qua trả lời của những người tham
gia đối chất thì đã giải quyết được mâu thuẫn chưa, nội dung nào
(1). Nguồn hồ sơ tại VKSNTDC
chưa được giải quyết? Những nội dung nào đã được giải quyết hoặc
chưa được giải quyết, Kiểm sát viên cần ghi chép đầy đủ vào bản
nghiên cứu của mình để giải quyết tiếp.
Trong thực tiễn công tác truy tố, xét xử, có nhiều vụ án Kiểm
sát viên đã tiến hành đối chất tốt góp phần giải quyết vụ án chính
xác kịp thời, nhưng cũng có nhiều trường hợp Điều tra viên, Kiểm
sát viên chưa làm hết trách nhiệm của mình trong việc tiến hành
đối chất để giải quyết các mâu thuẫn, dẫn tới có nhiều vụ án việc
giải quyết bị kéo dài và không chính xác.
Ví dụ 1, Vụ án Đỗ Đức Đạo phạm tội hiếp dâm tại tỉnh R
Đây là vụ án hiếp dâm nhưng lời khai của những người
làm chứng có nhiều mâu thuẫn với nhau nên dẫn đến việc
nhận định, đánh giá các tình tiết của vụ án có sự khác
nhau. Người làm chứng Trần Thị Thiệt (người làm việc tại
nhà trọ Trúc Quỳnh) khai: "Lúc đến gần phòng trọ, nghe
người bị hại P khóc thút thít', nhưng có lúc Thiệt lại khai chỉ
nghe "cười khúc khích . Còn người làm chứng Nguyễn Thị
út Mai khai "khi đến phòng trọ có nghe P nói. chị ơi cứu
em với , nhưng có lúc Mai lại khai úp nói: chị ơi, chị ơi như
đang đùa giỡn . Đây là những mâu thuẫn nhưng quá trinh
điều tra, truy tố không được tiến hành đối chất làm rõ, vi
vậy tại phiên toà sơ thẩm ngày 04.5.2007 những mâu
thuẫn trên không được làm rõ nên phải trả lại hồ sơ để yêu
cầu điều tra bổ sung(1).
Ví dụ 2, Vụ án Nguyễn Lê Kiên trên đây, những người
làm chứng Mừng, Thường, Thơ, khai khi ra khỏi quán chị
Hiền thì những thanh niên này đi thành hai nhóm: Nhóm đi
trước gồm Thường, Mừng, Thơ, nhóm đi sau gồm bị cáo
Sử Kiên và người làm chứng Tuấn. Nhưng người làm
chứng Linh lại khai các thanh niên này đi thành một nhóm.
Đây là những mâu thuẫn nhưng không tiến hành đối chất
giữa Linh với những người làm chứng khác. Hoặc là, Sử
khai thấy Công đánh Kiên thì lao vào dùng dao đâm Công
3 đến 4 nhát. Nhưng Thường, Linh, Mừng lại khai Kiên là
người đánh Công. đây là những mâu thuẫn nhưng không
được đối chất giữa Sử với những người làm chứng khác để
xác định lại sự thật khách quan của vụ án(2j.
(1) Nguồn báo pháp luật Việt Nam ngày 22.5.2007.
(2) Nguồn hồ sơ vụ án tại VKSNDTC.
7. Kỹ năng nghiên cứu biên bản khám nghiệm hiện trường,
khám nghiệm tử thi
Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi là hoạt động
điều tra được tiến hành khi vụ án có hiện trường và có tử thi nhằm
nghiên cứu, ghi nhận, mô tả hiện trường, phát hiện, thu lượm,
đánh giá các dấu vết, tin tức, đồ vật, tài liệu có liên quan tại hiện
trường để phục vụ cho công tác điều tra, phát hiện tội phạm. Theo
quy định tại Điều 150 và Điều 151 Bộ luật TTHS thì mọi trường
hợp khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi đều có Kiểm
sát viên tham gia. Vì vậy, nếu Kiểm sát viên đã tham gia khám
nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và nay được cử tham gia
giữ quyền công tố tại phiên toà thì đây là một thuận lợi, tuy nhiên
trong quá trình chuẩn bị thực hành quyền công tố, Kiểm sát viên
cần nghiên cứu kỹ một lần nữa các biên bản khám nghiệm hiện
trường, khám nghiệm tử thi để tiếp tục xem xét, đánh giá các tình
tiết của vụ án một cách khách quan và thận trọng. Nghiên cứu
biên bản khám nghiệm hiện trường, tử thi, Kiểm sát viên cần kiểm
tra về tính hợp pháp và tính có căn cứ của biên bản.
a- Kiểm tra về tính hợp pháp của biên bản khám nghiệm. Kiểm
sát viên nghiên cứu biên bản để kiểm tra khi cơ quan điều tra tiến
hành việc khám nghiệm đã thành lập hội đồng khám nghiệm chưa?
Ngoài 3 thành phần bắt buộc là Điều tra viên, Kiểm sát viên và
người chứng kiến thì còn ai trong số những người sau đây tham gia
nữa như các nhà chuyên môn về khoa học kỹ thuật, bác sỹ pháp y,
chuyên gia về súng đạn, chất nổ, chất cháy, có thể cho bị can, người
bị hại, gia đình nạn nhân, người làm chứng được tham dự. Vì vậy,
cần kiểm tra kỹ biên bản để xem cuộc khám nghiệm đó đã có đủ
thành phần chưa? Kết thúc việc khám nghiệm Hội đồng đã thông
qua biên bản như thế nào? Những người tham gia ký vào biên bản
ra sao? Nếu qua nghiên cứu phát hiện biên bản khám nghiệm có vi
phạm pháp luật thì Kiểm sát viên phải yêu cầu khắc phục ngay. Ví
dụ, biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông tại
đường Láng - Hoà Lạc ngày 19.11.2001 do cán bộ phòng cảnh sát
giao thông và không có Kiểm sát viên dự thì biên bản đó đã vi phạm
pháp luật, nên phải yêu cầu khắc phục ngay, nếu không có biện
pháp khắc phục thì biên bản đó sẽ không có giá trị pháp lý.
b- Kiểm tra về tính có căn cứ của biên bản khám nghiệm. Hoạt
động khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi có bốn công
việc quan trọng là: Chụp ảnh, vẽ sơ đồ hiện trường, mô tả hiện
trường vào biên bản và cuối cùng là thu lượm, bảo quản vật chứng,
tài liệu thu được tại hiện trường. Đây là những nội dung hết sức cơ
bản của việc khám nghiệm hiện trường nên Kiểm sát viên phải
nghiên cứu thật kỹ về tính có căn cứ của các tài liệu này.
c- Về bản ảnh. Kiểm sát viên phải kiểm tra kỹ xem có bao
nhiêu ảnh, gồm những thể loại nào? có đủ ảnh chụp toàn cảnh,
ảnh trung tâm, ảnh từng phần và ảnh chi tiết không? Kỹ thuật
và phương pháp chụp đã đúng chưa? So sánh ảnh chụp hiện
trường với sơ đồ hiện trường có gì phù hợp hoặc mâu thuẫn. Thực
tiễn cũng có trường hợp ảnh chụp hiện trường và sơ đồ hiện
trường có sự khác nhau, làm cho việc đánh giá các tình tiết của
vụ án rất phức tạp.
Ví dụ, Tại bản ảnh của vụ án tai nạn giao thông trên
đường Láng- Hoà Lạc, có chụp hai vết phanh Ô tô mà sau
này kết luận điều tra khẳng định đó là vết phanh Ô tô Matiz
gây tai nạn. Nhưng vì việc chụp ảnh rất cẩu thả, không có
số đo tỷ lệ nên không thể xác định được độ dài của vết
phanh, từ đó không xác định được tốc độ xe khi gây tai
nạn. Sai lầm có tính chất kinh điển này dẫn đến việc đánh
giá các tình tiết của vụ án rất phức tạp và do vậy vụ án bị
khiếu nại kéo dài, gây bức xúc trong dư luận (1).
d. Về sơ đồ hiện trường. Kiểm sát viên cần kiểm tra bản vẽ sơ
đồ hiện trường để xem đã có đủ sơ đồ chung, sơ đồ từng phần và sơ
đồ chi tiết chưa? Kiểm sát viên cần chú ý nghiên cứu kỹ sơ đồ hiện
trường có phù hợp với bản ảnh và biên bản mô tả hiện trường
không? Các số đo, mô hình hiện trường đã được thể hiện đầy đủ
trên sơ đồ chưa? Thực tiễn có nhiều vụ án, trên cơ sở sơ đồ hiện
trường mà có thể đánh giá được vụ án xảy ra như thế nào và tính
chất của nó ra sao. Tuy nhiên, cũng có sơ đồ hiện trường không rõ
kích thước, số đo nên không phản ảnh được hiện trường vụ án diễn
ra như thế nào và có mâu thuẫn với các tài liệu khác không. Vì vậy,
Kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ sơ đồ hiện trường, đối chiếu với
các tài liệu khác để xem sơ đồ hiện trường được đo, vẽ có phù hợp
với các tài liệu khác hay không, có làm căn cứ để đánh giá các tình
tiết của vụ án được không?
đ. Kiểm tra việc thu lượm, bảo quản dấu vết, tài liệu, đồ vật.
Đây là những dấu vết vật chất cần thiết cho việc nghiên cứu sử
(1) Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
dụng trong quá trình điều tra, phát hiện tội phạm. Do vậy khi
nghiên cứu, Kiểm sát viên phải kiểm tra việc khám nghiệm hiện
trường đã được thu lượm đầy đủ các dấu vết, tài liệu, đồ vật như
thế nào, đặc điểm các dấu vết đó ra sao, kích thước, màu sắc, số
lượng, trọng lượng. Ví dụ, khám nghiệm hiện trường vụ án giết
người thì đã thu các tài liệu, đồ vật có tính chất truy nguyên thủ
phạm như hung khí, phương tiện phạm tội, quần áo, lông tóc, dấu
vết trên thân thể nạn nhân có đặc điểm gì? Đã tiến hành lấy các
mẫu chất để giám định như mẫu máu nạn nhân, thức ăn trong dạ
dày nạn nhân v.v.
Ví dụ, Vụ án giết người và hiếp dâm ở Quảng Ninh
Buổi chiều ngày 05. 3. 2002 cháu gái tên là M. đi chăn
trâu nhưng đến tối không thấy về. Gia đình đi tìm và phát
hiện cháu bị giết và bị hiếp dâm. Khám nghiệm hiện
trường thu giữ một điếu thuốc lá hút dở và một số mẫu vật
khác như. một sợi lông màu đen dài 6cm. Khám nghiệm tử
thi thu giữ mẫu máu nạn nhân, mẫu tinh dịch trong âm
đạo Quá trình điều tra cơ quan điều tra có tình nghi Trịnh
Văn Tí và tiến hành lấy lời khai, lấy mẫu máu, lấy lông bộ
phận sinh dục. Sau đó Tý bỏ trốn. Nhờ việc thu lượm các
mẫu vật tại hiện trường và tử thi nên khi giám định AND từ
điếu thuốc lá mẫu lông và tinh dịch trong âm đạo nạn
nhân và các mẫu máu và lông thu trên người Tý thì khẳng
định Tý là người thực hiện hành vi giết và hiếp dâm cháu
M. Ngày 28. 6. 2006 bắt được Trịnh Văn Tý. Tại phiên Toà,
với các chứng cứ không thể chối cãi được, Trịnh Văn Tý đã
cúi đầu nhận tội (1).
Đối với hiện trường vụ tai nạn giao thông thì cần kiểm tra xem
đã thu lượm các dấu vết va chạm và vết phanh xe chưa. Đối với
hiện trường vụ cháy nổ thì chú ý kiểm tra xem đã thu giữ các chất
gây cháy như như thế nào? Đây là những dấu vết, tài liệu rất quan
trọng để qua đó giúp cho cơ quan điều tra xác định phương hướng
điều tra. Tuy nhiên, trong nhiều cuộc khám nghiệm hiện trường,
khám nghiệm tử thi, việc thu lượm, bảo quản các dấu vết, tài liệu,
đồ vật tại hiện trường chưa được cẩn thận, còn xảy ra tình trạng
thu lượm không đầy đủ, những tài liệu cần thiết liên quan đến vụ
(1) Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
án, ngược lại có những dấu vết không liên quan lại được thu lượm.
Ví dụ, Vụ án ông Trương ngọc Minh bị giết chất tại
thành phố Hồ Chí Minh
Khi tiến hành thu lượm các chất gây cháy làm ông Minh
chết cơ quan điều tra có thu phía sau nhà bị can 01 lon
loại 0 8 lít còn dính dầu và loại 01 lít còn dính xăng, thu
bên phòng ông Minh một lon thiếc, dung tích rất bị cháy
ám khói. Nhưng bị can lại khai nhà bị can chỉ có một chiếc
lon loại 01 lít đựng dầu mà công an đã thu. Như vậy, với
cách thu lượm các dấu vết, đồ vật như hiện trường này thì
việc xác định chiếc lon loại 0,8 lít có hay không? Chiếc lon
loại 01 lít thực chất là đựng dầu hay xăng? Và như vậy vụ
án càng điều tra càng bế tắc do không xác định được chất
gây cháy trong vụ án này là chất gì. Đây là những mâu
thuẫn mà quá trình điều tra mất rất nhiều thời gian, công
sức nhưng không giải quyết được(1).
g Biên bản mô tả hiện trường. Sau khi nghiên cứu bản ảnh, sơ
đồ hiện trường, các dấu vết, tài liệu đã thu lượm, Kiểm sát viên cần
chú ý kiểm tra biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm
tử thi được ghi chép, mô tả hiện trường như thế nào, đã ghi đầy đủ
kết quả đo đạc, dựng mô hình, vẽ sơ đồ, đủ các dấu vết, đồ đạc, tài
liệu của hiện trường, tử thi chưa? Những dấu vết, tài liệu thu lượm
được tại hiện trường, tử thi có được mô tả đầy đủ trong biên bản
không và có phù hợp với đặc điểm riêng của dấu vết, tài liệu đã
được thu lượm không? Các dấu vết đó được thu giữ, niêm phong,
đóng gói, ký xác nhận và bảo quản như thế nào. Những ý kiến của
người tham dự, chứng kiến được ghi trong biên bản ra sao?
Sau khi nghiên cứu biên bản khám nghiệm hiện trường, khám
nghiệm tử thi, Kiểm sát viên đối chiếu với các tài liệu điều tra khác
để xem giá trị chứng minh của các tài liệu, vật chứng đã thu lượm
được như thế nào. Đồng thời, qua nghiên cứu cần kiểm tra, so sánh
các dấu vết, vật chứng với các chứng cứ khác để xem giữa chúng có
sự phù hợp hay mâu thuẫn. Những thông tin từ hiện trường đã
được Điều tra viên sử dụng trong việc điều tra phát hiện tội phạm
(1). Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
như thế nào?
Gần đây, việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi
đã có nhiều cố gắng trong việc bảo đảm thực hiện đúng các quy
định của pháp luật, góp phần cho việc điều tra, truy tố được kịp
thời chính xác nhất là đối với các vụ án phức tạp, nghiêm trọng. Do
có nhiều cố gắng trong việc khám nghiệm hiện trường và Kiểm sát
viên nắm chắc các nội dung của biên bản khám nghiệm, nên trong
nhiều trường hợp bị can không nhận tội nhưng với các chứng cứ
thu được tại hiện trường vẫn có đủ căn cứ đấu tranh với bị cáo và
làm tài liệu chứng minh thuyết phục Hội đồng xét xử và những
người tham dự phiên toà.
Ví dụ, Vụ án Lê Hoàng Dũng phạm tội giết người7 cướp
của ở thành phố H
Đây là vụ án đã làm tốt việc khám nghiệm hiện trường.
Chị Đặng Minh Tiên (là con gái ông Đặng Minh Hà) có
thuê Lê Hoàng Dũng làm người giúp việc. Hàng ngày
Dũng có nhiệm vụ đi đưa thịt heo giao cho các đầu mối với
ngày công là 40.000 đồng/ngày. Trong thời gian phụ việc
cho chị Tiên, Lê Hoàng Dũng đã nảy sinh ý định chiếm
đoạt tài sản của gia đình. Ngày 08. 5.2005, sau khi chở chị
Tiên và chị Trần Thị Kim Oanh (là em dâu chị Tiên) ra chợ
Hoà Bình, Quận 7, Thành phố HỒ Chí Minh, Dũng không
trở lại chợ Hoà Bình để phụ việc cho chị Tiên như mọi ngày
mà quay về nhà chị Tiên. Dũng đã vào nhà chị Tiên và mở
tủ lục tìm tài sản. Trong lúc Dũng đang lục tìm tài sản thi
bị ông Đặng Minh Hà phát hiện. Sợ bị lộ, Dũng đã lấy cây
xà beng bằng sắt đánh mạnh một cái vào đầu ông Hà, làm
ông Hà ngã té xuống đất. Sau đó Dũng đánh mạnh nhiều
nhát vào đầu ông Hà nữa. Tiếp đến, Dũng còn dùng dao
đâm nhiều nhát vào ngực ông Hà và dùng dao cắt cổ ông
Hà cho đến khi ông Hà chết hẳn. Sau khi giết chết ông Hà,
Dũng đã lục soát quần áo của ông Hà để lấy tiền, chạy lên
gác để tiếp tục lục tìm tài sản nhưng không thấy tài sản
nào nhỏ, gọn để lấy nên đã trốn ra khỏi nhà. Két quả giám
đinh pháp y kết luận ông Hà bị chết do chấn thương sọ
não và do vết thương cắt cổ.
Vụ án này được khám nghiệm hiện trường rất cẩn thận,
tỷ mỹ, nên góp phần quan trọng trong việc xác đinh
phương hường điều tra, truy tìm thủ phạm gây án. Khám
nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra đã thu con dao gây
án, cây xà beng gây án và đặc biệt cơ quan đã lấy được
dấu vân tay trên cánh cửa kính tủ bịch phê của chị Tiên,
vết máu trên cây xà beng. Tại bản giám định ngày
22.5.2005 (bút tục số 280) kết luận: Dấu vân tay thu được
trên cánh cửa kính và vân tay của Lê Hoàng Dũng là một.
Tại bản giám đinh ngày 11 . 7. 2005 (bút tục số 2 79) kết
luận: máu thu được trên xà beng là cùng nhóm máu với
ông Hà. Với những chứng cứ không thể chối cãi được, Lê
Hoàng Dũng đã cúi đầu nhận tội(1)
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên đây, công tác khám
nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi còn nhiều thiếu sót
khuyết điểm. Có nhiều cuộc khám nghiệm cẩu thả, luộm thuộm, vi
phạm về trình tự, thủ tục, thành phần tham dự, không thu thập
đầy đủ các dấu vết, vật chứng, biên bản thì không ghi đầy đủ các
đặc điểm của hiện trường, tử thi việc do vẽ, chụp ảnh không đầy
đủ, khi thu giữ dấu vết, vật chứng thì để mất mát, hư hỏng, thất
lạc, không có giá trị chứng minh, từ đó xác định phương hướng
điều tra không chính xác. Có những biên bản sửa chữa cả ngày,
tháng, không có các chữ ký xác nhận cần thiết, có biên bản người
lập và người tham gia không ký vào biên bản... Những thiếu sót này
đã làm cho việc giải quyết vụ án bị kéo dài, không khách quan và
có trường hợp bị bế tắc. Trong khi đó, Kiểm sát viên tuy có tham
gia kiểm sát việc khám nghiệm, nghiên cứu biên bản khám
nghiệm nhưng nhiều trường hợp không phát hiện vi phạm để yêu
cầu khắc phục. Do vậy, thiếu sót trong công tác khám nghiệm vừa
qua có phần trách nhiệm của các Kiểm sát viên không chỉ trong
khi tham gia kiểm sát việc khám nghiệm mà còn có thiếu sót khi
nghiên cứu biên bản khám nghiệm.
Ví dụ 1, Vụ án Huỳnh Văn Nam "phạm tội giết người"
ở tỉnh Đ
Theo bản kết luận điều tra của cơ quan điều tra thi tối
ngày 08.4. 1992, Huỳnh Văn Nam và Phạm Minh Phương
phục Ở khu vực nhà ông Tư HỘ để cướp tài sản của anh
(1) Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
Phạm Minh Thông, nhân viên thu tiền điện. Khi thấy anh
Thông đi xe đạp về, Nam chạy ra ôm anh Thông, sau đó
Nam rút dao ra đâm anh Thông một nhát và đẩy anh
Thông xuống sông. Phương đứng bên cạnh hỗ trợ Nam.
Thấy anh Thông chết, Nam và Phương bỏ chạy. Khi khám
nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra có thu thập vết máu
dính trên cây cỏ, nhưng khi lập biên bản không ghi vết
máu đó thu ở đâu, thu lúc nào và thu như thế nào; việc mô
tả vết thương của nạn nhân không rõ ràng về cơ chế hình
thành vết thương, do đó không thể xác đinh được cụ thể về
tư thế cách thức bị can dùng dao đâm nạn nhân như thế
nào. Vì vậy, khi bi cáo phản cung, Kiểm sát viên không có
đầy đủ chứng cứ để tranh luận với bị cáo và người bào
chữa và do vậy không bảo vệ được cáo trạng(~
Ví dụ 2, Vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ xảy ra trên đường Láng - Hoà Lạc.
Nghiên cứu các tài liệu về khám nghiệm hiện trường, sơ
đồ hiện trường, bản ảnh thấy các tài liệu này đều bị sửa
chữa rất nhiều. Theo bản kết luận giám định số
34 1 8/C2 1 (P7) ngày 13 . 1 2. 2002 của Viện Khoa học hình
sự Bộ Công an thì các văn bản như. "Biên bản khám
nghiệm xe liên quan đến tai nạn giao thông bổ sung" ngày
~9.12.2001; "Biên bản khám nghiệm xe liên quan đến tai
nạn giao thông ngày 21. 11.2001; "Biên bản khám nghiệm
hiện trường tai nạn giao thông Ô tô với xe đạp" ngày
19.11.2001; "Sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông
ngày 19. 11.2001 đều có sửa đổi chữ số và chữ viết. Việc
sửa đổi này đã làm cho các tài liệu này không những mất
giá trị chứng minh mà còn làm cho việc đánh giá, kết luận
các tình tiết của vụ án rất phức tạp. Có thể nói đây là vi
phạm điển hình về khám nghiệm hiện trường vụ án tai nạn
giao thông, là nguyên nhân dẫn đến những khiếu nại kéo
dài và bức xúc (1)
8. Kỹ năng nghiên cứu biên bản nhận dạng
Nhận dạng là hoạt động điều tra nhằm mục đích khắc phục sự
nhầm lẫn, sai lầm trong nhận thức của người làm chứng, người bị
(1) Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
hại, bị can bằng cách cho những người này xác nhận lại đối tượng
mà mình đã khai trước đây. Trong hồ sơ vụ án, biên bản nhận dạng
có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá chứng cứ. Do vậy, cũng
như các tài liệu khác, khi nghiên cứu biên bản nhận dạng Kiểm sát
viên cần lưu ý các nội dung sau đây:
a- Kiểm tra tính hợp pháp của biên bản nhận dạng. Căn cứ
Điều 139 Bộ luật TTHS, Kiểm sát viên cần kiểm tra xem Điều tra
viên đã giải thích cho những người nhận dạng biết trách nhiệm về
việc từ chối, trốn tránh nhận dạng hoặc cố tình nhận dạng gian dối
chưa? Đối với người nhận dạng dưới 16 tuổi thì Điều tra viên có
mời cha, mẹ, người đại diện hợp pháp tham dự không? Người
chứng kiến việc nhận dạng đã có mặt đầy đủ chưa? Đối tượng nhận
dạng là người, ảnh, vật có đủ tối thiểu số lượng là ba hay không?
Nếu là vật thì có bề ngoài giống nhau về kích thước, màu sắc,
chủng loại, hình dáng, nhãn hiệu không; nếu là người thì có gần
nhau về tuổi, tầm thước, hình dáng, khuôn mặt, tóc, mắt, kiểu ăn
mặc quần áo không? Biên bản nhận dạng đã lập theo quy định của
pháp luật chưa, những người tham gia nhận dạng đã ký vào biên
bản và có ghi thêm về nội dung nào nữa không? Đây là các thủ tục
bắt buộc, nếu có vi phạm thì Kiểm sát viên ghi chép đầy đủ để yêu
cầu cơ quan điều tra khắc phục.
b- Kiểm tra tính có căn cứ của biên bản nhận dạng. Kiểm sát
viên phải kiểm tra xem Điều tra viên đã đưa ra các câu hỏi về
những tình tiết, đặc điểm, vết tích với người nhận dạng và nhờ đó
họ có thể nhận dạng được như thế nào, nếu câu hỏi có tính chất gợi
ý là vi phạm cần được ghi chép đầy đủ để yêu cầu khắc phục. Khi
người nhận dạng đã nhận dạng được một vật, người, ảnh thì họ đã
giải thích như thế nào về căn cứ, đặc điểm gì mà họ nhận dạng
được Những nội dung này đã được ghi đầy đủ trong biên bản nhận
dạng chưa?
Nhận dạng là quá trình hồi tưởng lại một đối tượng mà họ đã
ghi nhớ trước đây, nhằm khắc phục sai lầm, thiếu khách quan,
không chính xác trong lời khai của người được nhận dạng. Đây là
nguồn chứng cứ quan trọng của vụ án. Thực tiễn có nhiều vụ án
việc tổ chức nhận dạng tốt, góp phần đánh giá chứng cứ khách
quan, toàn diện. Tuy nhiên, cũng có trường hợp chưa làm tốt việc
nhận dạng, làm cho các lời khai mâu thuẫn không được giải
quyết triệt để, dẫn đến việc giải quyết vụ án bị kéo dài, không
khách quan.
Ví dụ 1, Vụ án Lê Bá Mai ở tỉnh B
Trong vụ án này có hai người làm chứng là cháu Hằng
và Điếu Ky. Trong mối quan hệ giữa những người làm
chứng thì Hằng gọi út bằng dì, còn út là con của Điếu Ky.
Thoạt đầu, cháu Hằng khai có một thanh niên khoảng 18
đến 20 tuổi chở út vào vườn mít, chưa biết người ấy là ai.
Vậy mà trong lời khai tiếp theo Hằng khai người đó là Mai.
Còn lời khai của Điếu Ky sau đó cũng thay đổi cho khớp với
lời khai của Hằng: Lúc đầu không rõ ai chở út, khi Hằng
khai lại thì Điếu Ky khai hùa theo người đó là Mai. Thế
nhưng cơ quan quan điều tra không cho Hằng và Điếu Ky
nhận dạng Mai. Mặt khác, bị can Mai khai út mặc quần
lửng xám, khi lại khai mặc quần lửng thun trắng đục, còn
Hằng và Điếu Ky lại khai út mặc quần lửng xanh, trong lúc
đó biên bản khám nghiệm hiện trường thì ghi "xiết quanh cổ
nạn nhân là chiếc quần thun ống dài. . . n Nhưng tiếc rằng
các cơ quan tố tụng (Điều tra viên và Kiểm sát viên) không
hề tổ chức cho họ nhân dạng. V vậy, đây cũng là một trong
những nguyên nhân vụ án bị huỷ để điều tra lại từ đầu(1).
Ví dụ 2, Vụ án Lê Hoàng Thắng phạm tội giết người
Theo cáo trạng thì khoảng 22h ngày 16.8.2005, do mâu
thuẫn với anh trai là Lê Văn Thành, Thắng đã rút cây tuốc
tơ vít đâm vào vùng vai anh Thành, làm anh Thành ngã,
sau đó anh Thành được đưa đi cấp cứu tai bệnh viện và
đã chết. Bị cáo khai lúc dùng dao đâm anh Thành, lúc thì
khai dùng tuốc tơ vít đâm. Giám đinh vết thương xuyên
qua dưới xương đòn gây đứt động mạch và xuyên vào
phổi. Vết thương đó do tuốc tơ vít gây nên. Thế nhưng Cơ
quan điều tra chỉ cho bị cáo nhận dạng con dao, không
tiến hành nhận dạng tuốc tơ vít. Như vậy, việc tiến hành
nhận dạng trong vụ án này là chưa đầy đủ. Cùng với các
mâu thuẫn khác các mâu thuẫn trên đây là nguyên nhân
dẫn đến, vụ án này đã bị huỷ để điều tra lại từ đầu(2).
(1) Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
(2) Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
9. Kỹ năng nghiên cứu biên bản khám xét, thu giữ, tạm giữ đồ
vật thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm
Đây là tài liệu tố tụng phản ảnh nội dung, kết quả việc khám
xét thu giữ, tạm giữ đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án. Đây
cùng là nguồn chứng cứ của vụ án. Vì vậy, khi nghiên cứu biên bản
này, Kiểm sát viên cần chú ý các nội dung sau đây:
a- Kiểm tra tính hợp pháp của biên bản. Kiểm sát viên chú ý
kiểm tra biên bản đó đã được lập theo đúng quy định của pháp luật
chưa? Ai ra lệnh, ai là người thi hành? Điều tra viên đã giải thích
quyền, nghĩa vụ cho những người có mặt. biết chưa? Khi khám xét
chỗ ở, địa điểm, chỗ làm việc thì ngoài các thành viên trong gia
đình còn có đại diện chính quyền địa phương không? Nếu thu giữ
thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm thì có người phụ trách cơ
quan bưu điện chứng kiến không? Nếu thu giữ đồ vật thì đã niêm
phong chưa, có chữ ký của người chủ đồ vật không? .Ai là người
được giao bảo quản? v.v.
b- Kiểm tra nội dung biên bản. Kiểm sát viên cần kiểm tra xem
nội dung biên bản đã phản ánh đầy đủ diễn biến của việc khám xét
chưa? Các loại vật chứng, tài liệu, đồ vật, liên quan đến vụ án đã
được thu giữ như thế nào, số lượng, chủng loại ra sao, cách ghi
chép, thống kê các đồ vật bị thu giữ như thế nào? Thái độ của người
bị khám xét ra sao?
Kiểm sát viên phải nghiên cứu, nắm chắc các vật chứng, đồ vật,
tài liệu thể hiện trong biên bản như thế nào, trên cơ sở đó kiểm tra
xem Cơ quan điều tra đã xác minh làm rõ chưa? Các đồ vật, thư tín,
tài liệu, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm đã được xác minh như thế nào
và so sánh với các chứng cứ khác xem nó phù hợp hay mâu thuẫn
để xác định giá trị chứng minh của nguồn chứng cứ này? Đối chiếu
với các lời khai của bị can và những người khác có liên quan như
người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan khai về các đồ vật đã thu giữ như thế nào? Những nội dung
nào chưa được xác minh thì ghi chép để yêu cầu làm rõ. Tiến hành
kiểm tra các đồ vật đã được thu giữ có bị mất, hư hỏng gì không?
10. Kỹ năng nghiên cứu biên bản thực nghiệm điều tra
Theo quy định tại Điều 153 Bộ luật TTHS thì để kiểm tra, xác
minh những tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án, Cơ quan
điều tra hoặc Viện kiểm sát sẽ tiến hành thực nghiệm điều tra và
phải lập biên bản theo đúng quy định của pháp luật. Do vậy, biên
bản thực nghiệm điều tra là nguồn chứng cứ quan trọng của vụ án.
Khi nghiên cứu biên bản thực nghiệm điều tra Kiểm sát viên cần
chú ý các nội dung cơ bản sau đây:
a. Kiểm tra tính hợp pháp của biên bản thực nghiệm điều tra.
Thực nghiệm điều tra do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiến
hành, tuy nhiên trong trường hợp cần thiết người bị tạm giữ, bị
can, người bị hại, người làm chứng cũng có thể tham dự. Do vậy,
khi nghiên cứu biên bản thực nghiệm điều tra Kiểm sát viên cần
kiểm tra buổi thực nghiệm hôm đó gồm có những người nào tham
dự, những người đó đã ký vào biên bản chưa? Kiểm tra việc mô tả
hiện trường thực nghiệm như thế nào, có gần đúng với hiện trường
thực không? Điều luật không quy định hiện trường thực nghiệm
như thế nào nhưng thực tiễn cho thấy hiện trường thực nghiệm
phải là hiện trường gần giống như hiện trường thật. Ví dụ, hiện
trường vụ án xảy ra ban đêm thì hiện trường thực nghiệm cũng
phải vào ban đêm;
b- Kiểm tra tính có căn cứ của biên bản thực nghiệm điều tra.
Kiểm sát viên cần kiểm tra xem những người thực nghiệm đã diễn
lại các hành vi, tình huống hoặc các hoạt động khác như thế nào.
Hành vi diễn lại đó có phù hợp với lời khai của họ và phù hợp với
hiện trường không? Cơ quan điều tra đã đo đạc, chụp ảnh, vẽ sơ đồ
hiện trường thực nghiệm như thế nào? Trong trường hợp bị can
diễn lại hành vi giết người, người bị hại có thể mô tả trên hiện
trường nơi mình có mặt về những gì mà mình đã biết thì có phù
hợp với nhau hay không? Luật cũng quy định khi thực nghiệm điều
tra không được xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người
tham gia việc khám nghiệm hiện trường.
Thực tiễn cho thấy rằng, nếu vụ án nào mà bị can nhận tội thành
khẩn, những người làm chứng có lời khai chính xác về hành vi phạm
tội của bị can thì cuộc thực nghiệm điều tra sẽ có kết quả tốt. Ngược
lại, việc thu thập chứng cứ yếu thì thực nghiệm điều tra không có kết
quả cao. Đặc biệt, nếu công tác thực nghiệm không được chuẩn bị chu
đáo, cẩn thận thì cũng không có kết quả. Ví dụ, bị cáo dùng thang tre
để trèo tường nhưng thực nghiệm lại đưa ra chiếc thang sắt, vụ án
xảy ra ban đêm lại thực nghiệm vào ban ngày.
Ví dụ, Vụ án giết ông Trương Ngọc Minh và bà Huỳnh
Thị Thiên Nga tại thành phố H
Theo kết luận điều tra thì khoảng 3 giờ sáng ngày
~3.9.1993, Phạm Thị út đã dùng thang tre (dựa vào bức
tường cao 3,4m ngăn cách giữa phòng người bị hại và
phòng của út) trèo lên tường và tạt xăng xuống thường của
hai người đang ngủ và phóng hoả đốt làm ông Minh, bà
Nga bi thương, sau đó được đi cấp cứu và chất tại bệnh
viện. Cơ quan điều tra đã tiến hành thực nghiệm điều tra
vào 9h ngày 01.8.2003. Buổi thực nghiệm trong điều kiện
hoàn toàn ánh sáng tự nhiên (ban ngày). Như vậy, điều
kiện xảy ra vào ban đêm nhưng lại thực nghiệm vào buổi
sáng. Chưa hết, phương tiện thực nghiệm gồm một cái
thang tre cao 3,4m, bức tường cao 3,4m. Còn phương
pháp thực nghiệm để bị can lần lượt đứng dưới đất, đứng
trên tủ cao 1, 7m để thực nghiệm. Tuy nhiên, các bức ảnh
chụp cảnh thực nghiệm điều tra lại cho thấy.
- Người thực hiện việc diễn lại hiện trường là đồng chí
công an, chứ không phải bị can;
- Chiếc thang dùng thực nghiệm là thang sắt chứ không
phải thang tre;
- Không gian thực hiện là bãi trống không có bức tường.
Với sự khác biệt về hiện trường chính và hiện trường
thực nghiệm nên Viện kiểm sát đã yêu cầu giám định lại.
Do vậy, 3h sáng ngày 25. 5. 2005 Cơ quan điều tra lại tiếp
tục thực nghiệm điều tra. Theo kết luận điều tra thì trong
phòng đều bị cháy hoá than, bức tường gạch bị ám khói
đen gần hết, cây gỗ trên tường còn cháy, thời gian cháy
15 phút. Tuy nhiên, lần thực nghiệm này cho thấy. khi tạt
xăng vào chỉ tạo ra một đám cháy nhỏ hơn nhiều, chỉ
thủng một lỗ thủng nhỏ trên giương, màn và ngô chỉ cháy
nham nhở, bức tường gạch bị ám khói đen thời gian cháy
6 phút. Dấu vết để lại trên cây thang tre có ám khói, nhưng
cây thang tre có tại hiện trường không có ám khói. . . Như
vậy kết quả thực nghiệm điều tra không phù hợp với hiện
trường của vụ án nên đây là một trong các nguyên nhân
làm thay đổi cơ bản các tình tiết của vụ án. Do đó, án phúc
thẩm đã tuyên bị cáo Út không phạm tội(1).
11. Kỹ năng nghiên cứu kết luận giám định
(1) Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật TTHS, khi thấy cần thiết
để kết luận những vấn đề liên quan đến vụ án thì cơ quan tiến
hành tố tụng trưng cầu giám định. Cơ quan giám định sẽ kết luận
theo nội dung trưng cầu của cơ quan yêu cầu. Như vậy, kết luận
giám định cũng là một nguồn chứng quan trọng của vụ án. Vì vậy,
khi nghiên cứu kết luận giám định Kiểm sát viên cần lưu ý các nội
dung sau đây:
a- Kiểm tra tính hợp pháp của kết luận giám định. Nghiên cứu
bản kết luận giám định Kiểm sát viên cần kiểm tra xem thành
phần hội đồng khám nghiệm gồm những ai, có đủ trình độ để giám
định không? Kiểm tra trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn của
người giám định. Đặc biệt, Kiểm sát viên cần kiểm tra xem những
người giám định có phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi
trong những trường hợp theo quy định của pháp luật hay không;
b- Về tính có căn cứ của nội dung kết luận. Kiểm sát viên cần
kiểm tra xem cơ quan yêu cầu giám định những nội dung gì, các đồ
vật, tài liệu cần giám định như thế nào, các mẫu vật tài liệu để so
sánh ra sao? Cơ quan giám định đã áp dụng các phương pháp,
phương tiện giám định như thế nào, có kết luận từng vấn đề ra sao,
việc trả lời đã rõ ràng, chính xác từng câu hỏi của cơ quan trưng cầu
giám định chưa? Có nội dung trả lời nào mà Kiểm sát viên còn băn
khoăn, chưa hiểu? Nếu cơ quan trưng cầu hỏi thêm thì cơ quan giám
định đã trả lời như thế nào. Nghiên cứu bản kết luận giám định để
phân tích, đánh giá các tài liệu, đồ vật, dấu vết dưới góc độ chuyên
môn để làm sáng rõ về giá trị chứng minh của nó, trên cơ sở đó làm
sáng rõ các tình tiết của của vụ án. Vì vậy, nếu kết luận giám định
chưa đáp ứng được yêu cầu thì có thể trưng cầu giám định lại.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 155 Bộ luật TTHS thì có 5
trường hợp bắt buộc phải giám định: Nguyên nhân chết, tính chất
thương tật, tổn hại sức khoẻ; tình trạng tâm thần của bị can; tình
trạng tâm thần của người làm chứng, người bị hại; tuổi của bị can,
bị cáo, người bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với vụ án; chất độc, ma
tuý phóng xạ, tiền giả. Vì vậy, Kiểm sát viên cần kiểm tra kỹ, nếu
những trường hợp trên đây chưa được giám định, hoặc kết luận giám
định chưa rõ ràng thì phải yêu cầu giám định hoặc giám định lại.
Ví dụ, Vụ án 15, ngõ Yên Thế, thành phố Hà Nội
Do vợ chồng Trần Trung Phúc và Nguyễn Thị Hợi chiếm
nhà của gia đình ông Nguyễn Thế Bưu nên đã xảy ra việc
gia đình ông Bưu chuyển đồ đạc của vợ chồng Phúc và
Hợi ra khỏi nhà để lấy lại nhà của minh vào trưa ngày
07. 3. 1972. Sau khi sự việc xảy ra, những người làm chứng
đều khai là bi can Phúc không bị đánh mà vẫn đi lại bình
thường. Nhưng đến tối hóm đó, Phúc được gia đình đưa
vào bệnh viện Xanh- Pôn điều trị và phòng khám bệnh
viện đã ghi. "hai bên gò má bi đau bầm tím nhiều, sưng to'?
Trần Trung Phúc cho rằng bị người nhà ông Bưu đánh nên
phải vào bệnh viện điều trị. Giấy chứng thương của bệnh
viện ghi "mặt sưng to xị, tím đỏ, hai bên má cân đối sưng
tím, tụ máu đỏ từ mu mắt dưới qua gò má xuống vùng
xương hàm và xương sát cổ. Vết thương đỏ nông hai bên
mặt giống hệt nhau trừ trán và mũi, mồm, cầm, răng không
gẫy? Việc Phúc có chứng thương trên đây đã làm nhiều
người làm chứng cho rằng đây là vết thương giả tạo, chứ
không có ai trông thấy Phúc bị đánh hôm đó cả.
Vụ án này do Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã trưng cầu giám định và
Hội đồng giám định pháp y đã kết luận ngày 21. 11. 1973:
"Chúng tôi không được khám đối tượng lúc bị thương, chỉ
nhận định qua giấy tờ để lại Tính chất của tổn thương trên
mặt anh Phúc, nếu thực như hình ảnh mô tả trong các tài
liệu của Bệnh viện Xanh- Pôn và Bệnh viện Việt Nam - Cu
Ba, mắt sưng cả hai bên theo kiểu hai mắt húp, má xị, môi
không yêu, màu đỏ đều giống nhau, từ mi mắt dưới, qua
gò má, xuống vùng xương hàm và xuống sát cổ trừ trán và
mũi, răng lợi nguyên vẹn, không thể hiện tính chất của một
bộ mặt bị nhiều vết bầm máu do đánh bằng vật tày Bộ
mặt tả trong các bệnh án cũng như trên tấm ảnh của Toà
phúc thẩm (má xị, mắt húp đều, màu đỏ đều và nông ở cả
vùng lồi lẫn vùng lõm xuống sát cổ, trừ trán, mũi, mồm,
cầm. Màu đỏ dịu dần và nhanh mà không đổi màu theo
kiểu vết bầm máu, niêm mạc môi lợi nguyên vẹn. Cho
phép chúng tôi nhận định rằng: Nhận xét ghi trong bản án
của bệnh viện Việt Nam - Cu Ba là có cơ sở. Chúng tôi cho
rằng trong những yếu tố gây thương tích trên mặt anh
Phúc có thể có một tác nhân vật lý hoặc hoá học nào đó
cần tìm hiểu thêm. Trên cơ sở đó khẳng định Trần Trung
Phúc đã giả thương . Trên cơ sở kết luận giám định này,
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã truy tố và ngày
19. 12. 1976 Toà án nhân dân tối cao đã tuyên phạt Trần
Trung Phúc và Nguyễn Thị Hợi phạm tội vu khống(1).
12. Kỹ năng nghiên cứu các quyết định xử lý vụ án của Cơ quan
điều tra
Theo quy định tại các điều từ Điều 160 đến Điều 165 Bộ luật
TTHS thì sau khi kết . thúc điều tra, Cơ quan điều tra sẽ có các
quyết định: Tạm đình chỉ điều tra, truy nã bị can, kết thúc điều
tra, đề nghị truy tố, đình chỉ điều tra và phục hồi điều tra. Đây là
các quyết định tố tụng do cơ quan điều tra ban hành có liên quan
đến việc xử lý vụ án. Vì vậy, Kiểm sát viên cần nghiên cứu kỹ để
có quan điểm của mình về các quyết định xử lý vụ án của cơ quan
điều tra.
a- Kiểm tra tính hợp pháp của các quyết đinh. Pháp luật tố
tụng hình sự quy định rất chặt chẽ các điều kiện thời gian, thẩm
quyền ra các quyết định xử lý vụ án của Cơ quan điều tra. Vì vậy,
Kiểm sát viên cần nghiên cứu kỹ các quyết định ấy, đối chiếu với
các quy định cụ thể của điều luật để xem các quyết định ấy đã đúng
các thủ tục pháp lý chưa. Ví dụ, quyết định tạm đình chỉ thì căn cứ
vào điều kiện nào, do bị can bị tâm thần hay do hết thời hạn điều
tra mà chưa xác định được bị can đang ở đâu. Còn truy nã bị can
thì vì lý do bị can trốn hay là không biết bị can đang ở đâu, quyết
định truy nã đã được thông báo trên các phương tiện thông tin
chưa? (Thực tiễn cũng có trường hợp cơ quan điều tra có ra lệnh
truy nã, nhưng lệnh đó chỉ để trong hồ sơ, bị can, gia đình không
biết lệnh truy nã). Bản kết luận điều tra đã được lập theo đúng quy
định của pháp luật chưa, kết luận điều tra để đình chỉ hay đề nghị
truy tố. Quyết định đình chỉ điều tra đã đúng với quy định của pháp
luật chưa? Nghiên cứu lý do của việc phục hồi điều tra đã phù hợp
với các quy định của pháp luật chưa? Nghiên cứu các quyết định xử
lý của cơ quan điều tra về mặt tính hợp pháp là để Kiểm sát viên
xem xét các quyết định đó đã đảm bảo phù hợp với pháp luật chưa?
Nếu có vi phạm cụ thể nào thì yêu cầu khắc phục. Ví dụ, bản kết
luận điều tra mà cơ quan điều tra chưa tống đạt cho bị can là vi
phạm, quyết định truy nã mà cơ quan điều tra chưa có thông tin
trên các phương tiện thông tin là vi phạm. Những nội dung này
(1) Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
Kiểm sát viên cần ghi chép đầy đủ để yêu cầu khắc phục.
b- Kiểm tra về nội dung của các quyết định. Trên cơ sở nghiên
cứu toàn bộ hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên cần kiểm tra xem các quyết
định đó có căn cứ hay không? Nội dung nêu trong các quyết định có
phù hợp với các tình tiết của vụ án hay không? Ví dụ, cơ quan điều
tra căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 164 Bộ luật TTHS để
quyết định đình chỉ bị can có hành vi phạm tội theo khoản 1 Điều
104 BLHS vì người bị hại rút yêu cầu khởi tố. Tuy nhiên, hồ sơ vụ
án có tài liệu khẳng định việc người bị hại rút yêu cầu đó là do sự
khống chế, đe doạ của bị can thì quyết định đình chỉ đó là không có
căn cứ. Trong trường hợp này Kiểm sát viên cần ghi chép đầy đủ,
kết hợp với các tài liệu chứng cứ khác để báo cáo đề xuất với lãnh
đạo Viện, trao đổi với cơ quan điều tra để ra quyết định huỷ quyết
định đình chỉ của cơ quan điều tra, đưa truy tố bị can về hành vi
phạm tội nêu trên. Có nghĩa là, khi nghiên cứu các quyết định xử
lý vụ án của cơ quan điều tra Kiểm sát viên không những xem xét
(ác quyết định đó đã được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục,
thẩm quyền và thời hạn chưa mà còn cần xem xét các quyết định
đó có phù hợp với quy định của pháp luật và các tình tiết, chứng cứ
của vụ án hay không. Như vậy, Kiểm sát viên nghiên cứu các quyết
định xử lý vụ án của cơ quan điều tra để bảo đảm cho các quyết định
đó hợp pháp và có căn cứ theo quy định của pháp luật.
13. Kỹ năng nghiên cứu giải quyết các khiếu nại, tố cáo, các dư
luận xã hội về vụ án
a- Nghiên cứu, giải quyết các khiếu nại tô/cáo. Bộ luật TTHS
2003 có một chương mới (Chương XXXV) quy định về khiếu nại, tố
cáo trong tố tụng hình sự. Liên ngành tư pháp Trung ương đã có
Thông tư liên tịch SỐ02/2005/TTLT-VKSTC-BCA-BQP-BTP hướng
dẫn thi hành một số điểm của Chương XXXV Bộ luật TTHS. Do
vậy Kiểm sát viên cần nắm vững các quy định của hướng dẫn này
để kiểm tra các khiếu nại, tố cáo đã được các cơ quan và người có
thẩm quyền thụ lý và giải quyết như thế nào, có đúng thẩm quyền
và thời gian theo quy định của pháp luật hay không. Việc khiếu
nại, tố cáo nếu đã được giải quyết mà còn tiếp tục khiếu nại, tố cáo
tiếp thì trách nhiệm thuộc cơ quan và người có thẩm quyền nào để
báo cáo, đề xuất Viện trưởng cho ý kiến.
Thực tiễn cho thấy, khi Kiểm sát viên bắt đầu tống đạt cáo
trạng thì thường phát sinh khiếu nại, tố cáo. Vì thời gian giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn này rất nhanh, không được
kéo dài, do vậy Kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ các khiếu nại, tố
cáo để giải quyết. Ví dụ, Theo điểm b khoản 2.3 Mục 2 Phần II của
Thông tư số 02/2005/TTLT trên đây thì "Khiếu nại liên quan đến
việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam theo lệnh của cá
nhân có thẩm quyền trong cơ quan điều tra, cơ quan được giao tiên
hành một sô/ hoạt động điều tra do Viện kiểm sát có thẩm quyền
truy tô/giải quyết". Vì vậy, Kiểm sát viên phải chú ý kiểm tra các
khiếu nại, tố cáo của vụ án để nghiên cứu giải quyết dứt điểm,
không được kéo dài. Nghiên cứu, giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng
góp phần phát hiện những vi phạm, từ đó có biện pháp khắc phục.
Nếu Kiểm sát viên không chú ý đến việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo thì không những vi phạm các quy định của Bộ luật TTHS, ảnh
hưởng đến quyền dân chủ của người khiếu nại, tố cáo mà còn là
nguyên nhân dẫn đến các khiếu kiện phức tạp.
Do vậy, Kiểm sát viên phải đối chiếu với hồ sơ vụ án~để xem
các khiếu nại, tố cáo đó đã được các cơ quan điều tra giải quyết
chưa và giải quyết như thế nào, những nội dung nào cần được xác
minh làm rõ, nội dung nào cần yêu cầu cơ quan điều tra giải quyết.
Trên cơ sở đó đề xuất phương án giải quyết theo đúng các quy định
của pháp luật. Ví dụ, khiếu nại việc cơ quan điều tra chưa tống đạt
bản kết luận điều tra thì kiểm sát viên phải kiểm tra, nếu đúng thì
trả hồ sơ cho cơ quan điều tra để thực hiện việc tống đạt kết luận
điều tra. Thực tiễn cho thấy có nhiều vụ án, do tích cực giải quyết
các khiếu nại, tố cáo nên khi xét xử, những bức xúc của người
khiếu nại được giải quyết, phiên toà cũng đỡ căng thẳng, phức tạp.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp, Kiểm sát viên không giải quyết
hoặc giải quyết không kịp thời các khiếu nại của đương sự, làm cho
việc giải quyết vụ án thêm phức tạp.
Ví dụ, Vụ án làm cổ phiếu giả ớ thành phố H
Ngay sau khi cơ quan điều tra công an có kết luận điều
tra, ngày 29.11.2006, bà Lê Thị Thìn, mẹ của bị can Lâm
Thu Hương có đơn xin bảo lãnh cho con mình là Hương;
ngày 30. 1 1. 2006 bị can Hương cũng đã có đơn xin được
tại ngoại để "giải quyết" cái thai. Cả hai lá đơn này đều gửi
đến cùng một địa chỉ. Viện Kiểm sát thành phố. Những lá
đơn trên đều được Viện Kiểm sát thành phố đóng dấu,
đánh số bút lục và đưa vào hồ sơ vụ án (đơn bị can Hương
có bút lục số 405, đơn của bà Thìn có bút lục số 406) . Điều
đáng nói ở đây là trong suốt quá trình điều tra, truy tố, bị
can có đơn xin tại ngoại vì đang mang thai nhưng các cơ
quan tố tụng không giải quyết, đùn đẩy cho nhau. Và hậu
quả là sau khi Toà tuyên án (sáng 02.5.2007) bị cáo đã
phải vào bệnh viện phụ sản tỉnh để sinh con(1)
b- Nghiên cứu các dư luận báo chí về vụ án.
Thực tiễn điều tra, truy tố xét xử cho thấy, quá trình giải
quyết vụ án là quá trình các báo chí đưa tin về vụ án, trong đó
có những bài có tính chất thông tin, nhưng cũng có những bài bình luận
về vụ án. Trong các bài bình luận có thể có những bài ủng hộ cơ quan pháp
luật, nhưng cũng có bài phê phán cơ quan pháp luật, thậm chí có bài nêu có
tính chất cường điệu vụ án. Đây là biểu hiện tính dân chủ, công
khai trong đời sống chính tả, xã hội của Việt Nam. Là người trong
cuộc, Kiểm sát viên phải hết sức bình tĩnh, cầu thị để nghiên cứu
các thông tin này và có biện pháp xử lý. Đây là các nguồn tin rất
quan trọng giúp cho Kiểm sát viên có những tư liệu để xem xét
đánh giá các tình tiết của vụ án một cách khách quan toàn diện.
Nghiên cứu các tin tức trên các phương tiện thông tin đại
chúng, Kiểm sát viên phải tổng hợp, đối chiếu, so sánh với các tình
tiết của vụ án để xem các thông tin đó phản ảnh như thế nào, có
điểm nào đúng, điểm nào phản ảnh sai, điểm nào mới. Kiểm sát
viên coi đây là nội dung quan trọng cần lưu ý khi nghiên cứu hồ sơ
vụ án. Cần lưu ý rằng, các thông tin đó không phải chỉ là của
phóng viên mà có thể đây là ý kiến của bị cáo, người bị hại, nguyên
đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Vì vậy, Kiểm sát viên phải chú ý nghiên cứu để xem xét xử lý
cho phù hợp với các tình tiết của vụ án.
Ví dụ, Trong vụ án Là Thị Kim Oanh, đơn khiếu nại của
các bị can và tin tức đăng tải trên các báo lúc đó đều đưa
tin phản bác việc các cơ quan pháp luật kết tội bi cáo thiếu
trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Do đó, Kiểm sát
viên đã nghiên cứu, nắm chắc quy chế, quy định điều lệ
công tác, nội quy công tác...của đơn vị (Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn) quy định về nhiệm vụ, chức trách
của các chức danh lãnh đạo Bộ như thế nào. Từ đó, cần
đối chiếu trong thời gian công tác, các bị cáo này được
phân công làm nhiệm vụ gì và đã thiếu trách nhiệm ra sao,
(1) Nguồn báo Pháp luật và đời sống ngày 15.5.2007
xem họ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm
vụ được giao như thế nào. Nghĩa là báo chí nêu những
người này đã hoàn thành nhiệm vụ thì Kiểm sát viên phải
nghiên cứu kỹ về nhiệm vụ của họ để phân tích, đánh giá
về hành vi thiếu trách nhiệm như thế nào. Hoặc trong vụ
vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
gây hậu quả nghiêm trọng tại đường Láng - Hoà Lạc làm
2 em học sinh chết, nhiều tờ báo trung ương và địa phương
đã có nhiều bài đăng tải về vụ án này, trong đó đã nêu ra
nhiều tình tiết như bị cáo có hành vi đua xe nhưng Cơ
quan điều tra đã làm sai lệch hồ sơ, người ngồi trên xe
không phải là Hoàng Cẩm Tú mà là Nguyễn Phước Cẩm
Chi. . . và từ đó đề nghị xem xét lại vụ án cho khách quan.
Đây lả các chi tiết rất quan trọng, Kiểm sát viên đã nắm
chức và đối chiếu với hồ sơ vụ án để xem việc báo chí nêu
như vậy có căn cứ không. Qua xác minh có căn cứ khẳng
đinh bị cáo đã có hành vi vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm
trọng, chứ không có căn cứ để kết luận bị cáo có hành vi
đua xe. Người ngồi trên xe qua xác minh đúng là Hoàng
Cẩm Tú. Còn Nguyễn Phước Cẩm Chi chính là người ngày
hôm đó cũng bị tai nạn giao thông ở một vụ án khác,
không liên quan đến vụ án này. Những thông tin này đều
được yêu cầu làm rõ nên tại phiên toà, Kiểm sát viên đã
tranh luận có kết quả với người bào chữa, được dư luận
ủng hộ. Như vậy, nếu Kiểm sát viên biết nghiên cứu các
dư luận báo chí phối hợp vớ" các cơ quan có liên quan xử
lý các nội dung báo chí nêu thì tạo thuận lợi khi thực hiện
việc tranh luận tại toà (1)
Tuy nhiên, cũng có trường hợp, khi nghiên cứu hồ sơ có Kiểm
sát viên chưa chú ý nghiên cứu các thông tin trên các báo chí về vụ
án mà mình đang thụ lý, nên khi ra phiên toà không chủ động để
tranh luận với bị cáo, ngươi bào chữa.
Ví dụ, Vụ án giết người tại Vườn Điều tỉnh Bình Thuận
Quá trinh giải quyết vụ án đã có rất nhiều tờ báo đăng
tải về vụ án này. Có tới gần 50 bài báo của trung ương và
(1)Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
địa phương đề cập đến những vi phạm trong quá trình điều
tra, truy tố xét xử. Có những bài báo phân tích rất sâu sắc
những mâu thuẫn của các tinh tiết trong vụ án, có bài phân
tích kỹ về những vi phạm pháp luật của cán bộ tiến hành
tố tụng khi thừa hành nhiệm vụ . . . Tại phiên toà, bị cáo,
người bào chữa đã có những bài bào chữa rất thuyết phục,
mà nội dung của nó chính là nội dung mà báo chí đã đăng
tải về vụ án trong thời gian qua. trong lúc đó Kiểm sát viên
tỏ ra thiếu chủ động trong việc tranh luận để bảo vệ cáo
trạng. Cuối cùng dư luận ủng hộ nội dung bào chữa luật sư
hơn là tranh luận của Kiểm sát viên. Nêu ra ví dụ này để
lưu ý các Kiểm sát viên hết sức chú ý nghiên cứu các dư
luận báo chí để có những biện pháp xử lý phù hợp, góp
phần tranh luận có kết quả tại phiên toà (1)
Nói tóm lại, việc nghiên cứu các khiếu nại, tố cáo một mặt các
Kiểm sát viên phải giải quyết theo đúng quy định của pháp luật,
mặt khác cùng với các khiếu nại, tố cáo, các tin tức trên các phương
tiện thông tin đại chúng, các Kiểm sát viên phải nắm chắc để đối
chiếu với nội dung vụ án xem việc phản ảnh đó có đúng sai như thế
nào. Kiểm sát viên cần chú ý rằng đây chính là các căn cứ để bị cáo,
luật sư và những người liên quan khác khai thác triệt để nhằm
tiến hành việc bào chữa. Nếu kiểm sát viên nắm chắc vấn đề này,
sẽ giúp cho việc xây dựng bản cáo trạng, luận tội, đề cương thẩm
vấn và nội dung tranh luận đối đáp tại phiên Toà.
14. Kỹ năng nghiên cứu các quy định của pháp luật
Sau khi nghiên kỹ hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra của Cơ
quan điều tra, Kiểm sát viên cần nghiên cứu các điều luật mà kết
luận điều tra viện dẫn để đề nghị truy tố bị can và các hướng dẫn
áp dụng pháp luật về điều luật ấy. Vì vậy, khi nghiên cứu các quy
định của pháp luật kiểm sát viên cần chú ý các nội dung sau đây:
a- Thứ nhất, nghiên cứu cấu thành cơ bản của điều luật.
Nghiên cứu cấu thành cơ bản của điều luật để nắm chắc các dấu
hiệu đặc trưng của tội phạm đó, góp phần khắc phục sự nhầm lẫn
giữa tội phạm này với tội phạm khác. Ví dụ, khi Cơ quan điều tra
đề nghị truy tố bị can có hành vi giết trẻ em theo Điều 93 BLHS
năm 1999. Như vậy, Kiểm sát viên cần nghiên cứu tội giết người
quy định tại Điều 93 BLHS năm 1999 có cấu thành ra sao và giết
(1) Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
trẻ em thì áp dụng theo điểm, khoản nào của điều luật.
Theo khoản 1 Điều 93 BLHS thi tật giết ngưu 1 có
câu thành cơ bản là:
- Hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người
khác bằng mọi hình thức. Hậu quả chết người do hành vi
phạm tội gây nên;
- Chủ thể của tội phạm là người đủ 14 tuổi trở lên;
- Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý.
Như vậy, nghiên cứu cấu thành cơ bản của điều luật để xem
việc kết luận điều tra viện dẫn điều luật ấy có phù hợp hay không?
Ví dụ, bị can có hành vi cây gây thương tích nhưng lại đề nghị truy
tố tội giết người là không phù hợp với pháp luật. Bởi vì, cấu thành
cơ bản giữa tội giết người và tội cố ý gây thương tích là hoàn toàn
khác nhau. Từ nghiên cứu cấu thành tội giết người cho ta khẳng
định hành vi phạm tội của bị can rõ ràng cấu thành tội giết người
như đề nghị của cơ quan điều tra. Tuy nhiên, kết luận điều tra mới
chỉ đề nghị truy tôm can về tội giết người, còn hành vi giết trẻ em
thì áp dụng khoản nào của điều luật? Vì vậy, Kiểm sát viên tiếp
tục nghiên cứu cấu thành cụ thể của tội giết người.
b- Thứ hai, nghiên cứu các cấu thành cụ thể
Theo khoản 1 Điều 93 BLHS thì tội giết người có 1 7
cấu thành cụ thể như sau:
1. Giết nhiều người (điểm a khoản 1 Điều 93);
2. Giết phụ nữ mà biết là có thai (điểm b khoản 1
Điều 93);
3. Giết trẻ em (điểm c khoản 1 Điều 93);
4. Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công
vụ của nạn nhân (điểm d khoản 1 Điều 93);
5. Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo,
cô giáo của mình (điểm đ khoản 1 Điều 93);
6. Giết người mà đến trước đó hoặc ngay sau đó lại
phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm
trọng (điểm e khoản 1 Điều 93);
7. Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác (điểm g
khoản 1 Điều 93);
8. Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân (điểm h khoản 1
Điều 93);
9. Thực hiện tội phạm một cách man rợ (điểm i khoản
1 Điều 93);
10. Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp (điểm k khoản 1
Điều 93);
11. Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều
người (điểm 1 khoản 1 Điều 93);
12. Thuê giết người hoặc giết người thuê (điểm m
khoản 1 Điều 93);
13. Có tính chất côn đồ (điểm n khoản 1 Điều 93);
14. Có tổ chức (điểm o khoản 1 Điều 93);
15 Tái phạm nguy hiểm (điểm p khoản 1 Điều 93);
16. Vi động cơ đê hèn (điểm q khoản 1 Điều 93).
Nghiên cứu các cấu thành cụ thể này giúp Kiểm sát viên vận
dụng để áp dụng pháp luật sát đúng với tính chất, mức độ, hậu quả
của hành vi phạm tội của bị can. Như ví dụ trên đây, bị can có
hành vi giết trẻ em thì cần truy tố bị can điểm c khoản 1 Điều 93
BLHS.
Ngoài ra, Kiểm sát viên còn phải căn cứ các tình tiết của vụ án,
nhân thân bị can, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ...để áp dụng
pháp luật cho chính xác.
c Thứ ba, nghiên cứu các hướng dẫn áp dụng pháp luật. Các
hướng dẫn Bộ luật hình sự bào gồm: các thông tư liên tịch và các
Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
hướng dẫn áp dụng BLHS năm 1999. Quá trình nghiên cứu hồ sơ
vụ án Kiểm sát viên cần nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn này
để vận dụng và áp dụng cho chính xác, phù hợp với từng hành vi
phạm tội cụ thể.
Ví dụ, Cơ quan điều tra đề nghị truy tố bi can có hành
vi điều khiển Ô tô vi phạm quy định về an toàn giao thông
đường bộ làm chất hai người theo Điều 202 BLHS. Về các
tình tiết "gây thiệt hại nghiêm trọng , "gây hậu quả rất
nghiêm trọng" "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" quy
định tại Điều 202 Bộ luật hình sự đã được Hội đồng Thẩm
phán Toà án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết số
02/2003/NQ-HĐ TP ngày 17 . 4. 2003 hướng dẫn: "Phạm tội
thuộc một trong những trường hợp sau đây là "gây hậu quả
rất nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo
điểm đ khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự.
a. Làm chết 2 người, "
Như vậy, với hành vi phạm tội của bi can mà Cơ quan
điều tra đã có kết luận, căn cử Nghị quyết số 02/2003/NQ-
HĐTP thi hành vi ấy đã phạm vào điểm đ khoản 2 Điều
202 BLHS.
Ngoài việc nghiên cứu các hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự,
Kiểm sát viên cũng cần nghiên cứu các văn bản hướng dẫn các bộ
luật khác có liên quan đến vụ án đang giải quyết. Đó là các hướng
dẫn thi hành Bộ luật TTHS, BỘ luật TTDS, BỘ luật DS... Khi xử lý
vụ án mà có các tình tiết liên quan đến các văn ban hướng dẫn, thì
Kiểm sát viên chú ý nghiên cứu để có quan điểm toàn diện về giải
quyết vụ án. Đây không những là căn cứ để xây dựng bản cáo trạng
truy tố vụ án ra Toà xét xử, bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng
pháp luật mà còn đây chính là các tài liệu quan trọng để Kiểm sát
viên chuẩn bị thực hành quyền công tố tại phiên Toà.
d- Thứ tư, nghiên cứu các quy định của cơ quan quản lý
hành chính
Như chúng ta đều biết, quá trình quản lý kinh tế - xã hội của
đất nước, các cơ quan quản lý hành chính đã có nhiều văn bản quy
phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện. Tuy đây là các văn bản quy
phạm của cơ quan quản lý hành chính, nhưng có ý nghĩa quan
trọng khi Viện kiểm sát vận dụng truy tố bị can về hành vi phạm
tội liên quan đến các quy định đó. Ví dụ, khi truy tố bị can ở Kho
bạc về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trong theo Điều
285 Bộ luật hình sự, thì Kiểm sát viên cần tìm hiểu Chính phủ đã
có những quy định nào về trách nhiệm của cán bộ Kho bạc chưa?
Bộ Tài chính đã có các văn bản hướng dẫn như thế nào? Hoặc khi
truy tố bị can về các tội: Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Điều 171 BLHS; Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai (Điều
174 BLHS); Tội huỷ hoại rừng (Điều 189 BLHS)... thì Kiểm sát
viên phải tìm hiểu, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn của các cơ
quan quản lý về lĩnh vực đó.
Ví dụ 1, Vụ án Trần Quốc Tuấn nguyên là Giám đốc
Kho bạc và 3 bị can nguyên là cán bộ Kho bạc huyện bị
Cơ quan điều tra đề nghị truy tố về tội thiếu trách nhiệm
gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 285 BLHS.
Theo bản kết luận điều tra, thì Tuấn và các bị can có
hành vi. lợi dụng sơ hở của cán bộ lãnh đạo Phòng Tài
chính huyện, Nguyễn Văn Trung kế toán trưởng của
Phòng Tài chính đã làm các lệnh chi tiền " của cơ quan Tài
chính do lãnh đạo Phòng Tài chính ký gửi Kho bạc yêu cầu
xuất quỹ ngân sách để chiếm đoạt gần 9 tỷ đồng. Hành vi
phạm tội của Nguyễn Văn Trung và những người có trách
nhiệm ở Phòng Tài chính đã bị xử lý về tội tham Ô và cố ý
làm trái là không phải bàn. Vấn đề đặt ra trong vụ án này
là hành vi của Trần Quốc Tuấn và 3 bị can ớ Kho bạc có
phạm tội thiếu trách nhiệm hay không?
Theo Cơ quan điều tra, các cán bộ Kho bạc này đã có
hành vi không kiểm tra, kiểm soát hồ sơ, chứng từ khi cấp
phát, thanh toán nên đã để Trung chiếm đoạt gần 9 tỷ
đồng . Đó là hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả
nghiêm trọng. Để kết luận vấn đề này, Kiểm sát viên phải
nghiên cứu các văn bản của cơ quan quản lý về trách
nhiệm của cán bộ Kho bạc trong việc xuất tiền theo lệnh
chi tiền của cơ quan Tài chính như thế nào?
Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 19. 12. 1996 của
Chính phủ và Thông tư số 40/1998/TT-BTC ngày
31 . 03. 1 9 9 8, Thông tư số 1 03/1 9 9 sút B TC ngày 19 . 7. 1 99 8
của Bộ Tài chính thì việc chi tiền ngân sách có hai hình thức:
chi theo "hạn mức kinh phí và lệnh chi tiền'? Việc chi tiền
theo "hạn mức kinh phi go Kho bạc theo dõi quản lý, còn
lệnh chi tiền" do Phòng Tài chính theo dõi, quản lý.
Việc chi tiền theo "hạn mức kinh phí" được quy định
như sau: cơ quan Tài chính thông báo hạn mức kinh phí
trực tiếp cho đơn vi sử dụng ngân sách nhà nước hoặc cho
cơ quan chủ quản, sau đó, cơ quan chủ quản phân phối
hạn mức kinh phí cho các đơn vị cấp dưới. Kho bạc nhà
nước chịu trách nhiệm kiểm tra nội dung từng khoản chi
theo quy đinh tại Điều 48 Nghị đinh số 87/CP và thực hiện
thanh toán, chi theo lệnh chuẩn chi của đơn vi sử dụng
ngân sách nhà nước (giấy rút hạn mức).
Việc chi tiền theo lệnh chi tiền" được quy định như
sau: lệnh chi tiền là chứng từ kế toán do Cơ quan tài chính
phát hành, lập ra cho Kho bạc nhà nước thực hiện trích quỹ
ngân sách để cấp kinh phí cho các đơn vi thụ hưởng ngân
sách nhà nước. Đơn vị thụ hưởng ngân sách lập hồ sơ đề
nghị cấp phát gủ7 Cơ quan tài chính để kiểm soát chi. Cơ
quan tài chính lập lệnh chi tiền chuyển cho Kho bạc nhà
nước cùng cấp. Kho bạc nhà nước kiểm tra các yếu tố pháp
lý như mẫu dấu, chữ ký, số tiền ghi bằng số với số tiền ghi
bằng chữ nếu đúng thì thực hiện xuất quỹ theo quy định.
Như vậy, căn cứ vào các quy định của pháp luật, thì
trong vụ án này, các cán bộ Kho bạc đã làm đúng trách
nhiệm của mình khi xuất quỹ ngân sách theo lệnh chi
tiền" của Cơ quan tài chính. Do vậy, không có căn cứ kết
tội các bị can thuộc Kho bạc về hành vi thiếu trách nhiệm
như Cơ quan điều tra đề nghị (1)
Ví dụ 2, Vụ án Hoàng Văn Lượng cùng đồng bọn hiếp
dâm cháu Ph ở thành phố H.
Trong vụ án này, để khẳng định các bị can có phạm tội
hiếp dâm trẻ em hay không thì phải xác định tuổi của nạn
nhân là bao nhiêu? Theo Giấy khai sinh thi cháu Ph sinh
ngày 12.9. 1987, nhưng giấy chứng minh thư nhân dân của
cháu Ph lại ghi sinh ngày 12.9.1984. Như vậy, về độ tuổi
của cháu Ph có các tài liệu phản ảnh khác nhau. Qua
nghiên cứu các tài liệu tại Công an huyện, nơi cấp Chứng
minh thư nhân dân cho cháu Ph thì thấy việc cấp Chứng
minh thư nhân dân cho cháu Ph là căn cứ vào hộ khẩu.
Mà hộ khẩu của cháu Ph cũng do Công an huyện nhập
vào trên cơ sớ Giấy khai báo nhân khẩu, hộ khẩu từ Công
an huyện S tỉnh L chuyển tới. Căn cứ vào Nghị định số
5 1/CP ngày 10 . 5. 1 984 và Nghị định số 1 08/CP ngày
19 . 8. 2005 của Chính phủ, Thông tư số 1 1/TT ngày
07. 10. 2005 của Bộ Công an hường dẫn thực hiện hai Nghị
định trên, thì việc các cơ quan hành chính cấp cho cháu
Ph phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (mẫu NK5) mà
không cấp cho cháu Giấy chứng nhận hộ khẩu chuyển đi
(Công an huyện Sĩ và việc cho cháu Ph nhập hộ khẩu
(Công an huyện AL) chỉ căn cứ vào phiếu báo nhân khẩu,
hộ khẩu (theo mẫu NK5) mà không có Giấy chứng nhận
chuyển đi (theo mẫu NK7) là không đúng với quy đinh
trên đây. Do vậy, hộ khẩu của cháu Ph nhập vào huyện
AL thành phố H và Chứng minh thư nhân dân của cháu
Ph cũng do Công an huyện AL cấp là sai. Trong khi đó
(1)Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
hộ khẩu gốc của gia đình cháu Ph. tại huyện B tỉnh L thì
chá u Ph sinh ngày 12 . 9. 1 98 7. Do vậy, có căn cứ khẳng
định cháu Ph. sinh ngày 12.9. 1987. Trong vụ án này,
hành vi hiếp dâm xảy ra ngày 27. 7. 2000, đến lúc đó cháu
Ph. mới 12 ruồi 7 tháng (dưới 13 tuổi). Từ đó kết luận
Hoàng Văn Lượng cùng đồng bọn có hành vi phạm tội
hiếp dâm trẻ em theo khoản 4 Điều 112 BLHS. Như vậy,
muốn kết luận bi can phạm tội hiếp dâm trẻ em hay
không, thi Kiểm sát viên không những phải nghiên cứu kỹ
các quy định của pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự mà
còn nghiên cứu kỹ các quy đinh của cơ quan quản lý nhà
nước về hộ khẩu (1).
Từ vụ án trên đây cho chúng ta nhận xét: khi nghiên cứu hồ sơ
vụ án không những nghiên cứu các quy định của pháp luật về hình
sự, tố tụng hình sự, dân sự, tố tụng dân sự, mà còn phải nghiên
cứu các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Nghĩa là,
việc xác định trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi phạm
tội liên quan đến ngành luật nào phải nghiên cứu kỹ các ngành
luật đó
15. Kỹ năng kiểm tra, xác minh các tài liệu, chứng cứ của vụ án
Sau khi nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên cần
giành thời gian để kiểm tra trực tiếp các tài liệu, chứng cứ trong
các trường hợp cần thiết, nhằm một mặt củng cố thêm lòng tin nội
tâm của mình về các tình tiết của vụ án, đồng thời, tiếp tục làm
sáng rõ hơn các mâu thuẫn mà qua nghiên cứu hồ sơ Kiểm sát viên
đã phát hiện được. Việc kiểm tra, xác minh các tài liệu cần tập
trung các nội dung chính sau đây:
.a- Kiểm tra, xem xét các vật chứng, tài liệu đã được thu giữ.
Theo quy định tại Điều 140 BỘ luật TTHS, khi phát hiện các công
cụ phương tiện phạm tội, đồ vật, tài liệu khác liên đến vụ án thì
cơ quan điều tra có quyền thu giữ. Những tài liệu đồ vật của vụ án
có hai loại: loại gọn nhẹ như dao, kẻo, gậy, các chứng từ, hoá đơn
thanh toán, các giấy tờ bị làm giả như hộ chiếu, tiền giả... thì thông
thường được chuyển theo hồ sơ vụ án, còn các đồ vật khác cồng
kềnh thì để tại kho tang vật.
Đối với các đồ vật, tài liệu chuyển theo hồ sơ vụ án, thì Kiểm
sát viên phải dành thời gian để nghiên cứu, xem xét các vật chứng
(1) Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
này, đối chiếu với biên bản thu giữ có phù hợp không. Kiểm tra
xem Điều tra viên đã hỏi kỹ về các tài liệu, đồ vật này như thế nào,
các tài liệu giám định đã kết luận về các tài liệu đồ vật ra sao? Với
cách quan sát trực tiếp như vậy và ý kiến các nhà chuyên môn thì
các tài liệu, đồ vật đó (dao, kẻo, giấy tờ giả, gậy gộc, cuốc...) có giá
trị chứng minh như thế nào). Đây là các tài liệu, đồ vật có giá trị
chứng minh quan trọng đối với vụ án, nên phải được bảo quản
nguyên vẹn và phải được đưa ra phiên Toà để.xét hỏi, điều tra làm
rõ, cho nên, Kiểm sát viên phải kiểm tra kỹ, không được để mất
mát, hư hỏng, thất lạc.
Thực tiễn đã có những trường hợp khi tiến hành xét xử thì phát
hiện vật chứng bị mất. Đây là những tình tiết rất phức tạp phát
sinh khi giải quyết vụ án. Do vậy, Kiểm sát viên phải kiểm tra kỹ
Ví dụ, Vụ án Lê Thị Bình và Lê Thị NỞ phạm tội cố ý
gây thương tích Ở Đồng Tháp.
Vào 9h ngày 07. 12.2002, anh Phước và chị Phú (là vợ
chồng) cùng con là cháu Tâm đang cấy lúa trên thửa
ruộng của mình. Lúc này, Lê Thị Bình và Lê Thị Nở cũng
đi làm về và hai bên gặp nhau. Do có mâu thuẫn từ trước,
hai bên cãi nhau và đánh nhau. Lúc đầu Bình đánh bằng
điếc (dầm làm cỏ), sau đó, Binh lấy một đoạn gậy dài 70
80cm, đường kính 4cm đánh vào trán chị Phú. Chị Phú
bị thương tích 11%. Giám định vết thương cho thấy do vật
tày gây ra. Vật chứng thu được gồm hai cái điếc làm cỏ,
còn đoạn gậy thì bị mất. Sau khi kết thúc điều tra, Lê Thị
Bình bị truy tố về tội cố ý gây thương tích. Giám định cũng
kết luận vết thương do vật tày gây nên. Tuy nhiên, trong vụ
án này nhiều mâu thuẫn chưa được làm sáng tỏ. Bị cáo
ngay từ đầu kêu oan là chỉ nhận cầm điếc khua vào trán
chị Phú chứ không cầm gậy, chính anh Phú mới là người
cầm gậy. Trong khi đó, chị Lê Thị Nở lại khai là chính mình
là người cầm điếc đánh vào trán chị Phú. Nhưng vấn đề
quan trọng là vật chứng của vụ án lá cây gậy lại bị đánh
mất. Kết luận điều tra Lê Thị Bình có hành vi dùng gậy
đánh chị Phú, nhưng gậy thì làm mất, lời khai của hai bên
mâu thuẫn nhưng không được đối chất. Vụ án xảy ra ngày
07.12.2002 nhưng đến 22.8.2003 Cơ quan điều tra mới
khởi tố vụ án. Trong hai lần xét xử Toà án đều tuyên bi cáo
không phạm tội (1).
Đối với các vật chứng không chuyển theo hồ sơ mà để tại kho
tang vật, thì Kiểm sát viên cũng cần trực tiếp nghiên cứu như xe
Ô tô xe máy... để xem đặc điểm, dấu vết của vật chứng có phù hợp
với biên bản thu giữ vật chứng hay không. Trong trường hợp cần
thiết như để chứng minh hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng
của các bị can, qua đó, để nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng
trong nhân dân, thì cần bàn với các cơ quan liên quan để tổ chức
triển lãm cho nhân dân xem. Đây là việc làm rất cần thiết nhằm
góp phần trong công tác phòng ngừa tội phạm.
Ví dụ, Vụ án Lê Quốc Tuý, Mai Văn Hạnh và đồng bọn
phạm tội xâm phạm an ninh vào năm 1984 ở Cà Mau.
Trong thời gian ngắn, Lê Quốc Tuý và Mai Văn Hạnh đã
chỉ huy đồng bọn chuyển vào Việt Nam hàng nghìn súng,
đạn, chất nổ để tiến hành hoạt động lật đổ ớ các tỉnh miền
Nam. Ngoài ra, bọn chúng còn chuyển vào Việt Nam hàng
trăm nghìn triệu tiền giả Việt Nam đồng để hòng lũng đoạn,
phá hoại nền kinh tế của Việt Nam. Khi xét xử tại nhà hát
Hoà Binh thành phố Hồ Chí Minh, các cơ quan pháp luật
đã tổ chức triển lãm các vật chứng của vụ án như súng,
đạn, thuốc nổ, tiền giả Việt Nam đồng và các tài liệu quan
trọng khác của vụ án. Quá trình xét xử là quá trình diễn ra
cuộc triển lãm này. Thông qua cuộc triển lãm không những
chúng ta đã đưa ra được các bằng chứng pháp lý vật chất
để kết tội công khai và có sức thuyết phục tại phiên toà, mà
còn có tác dụng trong việc vạch trần những âm mưu thâm
độc của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt
Nam. đồng thời, nêu lên những bài học kinh nghiệm về tinh
thần cảnh giác cách mạng trong quần chúng nhân dân
trước âm mưu nham hiểm của kẻ thù(2)
Thực tiễn cũng đã có trường hợp khi thu giữ vật chứng, tài
liệu đã không bảo quản tốt, để mất mát thậm chí đã lợi dụng để
phá niêm phong, đánh tráo vật chứng, gây dư luận không tốt khi
Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC.
Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
giải quyết vụ án. Vi phạm này tuy không nhiều nhưng đã gây
hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng không chỉ đối với việc giải
quyết vụ án mà còn làm mất uy tín của các cơ quan pháp luật khi
giải quyết vụ án.
b- Kỹ năng gặp bị can. Theo quy định tại khoản 3'điều 131 và
khoản 1 Điều 166 Bộ luật TTHS, trong quá trình thực hành quyền
công tố, kiểm sát điều tra, nếu thấy cần thiết Kiểm sát viên có thể
hỏi cung bị can. Theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Quy chế số
120/2004/QĐ-VKSTC ngày 14.9.2004, thì sau khi kết thúc điều
tra, Kiểm sát viên phải hỏi cung bị can. Việc Kiểm sát viên tiến
hành hỏi cung bị can phải thực hiện đúng theo quy định của pháp
luật như giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị can, khi đặt câu hỏi
phải rõ ràng và đúng trọng tâm mà Kiểm sát viên đã có kế hoạch.
Nếu xét thấy cần thiết thì Kiểm sát viên mời Điều tra viên, trong
các vụ án bắt buộc phải có luật sư tham gia, thì nên mời họ tham
dự. Hỏi cung xong, Kiểm sát viên phải lập biên bản và có chữ ký
của Kiểm sát viên và bị can.
Mục đích, yêu cầu của việc hỏi cung bị can của Kiểm sát viên
nhằm kiểm tra lại các chứng cứ, các tình tiết của vụ án. Qua đó,
nắm được thêm nguyện vọng, tư tưởng của bị can, nếu Kiểm sát
viên thấy nội dung nào chưa rõ (hành vi, động cơ, mục đích) hoặc
các lời khai của bị can mâu thuẫn với nhau (ví dụ, bị can lúc khai
cầm dao tay phải, lúc khai cầm dao tay trái để đâm...); hoặc lời
khai giữa các bị can mâu thuẫn với các bị can khác hoặc mâu
thuẫn với những người làm chứng , vật chứng, thì Kiểm sát viên
phải trực tiếp gặp bị can để hỏi cung làm rõ. Kiểm sát viên cũng
cần hỏi kỹ về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, động cơ, mục đích
phạm tội, vị trí, vai trò của bị can trong vụ án, những vấn đề bồi
thường thiệt hại cho nạn nhân.
Trong trường hợp bị cáo khai do bị bức cung nên mới khai như
trước đây với Cơ quan điều tra, bây giờ xin khai lại là bị can không
phạm tội. Đây là vấn đề rất phức tạp, Kiểm sát viên cần phải trực
tiếp gặp bị can để làm rõ. Trong trường hợp này, Kiểm sát viên cần
mời Điều tra viên dự với tư cách là người làm chứng.
Bị can là vị thành niên, là người bị hạn chế về thể chất và tinh
thần, bị can có thể bị áp dụng khung hình phạt tù chung thân hoặc
tử hình, bị can kêu oan... thì bắt buộc Kiểm sát viên phải phúc cung.
Ngoài ra, qua nghiên cứu hồ sơ vụ án nếu thấy cần tiếp tục làm rõ
một số tình tiết của vụ án, thì Kiểm sát viên phải tiến hành hỏi cung
bị can. Việc gặp bị can trong các trường hợp này, Kiểm sát viên nên
mời Điều tra viên làm chứng và có thể nên mời luật sư tham gia.
Vấn đề này tuy chưa được quy chế quy định cụ thể, nhưng thực tiễn
cho thấy đây là việc làm cần thiết. Nhiều trường hợp Kiểm sát viên
hỏi cung bị can tốt, góp phần làm sáng rõ các tình tiết của vụ án. Tuy
nhiên, cũng có trường hợp việc hỏi cung của Kiểm sát viên sơ sài,
không đi sâu làm rõ các vấn đề mà bị cáo không khai đúng sự thật.
Ví dụ, Vụ án hiếp dâm và giết cháu M ở tỉnh Q.
Đây là vụ án không bắt được quả tang, trong quá trinh
điều tra và khi hồ sơ chuyển sang Viện kiểm sát, bị can
hoàn toàn không nhận tội, nhưng Kiếm sát viên hỏi cung
rất sơ sài. Ngày 26.9.2006 khi hỏi cung Trình Văn Tý,
Kiểm sát viên chỉ hỏi 3 câu: tại sao năm 1996 Toà án tỉnh
Quảng Ninh xử anh 10 năm tù nhưng đến năm 2002 anh
đã ra tù ?" - câu hỏi này không liên quan đến hành vi phạm
tội của bị can; "Trong thời gian trốn truy nã đến khi bị bắt
anh có phạm thêm tội nào không?" - bị can trả lời là không
phạm thêm tội nào cả và anh hãy trình bày toàn bộ hành
vi phạm tội vào năm 2002?" với câu hỏi này bị can trả lời.
Tôi không thực hiện hành vi phạm tội. Trong khi đó, hồ sơ
vụ án có nhiều tài liệu, vật chứng, giám định mà Kiểm sát
viên không sử dụng để đấu tranh với bị can. Với cách hỏi
cung như trên đây thể hiện tính chuyên nghiệp của Kiểm
sát viên trong công tác hỏi cung còn rất yếu(1).
Như vậy, việc gặp bị can để hỏi cung không những để làm rõ
những tình tiết của vụ án mà Kiểm sát viên thấy cần thiết, đồng
thời, qua đây để Kiểm sát viên nắm chắc tư tưởng, nguyện vọng
của bị can để có dự kiến các tình huống và biện pháp tranh luận,
đối đáp thích hợp tại phiên Toà.
Ví dụ, Vụ án Trần Văn Tống (tên khác Lý Tống) phạm
tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân và tội
chiếm đoạt máy bay tại thành phố Hồ Chí Minh.
Quá trình điều tra truy tố, Trần Văn Tống cho rằng y là
quốc tịch Hoa Kỳ nên phải được Chính phủ Hoa Kỳ bảo trợ
và phải có luật sư nước ngoài bảo vệ cho Tống. Đây là
những vấn đề không liên quan đến hành vi phạm tội,
nhưng liên quan đến quyền lợi của bị cáo, nên rất dễ nảy
sinh những vấn đề phức tạp. Nếu không được làm sáng tỏ,
thì rất có thể bị cáo sẽ lợi dụng phiên toà để xuyên tạc. Do
vậy Kiểm sát viên đã trực tiếp gặp bị can để đấu tranh làm
rõ những vấn đề này. Theo Trần Văn Tống thi khi nhập
cảnh vào Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
đã xác định Trần Văn Tống có quốc tịch Mỹ, được thể hiện
trên vi da nhập cảnh và y đã được Chính phủ Hoa Kỳ cho
nhập quốc tịch Hoa Kỳ, hộ chiếu mang tên Trần Văn Tống
có quốc tịch Hoa Kỳ. V vậy, Trần Văn Tống đề nghị cho y
được mời luật sư nước ngoài để bảo vệ cho mình, cho sử
dụng tiếng Anh tại phiên Toà, được mặc complê và cần có
các nhà báo nước ngoài dự, nếu cần thì xử tử hình. Khi đề
nghị các nội dung này, Trần Văn Tống có thái độ ương
bướng và nóng nảy, coi thường pháp luật. Với những diễn
biến trên, Kiểm sát viên đã nghiên cứu kỹ các tình tiết của
vụ án và các quy định của pháp luật nên đã tích cực đấu
tranh thuyết phục y.
Trước hết, Kiểm sát viên dành một ít thời gian để tự giới
thiệu về mình, thiết lập mối quan hệ giao tiếp với bị can,
hạn chế được mặc cảm của Tống về sự hận thù mà Tống
đã được chế độ cũ giáo dục.
Theo tường trình của bị can thì vào năm ~973, Tống chỉ
huy phi đội A3 7 ném bom cầu Diễn Bình và vùng mới giải
phóng bắc Kim Tum. Kiểm sát viên cũng giới thiệu với
Tống, chính vào thời điểm ấy, Kiểm sát viên là đại đội
trưởng của Tiểu đoàn ~ Trung đoàn 28, Sư đoàn 10 Quân
giải phóng đã chỉ huy đơn vị bắn bị thương máy bay, bảo
vệ vững chắc vùng giải phóng. Khi biết được Kiểm sát
viên - người đang hỏi cung mình chính là người mà trước
đây đã bắn bị thương Tống tại vùng giải phóng năm xưa,
thì Tống dường như bị cuốn hút vào câu chuyện. Trải qua
phút giây ban đầu đầy bất ngờ đó, Tống đã xin gọi Kiểm
sát viên là Thủ trưởng.
Sau khi lắng nghe Trần Văn Tống trình bày, Kiểm sát
viên đã giải thích cho bị can: mặc dù trước đây tuy hai
người ở hai đầu chiến tuyến với quyết tâm một mất một
còn. Bây giờ, tuy là Kiểm sát viên, người được Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao cử để tống đạt cáo trạng
truy tố bị can Tống về tội chiếm đoạt máy bay, nhưng rất
tôn trọng sự thật và những lời đề nghị của bị can đã được
Kiểm sát viên rất chú ý và ghi chép đầy đủ. Thể hiện sự
tôn trọng của pháp luật Việt Nam đối với các thỉnh cầu của
bị can, Kiểm sát viên đã giải thích cho Tống: theo Điều 3
Luật Quốc tịch Việt Nam thì "Nhà nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một
quốc tịch là quốc tịch Việt Nam . Người có quốc tịch Việt
Nam phải là người sinh ra trên đất nước Việt Nam, có bố
hoặc mẹ là người Việt Nam. Theo đó, Trần Văn Tống có
bố, mẹ là người Huế sinh năm 1948 tại Huế, có Quốc tịch
Việt Nam. Năm 1982, Trần Văn Tống trốn khỏi Việt Nam
và sang định cư tại Mỹ và được Chính quyền Hoa Kỳ cho
nhập quốc tịch Hoa Kỳ. Theo Luật Quốc tịch Việt Nam
việc công dân muốn thôi quốc tịch phải được Chính phủ
Việt Nam cho phép. Tuy nhiên, đến năm 1982 Tống trốn
ra nước ngoài nên quốc tịch Việt Nam của Trần Văn Tống
đương nhiên vẫn còn. Như vậy, hiện nay Trần Văn Tống có
hai quốc tịch, quốc tịch Việt Nam và quốc tịch Hoa Kỳ,
trong đó bố, mẹ, anh, chị của bị can Tống vẫn còn sinh
sống tại Việt Nam, nên về nguyên tắc, thì quốc tịch Việt
Nam là quốc tịch hữu hiệu nhất.
Bên cạnh đó, theo Luật Luật sư Việt Nam, thì người
bào chữa trong các vụ án phải là công dân nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Còn tiếng nói và chữ viết
được sử dụng tại phiên Toà theo quy định tại Điều 21 Bộ
luật TTHS thì "Tiếng nói và chữ viết trong tố tụng hình sự
là tiếng Việt . Tiếp đó, theo quy định của Điều 221 Bộ luật
hình sự năm 1999 thì tội chiếm đoạt máy bay, tàu thuỷ"
do bị can Tống thực hiện có thể bị xử phạt 20 năm, chung
thân hoặc tử hình. Tuy nhiên, hình phạt của bị can Tống
như thế nào còn phụ thuộc rất lớn vào thái độ khai báo
thành khẩn hay không tại phiên Toà và sự ăn năn, hối cải
của bị can Tống. Trên cơ sớ các giải thích của Kiểm sát
viên, thì bị can Tống đã tỏ thái độ hợp tác và hứa sẽ khai
báo tốt tại phiên toà.
Mấy ngày sau đó, phiên Toà xét xử Trần Văn Tống được
tiến hành và tại Toà bị cáo Tống đã khai báo thành khẩn và xin được cải tạo thành người có ích cho xã hội. Vì vậy, bị cáo Tống đã được Tòa án xem xét cho giảm nhẹ hình phạt (1).
(1) Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
c- Gặp người làm chứng. Theo quy định tại khoản 4 Điều 133 và
khoản 6 Điều 135 Bộ luật TTHS, thì Kiểm sát viên có quyền gặp
người làm chứng để kiểm tra các lời khai của họ, đặc biệt là đối với
những người làm chứng có lời khai mâu thuẫn với nhau, mâu thuẫn
với những người làm chứng khác hoặc mâu thuẫn với các chứng cứ
khác. Khi gặp người làm chứng, Kiểm sát viên phải lập biên bản theo
đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Đối với những người
làm chứng có lời khai mâu thuẫn với nhau, mâu thuẫn với lời khai bị
cáo mâu thuẫn với chính mình thì Kiểm sát viên cần giải thích về
quyền, nghĩa vụ của người làm chứng và sử dụng dùng các chứng cứ
khác để đấu tranh, bác bỏ những lời khai không khách quan của
người làm chứng. Kiểm sát viên cần ghi chép đầy đủ những lời khai
mâu thuẫn này và nội dung đã làm việc để dự kiến các tình huống
tại phiên toà, làm cơ sở cho việc xét hỏi và tranh luận tại phiên toà.
d- Tiến hành đối chất. Việc tiến hành đối chất đã được quy định
tại Điều 138 Bộ luật TTHS. Nếu qua nghiên cứu hồ sơ thấy giữa
các lời khai của bị can, người bị hại, người làm chứng, bị đơn,
nguyên đơn dân sự và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan có mâu thuẫn với nhau, thì Kiểm sát viên cần tiến hành đối
chất (khoản 5 Điều 138 Bộ luật TTHS). Khi tiến hành đối chất,
Kiểm sát viên cần mời Điều tra viên dự làm người chứng kiến. Các
tài liệu đối chất cần được sử dụng tại phiên Toà như tài liệu chúng
minh của vụ án.
Ví dụ, Vụ án Là Thị Kim Oanh.
Trong vụ án này việc đối chất giữa bị can và những người
làm chứng đã được thực hiện tốt. Các bị can phạm tội
thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, không thừa
nhận hành vi phạm tội của mình mà cho rằng hậu quả đó
do những người có chức vụ cao hơn (như Bộ trưởng hoặc
Nguyên Phó Thủ tướng), trong khi đó các cán bộ này đảm
bảo những lời khai của bị can là không chính xác. . . Kiểm
sát viên đã tiến hành đối chất giữa bị can với những cán
bộ này. Quá trình đối chất càng làm rõ hành vi thiếu trách
nhiệm của các bị can và hành vi thiếu trách nhiệm đó đã
gây hậu quả nghiêm trọng bi can đã thấy được trách
nhiệm của mình trong việc để xảy ra tiêu cực. Việc đối chất
được quay vi deo và lập biên bản theo đúng các quy định
của pháp luật. Trên cơ sở tài liệu đối chất phiên toà đã sử
dụng bằng cách công bố công khai các tài liệu đối chất,
được dư luận đồng tình(1).
đ Thực nghiệm điều tra. Thực nghiệm điều tra là nhằm kiểm
tra lời khai của bị can, người bị hại, người làm chứng về sự việc
phạm tội, hậu quả do tội phạm gây ra có đúng với thực tế khách
quan hay không. Do vậy, thực nghiệm điều tra là hoạt động kiểm
tra, đánh giá tính xác thực của các lời khai về hành vi phạm tội,
qua đó có thể chấp nhận hay bác bỏ các lời khai của bị can, người
bị hại, người làm chứng. . . Việc thực nghiệm điều tra được Bộ luật
TTHS quy định chặt chẽ. Khoản 3 Điều 153 BỘ luật TTHS quy
định: "Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát có thể tiên hành
thực nghiệm điều tra. Việc thực nghiệm điều tra được tiên hành
theo quy đinh tại Điều này". Đây là hoạt động tương đối phức tạp,
Kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ, xây dựng kế hoạch cụ thể và
phối hợp với Cơ quan điều tra để thực hiện. Yêu cầu của việc thực
nghiệm điều tra là các dữ kiện về thời gian, địa điểm, phương tiện
phải phù hợp hiện trường. Có như vậy mới bảo đảm tính phù hợp
với thực tế khách quan của vụ án. Thực tiễn vừa qua có nhiều vụ
án, nhờ thực nghiệm điều tra tốt nên góp phần trong việc đánh giá
chứng cứ chính xác, khách quan. Tuy nhiên, cũng có nhiều vụ án
việc thực nghiệm điều tra chưa tốt nên tài liệu thực nghiệm chưa
trở thành tài liệu chứng cứ .
16. Những vấn để cần rút ra sau khi nghiên cứu hồ sơ và xem
xét các vật chứng tài liệu
Trên đây chúng ta đã tìm hiểu kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án
và tiến hành điều tra xác minh một số nội dung của vụ án. Để có
quan điểm đánh giá chính xác về vụ án và trên cơ sở đó có biện pháp
xử lý vụ án đúng với các quy định của pháp luật, Kiểm sát viên cần
tổng hợp, phân tích, đánh giá về vụ án. Vì việc xem xét đánh giá vụ
án sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án không chỉ liên quan đến việc giải
quyết vụ án đúng với các quy định của pháp luật, mà còn liên quan
đến việc bảo đảm không oan người vô tội, không lọt người phạm tội.
Vì vậy khi tổng hợp đánh giá cần chú ý các nội dung sau:
a- Về đánh giá nội dung vụ án. Phần này cần đánh giá khái
quát về: thời gian, địa điểm xảy ra tội phạm, diễn biến hành vi
phạm tội của các bị can, mục đích, động cơ phạm tội, hậu quả của
của hành vi phạm tội. Tuy nhiên, Kiểm sát viên cần lưu ý, qua
(1) Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
nghiên cứu hồ sơ vụ án, xem xét các tài liệu chứng cứ, gặp bị can,
nghiên cứu các đơn thư khiếu nại, tố cáo, các tin tức của báo chí
đăng tải, nếu thấy cần thêm, bớt các chi tiết so với bản kết luận
điều tra thì Kiểm sát viên có thể thực hiện; hoặc cùng nội dung
như kết luận điều tra, nhưng Kiểm sát viên thấy cần sắp xếp lại
cho hợp lý lôgíc thì Kiểm sát viên hoàn toàn có quyền thực hiện.
Điều đó cũng có nghĩa là Kiểm sát viên không quá phụ thuộc vào
bản kết luận điều tra của Cơ quan điều tra. Trên cơ sở hồ sơ vụ án,
bản kết luận điều tra và các tài liệu khác, Kiểm sát viên cần tổng
hợp, đánh giá, phân tích toàn bộ vụ án, đây là hoạt động độc lập
của Kiểm sát viên.
b- Hệ thông các chứng cứ buộc tội. Các chứng cứ buộc tội bao
gồm: lời khai nhận tội của bị can, lời khai người làm chứng về các
tình tiết liên quan đến hành vi của bị can, nhân thân bị can, biên
bản phạm pháp quả tang, vật chứng, giám định chuyên môn, giám
định pháp y, kết quả xác minh của Cơ quan điều tra và của Kiểm
sát viên . . . Đây là các căn cứ hết sức quan trọng khẳng định tính
có căn cứ của hành vi phạm tội của bị can, đồng thời, đây là cơ sở
pháp lý để Kiểm sát viên tiến hành tranh luận, đối đáp với bị cáo,
người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác.
Ví dụ, Vụ án Nông Thanh Tú phạm tội giết người Ở
thành phố Hà Nội.
Vào hồi 21h30 ngày 05.3.2005, Nông Thanh Tú,
Nguyễn Trung Kiên và một số người bạn đến hát karaoke
tại Phòng 111 - E6 phường Quỳnh Mai thành phố Hà Nội.
Đến 22h30 cùng ngày thì có thêm Lê Xuân Hoài, Vũ Mạnh
Hùng, Lê Minh Nguyệt cùng vào hát. Khi Hoài đang hát
bài "Trái tim bên lề" thì Tiên nói bài này do Tiên chọn và
bảo Hoài đưa micrô cho Tiên hát. Hoài không nói gì và tiếp
tục hát. Kiên gọi Hoài ra ngoài quán, Hoài không ra. Sau
đó Tú thanh toán tiền và cùng Kiên ra ngoài quán chờ. Khi
Hoài, Hùng, Nguyệt hát xong ra về, Kiên và Tú đón ngoài
quán để gây sự. Kiên chạy đuổi theo nắm cổ áo của. Hoài
để đánh. Cùng lúc đó, Tú chạy đến bảo với Kiên "mày để
nó cho tao" và rút con dao chuẩn bị sẵn từ trước ra đâm
một nhát vào bụng Hoài. Sau khi đâm Hoài, thì Tú chạy về
nơi ớ của mình, còn Hoài được đưa đi cấp cứu, nhưng vết
thương quá nặng nên chết ngày 06.3.2005.
Trong vụ án này, các chứng cứ buộc tội như. lời khai
nhận tội của bị can Tú phù hợp với lời khai của những
người làm chứng như Hùng, Nguyệt, Kiên, Tiên. Lời khai
của bị can và người làm chứng phù hợp với con dao gây
án thu được và phù hợp với các vết thương trên người nạn
nhân. Lời khai của chị Nguyệt phù hợp với bị can và đã
nhận diện được Tú là người dùng dao đâm anh Hoài chất.
Quá trình điều tra đã thu được con dao gây án có kích
thước phù hợp với vất thương trên người Hoài. Như vậy,
tổng hợp các chứng cứ của vụ án có cơ sở kết luận bị can
Nông Thanh Tú phạm tội giết người(1)
c- Hệ thông các chứng cứng tội. Đó là các chứng cứ chứng minh
sự ngoại phạm của bị can. Những tài liệu đó bao gồm lời khai bị
can, người làm chứng và các tài liệu khác khẳng định bị can không
phạm tội hoặc phạm tội nhẹ hơn. Ngoài ra, chứng cứ gỡ tội còn thể
hiện các tài liệu đã thu thập có nhiều mâu thuẫn, nhưng không
được giải quyết, như các lời khai của bị can, người làm chứng mâu
thuẫn với nhau, hoặc lời khai đó không phù hợp với hiện trường.
Kiểm sát viên phải hệ thống đầy đủ và nắm chắc các mâu thuẫn
này vì đó là các nội dung mà bị cáo, người bào chữa . . . sẽ sử dụng
triệt để tại phiên Toà.
Ví dụ, Vụ án giết người ớ Vườn điều tỉnh B.
Trong vụ án này có rất nhiều chứng cứ gỡ tội cho bị cáo.
Nạn nhân có phải là Dương Thị Mỹ không? hiện trường
xảy ra là giả hay thật? Bởi vi khi khám nghiệm tử thi, Cơ
quan điều tra do sơ suất đã không lấy mẫu máu nạn nhân
để giám đinh ADN, khi khám nghiệm hiện trường Cơ quan
điều tra chỉ ghi nhận có hai vết máu trên vạt cát. Luật sư
cho rằng rất có thể đây không phải là hiện trường chính. Vì
lẽ nếu là hiện trường chính, thì không thể chỉ có hai vết
máu được. người bị hại Dương Thị Mỹ không biết chữ sao
lại viết được lá thư hen hò với Sáng? hung khí là con dao
phay do bị cáo Nén khai và vẽ sơ đồ nơi cất dấu, nhưng
khi đào lên được một số mảnh kim loại đã n sét. Vậy sau
5 năm con dao phay có mục được như vậy không? Theo
(1) Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
cáo trạng, dao phay dài 40cm, rộng 5cm. Có ý kiến đặt ra
là sau 5 năm dưới đất chẳng lẽ con dao đã "co" lại 30%
chiều dài nhưng lại "nó" gần gấp đôi chiều rộng?(1~ Nén
khai chém chị Mỹ bằng dao phay nhưng vết thương trên
đầu chị Mỹ lại có hình cong? Trong lúc đó bên cạnh hiện
trường còn thu được con dao quắm? Lời khai của các bị
cáo lúc nhận lúc không và khai mâu thuẫn với nhau. Đây
là những chứng cứ có tác dụng gỡ tội cho bị cáo (1)
Đối với các chứng cứ gỡ tội, Kiểm sát viên cần chú ý đối chiếu
với các quy định của pháp luật để xem xét tính có căn cứ và tính
hợp pháp của việc gỡ tội cho bị can. Các tình tiết tăng nặng, giảm
nhẹ cũng được tổng hợp.
Cuối cùng, Kiểm sát viên tổng hợp vụ án theo các nội dung cơ
bản như: vụ án có bao nhiêu bị can hành vi của các bị can phạm
tội gì cần áp dụng điểm, khoản, điều nào của BLHS, các tình tiết
tăng nặng, giảm nhẹ, các chứng cứ buộc tội, các chứng cứ gỡ tội.
Trên cơ sở đó, Kiểm sát viên đề xuất xử lý vụ án theo hướng nào?
Theo khoản 1 Điều 166 BỘ luật TTHS, thì khi nghiên
cứu đề xuất xử lý vụ án cần chú ý các hình thức sau đây.
- Truy tố bị can trước Toà án bằng bản cáo trạng;
Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
- Đình chỉ hoặc tam đinh chỉ vụ án.
(Phạm vi phần này chỉ đề cập đến hình thức truy tố bị can
trước toà án)
17. Kỹ năng báo cáo án
Theo quy định điểm g khoản 2 Điều 36 Bộ luật TTHS, thì việc
truy tố bị can trước Toà án do Viện trưởng Viện kiểm sát quyết
định. Vì vậy, sau khi nghiên cứu, tổng hợp vụ án, Kiểm sát viên
phải chuẩn bị xây dựng bản báo cáo vụ án và đăng ký lịch để báo
cáo Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp. Nội dung bản báo cáo án
của Kiểm sát viên phải căn cứ vào quy định tại Điều 6 Quy chế số
121/2004/QĐ-VKSTC ngày 16.9.2004. Tuỳ theo tính chất mức độ
nghiêm trọng, phức tạp của vụ án mà Kiểm sát viên đăng ký báo
cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng, tập thể lãnh đạo Viện Kiểm sát
hoặc báo cáo Uỷ ban kiểm sát nghe và cho ý kiến.
(1) Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
a- Báo cáo án
Theo quy định tại Điều 6 Quy chế số 121120041QĐ-
VKS TC ngày 16 . 9. 2004 thi:
"Trước khi tham gia phiên toà . . . Kiểm sát viên và Thủ
trưởng đơn vị phải báo cáo lãnh đạo Viện về việc giải
quyết vụ án.
Việc báo cáo án phải bằng văn bản ghi rõ lý lịch bi cáo,
tóm tắt nội dung vụ án, hành vi phạm tội của từng bị cáo,
hệ thống các chứng cứ buộc tội, gỡ tội, các tình tiết tăng
nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, những mâu thuẫn
của các tài liệu, phương án giải quyết, . . . quan điểm giải
quyết vụ án của Viện kiểm sát đã giải quyết vụ án; đề xuất
đường lối giải quyết vụ án, áp dụng pháp luật để xử lý .
Như vậy, báo cáo án và nghe báo cáo án trước khi Kiểm sát
viên đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên toà, thực hành quyền
công tố, Kiểm sát xét xử tại phiên toà là thao tác nghiệp vụ, thủ
tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Báo cáo án
là thực hiện nguyên tắc lãnh đạo tập trung, thống nhất của Viện
trưởng của Viện kiểm sát đối với việc giải quyết vụ án cụ thể thuộc
trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân. Đồng thời, thông qua
việc báo cáo án, Kiểm sát viên cũng thấy được trách nhiệm của
mình trong việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để làm tốt nhiệm
vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự.
Về hình thức: Văn bản báo cáo án phải ghi rõ ngày, tháng,
năm báo cáo án, người báo cáo án phải ký tên, nêu ý kiến của Kiểm
sát viên là lãnh đạo đơn vị (Viện Kiểm sát nhân dân tối cao là lãnh
đạo Vụ, Ở Viện Kiểm sát tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là
lãnh đạo cấp Phòng). Văn bản báo cáo án phải được lưu giữ trong
hồ sơ kiểm sát vụ án.
Bản báo án phải ghi rõ lý lịch bị can: họ, tên, ngày, tháng, năm
sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, thành
phần xã hội, quan hệ gia đình, những đặc điểm cơ bản thuộc về
nhân thân như tiền án, tiền sự... của bị can, ngày tạm giam. Ngoài
ra, báo cáo cũng ghi đầy đủ về các thông tin của người bị hại, bị
đơn dân sự, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên
quan, người đại diện hợp pháp.
Về nội dung bản báo cáo: Báo cáo án phải nêu tóm tắt nội dung
vụ án, cụ thể là: thời gian, địa điểm, hoàn cảnh nơi phạm tội. Diễn
biến của hành vi phạm tội. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội?
vụ án do một hay nhiều người thực hiện, có đồng phạm không, vai
trò trách nhiệm từng người trong vụ án; tính chất lỗi của từng
người tham gia? mục đích và động cơ phạm tội của từng người? tính
chất và mức độ thiệt hại (về vật chất và phi vật chất)? Báo cáo cần
phân tích và viện dẫn đầy đủ các chứng cứ xác định có tội và chứng
cứ xác định không có tội, cụ thể là: lời khai nhận tội hoặc chối tội
của bị can, lời khai của người bị hại, người làm chứng, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Do vậy, yêu cầu Kiểm sát viên phải
báo cáo đầy đủ các lời khai (kể cả lời khai do cơ quan điều tra thu
thập và các lời khai do Viện kiểm sát thu thập) để lãnh đạo có đầy
đủ các thông tin trước khi quyết định phương hướng xử lý vụ án.
Báo cáo cụ thể biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản khám
nghiệm tử thi; các vật chứng thu thập được, những dấu vết, tài liệu
thu thập được có ý nghĩa chứng minh hoặc phủ nhận hành vi phạm
tội Kết luận giám định về những vấn đề xác định sự thật vụ án
(giám định tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự, giá trị tài sản, tỷ lệ
thương tật, tốc độ xe cơ giới, vật liệu nổ, vũ khí, tiền giả, séc giả, ma
tuý, tài chính...). Báo cáo cần nêu rõ những điểm khác nhau và
những mâu thuẫn trong các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được.
Khi báo cáo Kiểm sát viên có thể đọc văn bản đã được chuẩn bị, sau
đó, trình bày thêm trên sơ đồ hiện trường, bàn chiếu.
Cần lưu ý là, đối với các vụ án có hiện trường như giết người,
vi phạm luật lệ giao thông, các vụ án cháy, nổ, các vụ án gây rối . . .
Kiểm sát viên cần vẽ hiện trường, sơ đồ. Nếu hồ sơ vụ án mà cơ
quan điều tra không vẽ hiện trường, qua nghiên cứu lời khai và các
tài liệu có trong hồ sơ, Kiểm sát viên cần vẽ lại hiện trường để báo
cáo minh hoạ cụ thể.
Thực tiễn vừa qua có nhiều vụ án Kiểm sát viên đã nghiên cứu
kỹ hồ sơ và báo cáo đầy đủ vụ án góp phần quan trọng giúp lãnh
đạo có những quyết định đúng đắn khi giải quyết vụ án. Tuy nhiên,
cũng có nhiều vụ án, Kiểm sát viên chỉ báo cáo vụ án trên cơ sở kết
luận điều tra của Cơ quan điều tra, những mâu thuẫn, những điểm
khác nhau của các tài liệu không được đề cập. Đây là những
nguyên nhân quan trọng dẫn đến oan sai khi quyết định truy tố.
Ví dụ, Vụ án Kim Lắc Ở Trà Vinh.
Vào khoảng 08 giờ 30 ngày 18. 10. 1998, Nguyễn Thị
Phượng, Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Thị Lùng và Ngô Văn
Cường đi ra Vườn để bẻ quả bình bát tại bờ kênh ông Kép.
Cùng thời điểm này Kim Lắc (Sao" và Trần sắc Lil có qua
bờ kênh ông Tạo và gặp Thạch Ngọc Tấn. Sau đó Lắc,
Tấn và Lil đã bàn nhau đến trêu chọc và cưỡng hiếp chị
Phượng, nhưng chị Phượng chạy thoát. Sau đó cả ba tên
bắt được và cường hiếp cháu Vân. Sau khi cưỡng hiếp
xong, cả ba tên đưa cháu Vân dìm xuống đáy kênh. Sau
đó Lắc, Lil và Tấn bi bắt để điều tra. Bản án sơ thẩm số
110/TA ngày 08. 12. 1999 đã tuyên phạt Kim Lắc tử hình,
Thạch Ngọc Tấn tù chung thân, Trần Lil 18 năm tù về tội
hiếp dâm trẻ em và tội giết người. Quá trình giải quyết vụ
án này các bị cáo lúc nhận lúc không và cho rằng lúc nhận
tội là do bị đánh đập. Đặc biệt các bị cáo đều khai rằng,
sở d họ nhận tội là do Điều tra viên hướng dẫn khai và khi
thực nghiệm điều tra cũng do Điều tra viên hướng dẫn làm.
Còn những người làm chứng thì khai mâu thuẫn với nhau,
nhưng không được đối chất làm rõ. Tuy nhiên, Kiểm sát
viên không phát hiện các vi phạm này, nhất là các bị cáo
khai do bị Điều tra đánh cũng không được Kiểm sát viên
xác minh để báo cáo lãnh đạo cho ý kiến. Do có nhiều
mâu thuẫn nên vụ án này đã bi cấp phúc thẩm huỷ án để
điều tra xét xử lại và hiện nay vụ án đã được Cơ quan điều
tra đình chỉ(1)
- Báo cáo về áp dụng pháp luật: Báo cáo cần đối chiếu giữa
hành vi phạm tội của bị can với các quy định của BLHS để xác định
rõ hành vi của bị can phạm tội gì, theo điều, khoản nào của BLHS.
Ngoài quy định của BLHS, Kiểm sát viên cần căn cứ vào các văn
bản pháp luật khác để viện dẫn áp dụng đối với bị can, nhất là
trong các trường hợp điều luật quy định về tội phạm của BLHS lại
dưới dạng quy định cần viện dẫn các văn bản pháp luật khác. Ví
dụ: Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây
hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 BLHS). Trong trường hợp này, để
xác định tội danh, điều khoản áp dụng đối với bị can phải viện dẫn
thêm các văn bản pháp luật khác có liên quan như pháp luật về
kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng, đầu tư xây dựng, kế toán,
xuất nhập khẩu . . . Hoặc khi nghiên cứu vụ án về vi phạm các quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202
(1) Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
BLHS), thì Kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ điểm 4 mục I của
Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP Toà án nhân dân tối cao ngày
17.04.2003 về: Các tình tiết "gây thiệt hại nghiêm trọng", "gây hậu
quả rất nghiêm trọng", "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng". Ngoài
ra, Kiểm sát viên cần nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật
hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật như các thông tư
liên tịch, các nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân
tối cao hướng dẫn về những nội dung có liên quan.
- Về đề xuất đường lôi giải quyết vụ án. Đây là nội dung rất
quan trọng của báo cáo án. Việc đề xuất đường lối giải quyết vụ án
đúng đắn sẽ giúp cho lãnh đạo quyết định chính xác việc xử lý vụ
án. Quyết định của lãnh đạo Viện về xử lý vụ án phần lớn là dựa
trên những đề xuất của Kiểm sát viên. Để cho việc đề xuất có căn
cứ, ngoài việc nêu những căn cứ chứng minh bị can phạm tội gì,
theo điều, khoản nào của BLHS, báo cáo án cần xác định rõ những
tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của
bị can, bị cáo (Điều 46, 48 BLHS), trong đó, cần phân biệt rõ những
tình tiết có tính chất tăng nặng hoặc giảm nhẹ chung đối với tất cả
các bị can, bị cáo trong vụ án có đồng phạm (phạm tội có tổ chức,
phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, phạm tội chưa gây thiệt hại
hoặc gây thiệt hại không lớn. . . ) và các tình tiết tăng nặng, giảm
nhẹ chỉ gắn liền với từng bị can, bị cáo như tái phạm, tái phạm
nguy hiểm, phạm tội nhiều lần, cố tình thực hiện tội phạm đến
cùng, tự thú, thật thà khai báo, tố giác tội phạm, lập công chuộc
tội, người phạm tội là người già, phụ nữ có thai, người có nhược
điểm về thể chất hoặc tinh thần . . . Trong trường hợp vụ án vừa có
tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì báo cáo án phải
đánh giá toàn diện trên tất cả các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ
để xác định ảnh hưởng của các tình tiết tăng nặng hay các tình tiết
giảm nhẹ lớn hơn. Trên cơ sở đó, đề xuất hướng xử lý phạt tăng
nặng hay giảm nhẹ đối với bị can, bị cáo, đồng thời cũng cần xác
định rõ bị can, bị cáo có căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự hay
không? có thể đề nghị cho bị cáo được hưởng án treo hoặc áp dụng
các hình phạt nhẹ như cảnh cáo, cải tạo không giam giữ không,
hay phải đề nghị Toà án áp dụng những hình phạt nghiêm khắc . . .
Nội dung báo cáo vụ án cũng cần đề cập đến các tình tiết mà
qua nghiên cứu hồ sơ thấy khác với kết luận điều tra, những nội
dung mà Viện kiểm sát yêu cầu điều tra, nhưng quá trình điều tra
chưa được làm rõ. Đối với các nội dung mà cơ quan điều tra chưa
làm rõ thì Kiểm sát viên cũng cần nêu rõ các phương pháp tiến
hành. Như cần xác minh thêm vấn đề gì, ai xác minh và thời gian
tiến hành... Đối với các vấn đề cần thay đổi nội dung các tình tiết
của vụ án so với bản kết luận điều tra hoặc thay đổi diện truy tố
cũng cần báo cáo kỹ với lãnh đạo Viện.
Đối với các bị can kêu oan, những vấn đề mà dư luận xã hội đề
cập đến các tình tiết của vụ án như điều tra không khách quan,
bỏ lọt tội phạm . . . thì Kiểm sát viên cần báo cáo đầy đủ với Lãnh
đạo Viện.
Khi báo cáo án, các Kiểm sát viên lưu ý cần phải hết sức bình
tĩnh, trả lời mạch lạc các câu hỏi của Viện trưởng và các thành viên
hội nghị. Những vấn đề nào chưa trả lời được thì ghi chép trả lời
sau. Sau khi nghiên cứu kỹ các tình tiết của hồ sơ vụ án, những ý
kiến chất vấn của lãnh đạo Viện Kiểm sát sẽ được giải trình cụ thể.
b- Nghe báo cáo án. Theo quy định tại Điều 36 BỘ luật TTHS,
Viện trưởng Viện kiểm sát có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức và
chỉ đạo các hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc
tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự; quyết định
việc truy tố. . . Như vậy, nghe báo cáo án là hoạt động nghiệp vụ của
Viện trưởng Viện kiểm sát trong việc giải quyết vụ án hình sự để
thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng theo quy định
của pháp luật. Nghe báo cáo án cũng là hình thức để Viện trưởng
trực tiếp chỉ đạo thực hiện chức năng thực hành quyền công tố,
kiểm sát hoạt động tư pháp và cũng là hình thức để Viện trưởng
thực hiện việc quản lý tập trung thống nhất đối với hoạt động thực
hiện chức năng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, không
phải bất kỳ vụ án nào cũng phải báo cáo Viện trưởng hoặc Uỷ ban
kiểm sát. Vấn đề ở chỗ là phải có sự phân cấp để vừa bảo đảm công
tác quản lý chỉ đạo của Viện trưởng, đồng thời, nêu cao tính tự chịu
trách nhiệm của mỗi cấp Kiểm sát khi giải quyết vụ án hình sự.
Theo quy định tại Điều 5 Quy chế về chức trách, nhiệm vụ,
quyền hạn và lề lối làm việc của Ban cán sự Đảng Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao (Ban hành kèm theo Quyết định SỐ01/QĐ-BCSĐ
ngày 18.7.2007), thì nhiệm vụ, quyền hạn trong việc thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao được quy
định như sau:
"Ban cán sự đảng có trách nhiệm xem xét, quyết nghị
báo cáo Bộ Chính tri, Ban Bí thư những vấn đề sau:
- Những việc do Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu chỉ
đạo kiểm tra và báo cáo;
- Những việc do ngành Kiểm sát trực tiếp giải quyết
thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành có liên quan đến xử
lý trách nhiệm hình sự đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính
trị, Ban Bí thư quản lý,
- Các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan
đến an ninh chính trị, đối ngoại, trật tự quản lý kinh tế và
trật tự an toàn xã hội hoặc còn có ý kiến khác nhau giữa
các cơ quan tư pháp trung ương; giữa ngành Kiểm sát với
thường trực tỉnh uỷ, thành uỷ và Ban cán sự đảng các bộ,
ngành trung ương"
Tại Điều 9 Quy chế số 02/QĐ-V9 ngày 29.4.1996 về chế độ làm
việc của Viện trưởng, Phó Viện trưởng và Uỷ ban kiểm sát Viện
kiểm sát nhân dân tối cao đã quy định trách nhiệm của Uỷ ban
kiểm sát nghe và cho ý kiến về những vụ án hình sự, dân sự quan
trọng, những vụ, việc do Chủ tịch nước và Uỷ ban thường vụ Quốc
hội yêu cầu chỉ đạo, kiểm tra.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Quy chế số 120/2004/QĐ-
VKSTC ngày 14.9.2004 thì "Khi có ý kiến khác nhau giữa Kiểm sát
viên được phân công thực hành quyền công tôlvà kiểm sát điều tra
Với lãnh đạo trực tiếp hoặc giữa các đơn vị nghiệp vụ cùng cấp thì
thủ trưởng các đơn vị nghiệp vụ báo cáo Phó Viện trưởng phụ trách
quyết định, Viện trưởng là người quyết định cuối cùng. Quyết định
của Viện trưởng, Phó Viện trưởng được ghi vào báo cáo của đơn vị
nghiệp vụ và lưu trong hồ sơ kiểm sát điều tra vụ án.
Đôi với những vụ án nghiêm trọng, phức tạp, án trọng điểm,
nếu thấy cần thiết, Viện trưởng có thể đưa ra Uỷ ban kiểm sát hoặc
tập thể lãnh đạo Viện thảo luận trước khi quyết đinh".
Thực tiễn vừa qua cho thấy có nhiều vụ án nghiêm trọng, đặc
biệt nghiêm trọng, những vụ án được dư luận xã hội quan tâm đặc
biệt, những vụ án đình chỉ có tạm giam, những vụ án Toà tuyên
không phạm tội, những vụ án liên quan đến các chức sắc tôn giáo,
dân tộc . . . cũng cần đưa ra thảo luận tập thể để hạn chế sai sót. Do
vậy, ngoài những quy định trên đây cần lưu ý đối với các vụ án rất
nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, các vụ án đình chỉ điều tra do
không phạm tội có tạm giam, các vụ án đình chỉ do miễn trách
nhiệm hình sự (có khả năng lọt tội), các vụ án Toà tuyên không
phạm tội, các vụ án được dư luận quan tâm, các vụ án có liên quan
đến nhân sỹ in thức, liên quan đến người nước ngoài, liên quan đến
các chức sắc tôn giáo, dân tộc . . . thì cần đưa ra tập thể Uỷ ban Kiểm
sát hoặc lãnh đạo Viện thảo luận quyết định. Do vậy, tuỳ từng vụ
án cụ thể, căn cứ vào tính chất, mức độ của từng vụ án, Viện trưởng
có thể mời các lãnh đạo Viện Kiểm sát tham dự (tập thể lãnh đạo
Viện Kiểm sát) hoặc Uỷ ban kiểm sát cùng nghe theo quy chế hoạt
động của lãnh đạo Viện Kiểm sát, Uỷ ban kiểm sát. Trong các buổi
họp của lãnh đạo Viện Kiểm sát cho ý kiến về giải quyết án, Viện
trưởng có thể mời Thủ trưởng các đơn vị có liên quan dự.
Cuộc hội nghị nghe báo cáo án được thực hiện theo trình tự
sau đây:
Thứ nhất, bản báo cáo án phải được gửi trước cho các thành
viên dự hội nghị, do vậy, bắt đầu hội nghị Kiểm sát viên chỉ báo
cáo tóm tắt nội dung vụ án. Nếu trong trường hợp vì đột xuất mà
bản báo cáo chưa được gửi trước, thì Kiểm sát viên phải đọc nguyên
văn bản báo cáo. Khi trình bày báo cáo Kiểm sát viên có thể kết
hợp trình bày trên sơ đồ hiện trường, bàn chiếu, xuất trình những
tài liệu để chứng minh, kể cả tài liệu do Cơ quan điều tra thu thập
và các tài liệu do Viện kiểm sát thu thập.
Thứ hai, Thủ trưởng đơn vị (nơi phân công Kiểm sát viên thực
hành quyền công tố vụ án) trình bày bổ sung để làm rõ nội dung
báo cáo và đưa ra quan điểm giải quyết vụ án. Các vụ án báo cáo
Viện trưởng hoặc Uỷ ban kiểm sát, thì Thủ trưởng đơn vị phải có
mặt để trực tiếp báo cáo. Trong trường hợp Thủ trưởng vắng có lý
do thì Lãnh đạo cấp phó đi thay để báo cáo.
Thứ ba, việc đặt các câu hỏi cho Kiểm sát viên trả lời, giải
trình. Sau khi nghe Kiểm sát viên báo cáo, Viện trưởng chủ trì hội
nghị có thể tóm tắt những nội dung cần được xem xét, giải quyết,
có thể đặt các câu hỏi để Kiểm sát viên giải trình hoặc làm rõ thêm.
Các thành viên tham dự hội nghị có quyền đặt các câu hỏi về
những vấn đề chưa rõ liên quan đến các tình tiết của vụ án như:
biên bản ghi lời khai, biên bản khám nghiệm hiện trường, khám
nghiệm tử thi, biên bản phạm pháp quả tang, biên bản thu giữ vật
chứng, kết luận giám định pháp y, giám định thương tật và các thủ
tục tố tụng v.v. . . Các câu hỏi có thể để làm rõ về các chứng cứ buộc
tội hay chứng cứ gỡ tội.
Vì vậy, trong cuộc họp này không hạn chế các câu hỏi của các
thành viên. Tuy nhiên, để tránh làm mất thời gian, việc đặt ra các
câu hỏi cũng phải đúng nội dung vụ án và không nên lặp lại các
câu hỏi của người khác đã hỏi. Muốn vậy, đòi hỏi các thành viên dự
hội nghị phải nghiên cứu kỹ tài liệu đã gửi từ trước. Đồng thời, để
giúp cho Kiểm sát viên trả lời chính xác, các thành viên dự hội
nghị nên có phương pháp hỏi gợi mở, tạo không khí dân chủ, chân
thành và cởi mở nhằm làm cho Kiểm sát viên chủ động trả lời theo
nội dung đã chuẩn bị, tránh phương pháp hỏi có tính chất khẳng
định, truy chụp hoặc to tiếng, căng thẳng. Bởi vì, với phương pháp
hỏi như vậy rất dễ làm cho người trả lời mất bình tĩnh, dẫn đến trả
lời không chính xác, thậm chí trả lời một cách đối phó. Trong
trường hợp Kiểm sát viên chưa trả lời được, thì Thủ trưởng đơn vị
có thể giải trình các câu hỏi mà hội nghị yêu cầu.
Những câu hỏi mà lãnh đạo Viện kiểm sát và thành viên Uỷ ban
kiểm sát yêu cầu Kiểm sát viên giải trình là dựa trên các tài liệu đã
được thu thập được của hồ sơ vụ án, cho nên rất có thể đây cũng là
những vấn đề mà bị cáo, người bào chữa, người có nghĩa vụ liên quan
đưa ra tại phiên toà. Do vậy, Kiểm sát viên coi đây là cơ hội để làm
quen các câu hỏi và tập dượt việc trả lời để chuẩn bị tham gia tranh
luận tại phiên toà. Do đó, Kiểm sát viên ghi chép đầy đủ và trả lời
từng câu hỏi theo quan điểm mà mình đã chuẩn bị.
- Thứ tư, tiến hành thảo luận. Sau khi Kiểm sát viên và Thủ
trưởng đơn vị giải trình, Viện trưởng chủ toạ cuộc họp sẽ điều
khiển các thành viên thảo luận. Việc thảo luận, đánh giá về tính
chất, mức độ của hành vi phạm tội, về con người phạm tội, có tội
hay không có tội, tội gì và cần áp dụng hình thức xử lý? Do vậy, kết
quả nhận định đánh giá đó đúng hay không phụ thuộc rất lớn vào
năng lực nhận thức và không khí dân chủ của cuộc họp. Vì vậy,
trong các cuộc hội nghị duyệt án đòi hỏi Viện trưởng người chủ trì
hội nghị, cần phát huy cao tính dân chủ để gợi mở các ý kiến thảo
luận có trọng tâm, hạn chế tối đa việc thảo luận theo hướng áp đặt,
thậm chí có lúc làm cho hội nghị căng thẳng không cần thiết.
Trên cơ sở ý kiến của các thành viên tham gia cuộc họp, nội
dung giải trình của Thủ trưởng và Kiểm sát viên, Viện trưởng chủ
trì cuộc họp sẽ nêu ý kiến của mình về những vấn đề giữa các
thành viên còn có ý kiến khác nhau. Nếu sau đó vẫn còn ý kiến
khác nhau, thì các thành viên tiếp tục thảo luận để làm rõ, nếu
qua thảo luận mà đa số thành viên có ý kiến thống nhất, thì Viện
trưởng kết luận. Trong trường hợp những vấn đề nêu ra nhưng
chưa được giải trình rõ (như cần gặp bị can để xem xét một số tình
tiết, các lời khai mâu thuẫn chưa được đối chất, hoặc một số lời
khai chưa được xác minh . . .) thì Viện trưởng yêu cầu Thủ trưởng
đơn vị và Kiểm sát viên trực tiếp nghiên cứu hồ sơ, nếu cần thì xác
minh một số vấn đề để báo cáo lại. Trong trường hợp vụ án có
nhiều tình tiết phức tạp, quan điểm đánh giá còn khác nhau thì
Viện trưởng yêu cầu các đơn vị có liên quan tiếp tục chuẩn bị và
báo cáo Viện trưởng, đồng thời, nếu cần thiết có thể báo cáo vụ án
với lãnh đạo liên ngành.
Thứ năm, kết luận của Viện trưởng Viện kiểm sát về vụ án.
Kết luận của Viện trưởng về giải quyết vụ án là mệnh lệnh bắt
buộc thi hành đối với các Kiểm sát viên và Thủ trưởng các đơn vị.
Kết luận của Viện trưởng và toàn bộ ý kiến của các thành viên hội
nghị cần được ghi vào biên bản cuộc họp: tóm tắt nội dung vụ án,
các chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, các tình tiết tăng nặng,
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, tính chất mức độ của hành vi phạm
tội, hậu quả của hành vi phạm tội gây ra, vai trò trách nhiệm của
từng người có hành vi phạm tội, căn cứ pháp luật để áp dụng
đường lối xử lý, những việc làm tiếp theo để hoàn thiện hồ sơ,
chứng cứ. . . Kiểm sát viên ghi biên bản trung thực các ý kiến thảo
luận và kết luận của Viện trưởng. Biên bản cuộc họp cần được lưu
vào hồ sơ kiểm sát. Đây là căn cứ để các Kiểm sát viên tiến hành
các bước tiếp theo của trình tự tố tụng hình sự.
III. KỸ NĂNG XÂY DỰNG CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1 . Kỹ năng xây dựng bản cáo trạng
Theo quy định của Điều 13 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân
dân năm 2002 và các điều 36, 166, 167 BỘ luật TTHS thì: Viện
kiểm sát nhân dân khi thực hành quyền công tô' trong giai đoạn
điều tra, trên cơ sở kết quả kiểm sát điều tra, sau khi nghiên cứu,
đánh giá một cách toàn diện, khách quan, đầy đủ hồ sơ vụ án và
bản Kết luận điều tra đề nghị truy tôi của cơ quan điều tra, nếu
thấy có đủ cơ sở và cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì
Viện kiểm sát quyết đinh truy tô~bị can ra trước Toà án đê xét xử.
Theo điểm a, khoản 2 Điều 37 Quy chế số 120/2004/QĐ-VKSTC
ngày 14. 9.2004, thì sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án nếu thấy có đủ
căn cứ thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định việc truy tôm can.
"Nêu có đủ căn cứ truy tôlthì Kiểm sát viên lập bản cáo trạng truy
tô bị can và báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng duyệt ký, gửi bản
cáo trạng kèm theo hồ sơ vụ án đen Toà án có thẩm quyền xét xử.
Bản cáo trạng thể hiện đầy đủ các nội dung theo đúng quy đinh tại
Điều 167 của Bộ luật tô/tụng hình sự và được lập theo mẫu do Viện
kiểm sát nhân dân tôi cao quy định". Đây là quyền năng pháp lý
rất quan trọng của Viện kiểm sát nhân dân.
Bản cáo trạng là văn bản pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân
để truy tố bị can, là căn cứ làm phát sinh hoạt động xét xử của Toà
án, ghi nhận và phản ánh kết quả của toàn bộ quá trình điều tra
và kiểm sát điều tra. Bản cáo trạng là văn bản pháp lý tổng hợp
của hoạt động tư duy lôgíc trên cơ sở phân tích, đánh giá nhiều mặt
từ các chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội. Cáo
trạng không phải là sự chắp vá các mảnh vụn của các sự kiện và
không phải chỉ là sự tổng hợp trên những trang viết mà là kết quả
của lao động trí tuệ trên cơ sở trí thức khoa học pháp lý và kinh
nghiệm nghề nghiệp của Kiểm sát viên.
Bản cáo trạng truy tố bị can phải đảm bảo những quy định tại
Điều 167 Bộ luật TTHS, bởi đó là hình thức thực hiện thẩm quyền
quyết định truy tố của Viện kiểm sát nhân dân được ghi nhận tại
Điều 13 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 và các
điều 36, 166, 167 Bộ luật TTHS.
Như vậy, bản cáo trạng là văn bản pháp lý mang tính quyền lực
nhà nước. Quyền công tố là quyền lực nhà nước do Viện kiểm sát
nhân dân - là cơ quan nhà nước duy nhất thực hiện để truy tố người
phạm tội ra trước Toà án nhân dân để xét xử. Bản cáo trạng thể
hiện quan điểm của Nhà nước đối với tội phạm và người phạm tội.
Theo khoản 1 và khoản 3 Điều 166 Bộ luật TTHS thì sau khi
nhận được hồ sơ vụ án do Cơ quan điều tra chuyển sang đề nghị
truy tố, nếu có căn cứ thì Viện kiểm sát quyết định truy tố bằng
bản cáo trạng. Khoản 3 Điều 166 Bộ luật TTHS quy định: "Trong
trường hợp truy tô/ thì trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết
định truy tô bằng bản cáo trạng... ". Như vậy, bản cáo trạng cũng
chính là quyết định truy tố của Viện kiểm sát nhân dân.
"1. Nội dung bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, giờ, tháng,
năm, địa điểm xảy ra tội phạm; thủ đoạn, mục đích, động
cơ phạm tội, hậu quả của tội phạm và những tình tiết quan
trọng khác; những chứng cứ xác định tội trạng của bị can,
những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự, nhân thân của bi can và mọi tình tiết khác có ý
nghĩa đối với vụ án.
Phần kết luận của cáo trạng ghi rõ tội danh và điều
khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng
2. Bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, tháng, năm tập cáo
trạng; họ tên; chức vụ và chữ ký của người ra bản cáo
trạng" Điều 167 Bộ luật TTHS'?
2. Địa vị pháp lý của bản cáo trạng
Theo quy định của BLTTHS, Cơ quan điều tra có trách nhiệm
khởi tố và điều tra các vụ án hình sự. Sau khi kết thúc việc điều
tra nếu thấy đủ căn cứ pháp luật để truy tố thì cơ quan điều tra
làm bản kết luận điều tra đề nghị Viện kiểm sát truy tố. Bản kết
luận điều tra và hồ sơ vụ án được chuyển sang Viện kiểm sát cùng
cấp để nghiên cứu, quyết định việc truy tố.
Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ thực hành quyền công tố
và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình điều tra của
Cơ quan điều tra. Sau khi nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án, nếu có
đủ căn cứ pháp luật để truy tố người phạm tội ra Toà, thì Viện
kiểm sát làm bản cáo trạng truy tố vụ án trước Toà án cùng cấp.
Bản cáo trạng và hồ sơ vụ án được chuyển sang Toà án để xét xử.
Như vậy, bản cáo trạng là văn bản pháp lý do Viện kiểm sát
ban hành để thực hiện quyền công tố nhà nước trong việc quyết
định truy tố người phạm tội ra Toà án để xét xử. Trong các cơ quan
tiến hành tố tụng, Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất được giao
trọng trách truy tố người phạm tội ra Toà.
Bản cáo trạng và bản kết luận điều tra tuy là hai văn bản pháp
lý xác định trách nhiệm hình sự về một vụ án hình sự và người
phạm tội cụ thể, nhưng giữa chúng có những khác nhau căn bản.
Nếu như bản kết luận điều tra đánh dấu kết thúc giai đoạn điều
tra, thì bản cáo trạng là khởi đầu giai đoạn xét xử vụ án hình sự.
Nếu như bản kết luận điều tra trình bày diễn biến hành vi phạm
tội, nêu rõ các căn cứ chứng minh tội phạm và các ý kiến đề xuất
giải quyết vụ án, thì bản cáo trạng phải trình bày cụ thể về nội
dung vụ án, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự, ghi rõ tội danh và điều khoản của BLHS.
Bản cáo trạng không chỉ là văn bản pháp lý quyết định đưa
người phạm tội ra Toà để xét xử, mà còn là văn bản xác nhận giới
hạn của việc xét xử của Toà án. Nghĩa là, Toà án chỉ được xét xử
trong phạm vi nội dung của bản cáo trạng đã nêu. Theo quy định
tại Điều 196 Bộ luật TTHS thì "Toà án chỉ xét xử những bị cáo và
những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tôi và Toà án
đã quyết định đưa vụ án ra xét xử. Toà án có thể xét xử bị cáo theo
khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tô/trong cùng một
điều luật hoặc về một tội phạm khác bằng jloặc nhẹ hơn tội mà
Viện kiểm sát truy tôi
Bản cáo trạng cũng là căn cứ để Toà án chuẩn bị cho việc xét xử
như: Quyết định đưa vụ án ra xét xử (Điều 178 Bộ luật TTHS); Triệu
tập những người cần xét hỏi đến phiên toà (Điều 183); Quyết định
số lượng thành viên của Hội đồng xét xử (Điều 185); yêu cầu Đoàn
luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho bị cáo
về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình và bị cáo là
người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể
chất (khoản 2 Điều 57 Bộ luật TTHS); thành phần hội đồng xét xử
phải có Hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ đoàn thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh nếu bị cáo là người chưa thành niên (Điều 307).
Ngoài ra, bản cáo trạng còn làm phát sinh quyền và nghĩa vụ
của những người có liên quan. Vì bản cáo trạng chính là Quyết
định truy tố người phạm tội ra trước Toà án, nên không những làm
phát sinh quyền và nghĩa vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng như
Viện kiểm sát, Toà án mà còn làm phát sinh nhiều chủ thể tham
gia tố tụng như bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân
sự người bào chữa, người giám hộ, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan . . . Khi bản cáo trạng được ban hành thì Cơ quan tiến
hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng căn
cứ vào nội dung cáo trạng để chuẩn bị thực hiện quyền và nghĩa vụ
của mình tại phiên Toà.
3. Thực trạng hoạt động xây dựng bản cáo trạng
a- ưu điểm của hoạt động xây dưng bản cáo trạng
Căn cứ các quy định của pháp luật tố tụng hình sự và quy chế
công tác của ngành, thời gian qua Viện kiểm sát các cấp đã chú
trọng xây dựng bản cáo trạng theo đúng mẫu hướng dẫn của Viện
kiểm sát nhân dân tối cao. Các bản cáo trạng cơ bản đáp ứng được
các yêu cầu về hình thức và nội dung, thể hiện tinh thần đấu tranh
kiên quyết với các loại tội phạm, phục vụ kịp thời yêu cầu của công
cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, đáp ứng nguyện vọng của
nhân dân.
Các bản cáo trạng đã đảm bảo tính có căn cứ và tính hợp pháp,
truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, góp phần làm giảm
đáng kể tình trạng oan, sai. Các bản cáo trạng đã phản ánh được
tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, mục đích, động cơ
phạm tội, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, nhân thân người
phạm tội, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, các chứng cứ kết
tội gỡ tội.
Viện kiểm sát nhân dân các cấp cơ bản đã thực hiện đúng yêu
cầu của ngành về kỹ thuật xây dựng văn bản. Bản cáo trạng có bố
cục khoa học, nội dung văn bản ngắn gọn, súc tích, rõ ràng, chính
xác đầy đủ văn phong trong sáng, phản ánh được các thông tin
cần thiết như: cơ quan ra quyết định truy tố theo điều, khoản,
điểm của BLHS, việc áp dụng các chế tài. hình phạt. . .
- Những tồn tại chủ yếu trong việc xây dựng bản cáo trạng:
+ Về hình thức của bản cáo trạng.
Hiện nay nhiều bản cáo trạng đã nêu được các căn cứ Điều 36,
Điều 166, Điều 167 Bộ luật TTHS quy định về nhiệm vụ, quyền
hạn của Viện kiểm sát nhân dân đối với hoạt động điều tra và là
căn cứ để Viện kiểm sát truy tố bị can ra trước Toà án bằng bản
cáo trạng.
Tuy nhiên, có nhiều bản cáo trạng việc vận dụng các căn cứ
pháp luật thiếu chính xác, một số bản cáo trạng không trích rõ
điểm, khoản, điều luật áp dụng. Hoặc có bản cáo trạng không ghi
rõ nơi nhận. Có bản cáo trạng lại chia thành những phần lớn như:
nội dung sự việc phạm tội, kết luận, lý lịch bị can, đánh giá. . . việc
chia cáo trạng thành những phần như thế này làm cho bản cáo
trạng thiếu tính lôgíc. Đáng lưu ý là có vụ án, cùng sự việc phạm
tội, nhưng Viện kiểm sát truy tố bị can bằng ba bản cáo trạng.
Ví dụ, Vụ án Nguyễn Hồng Lĩnh
Trong vụ án này bị cáo bị Viện kiểm sát tỉnh ~ truy tố
bằng ba bản cáo trạng cùng ngày 18 . 6. 2004, cùng số 49.
Bản thứ nhất truy tố bị can Lĩnh về tội "Tàng trữ, mua bán
trái phép chất ma tuý" theo điểm b, h khoản 2 Điều 194
BLHS. Bản cáo trạng thứ hai lại truy tố bị can Lĩnh về hai
tội "Tàng trữ trái phép chất ma tuý" theo điểm b, h khoản
1 Điều 194 Bộ luật hình sự và tội "Mua bán trái phép chất
ma tuý" theo khoản 1 Điều 194 BLHS. Bản cáo trạng thứ
ba cũng số và ngày trên đây nhưng lại truy tố bị can hai tội
"Tàng trữ trái phép chất ma tuý" theo điểm h khoản 2 Điều
194 BLHS và tội "Mua bán trái phép chất ma túy" theo
ư ' ' b khoản 2 Điều 194 BLHS. Trong khi đó, bị can
Nguyễn Hồng Lĩnh chỉ nhận được bản cáo trạng truy tố bị
can về tội " Tàng trữ trái phép chất ma tuý" theo điểm h
khoản 2 Điều 194 BLHS(I).
Có nhiều bản cáo trạng khi nêu căn cứ pháp lý còn chung
chung, không viện dẫn điều luật cụ thể như: căn cứ Luật tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân; căn cứ BLHS và BLHS. Trong khi đó, có
bản cáo trạng lại căn cứ vào quyết định khởi tố vụ án hình sự của
Cơ quan điều tra về hành vi phạm tội của bị can, không căn cứ vào
tội danh và điều luật là không đúng với quy định của pháp luật.
Nhiều bản cáo trạng khi đề cập đến nhân thân bị can thì viết rất
đơn giản, ví dụ bị cáo sinh năm . . . , trú quán . . . (không ghi ngày,
tháng, năm sinh).
+ Những tồn tại về mặt nội dung.
Thứ nhất, bản cáo trạng nhìn chung còn tập trung các tình tiết
tăng nặng. Thực tiễn cho thấy, các bản cáo trạng thường mô tả như
bản kết luận điều tra, chỉ tập trung nêu các tình tiết tăng nặng, ít
chú ý đến các tình tiết giảm nhẹ. Đặc biệt nhiều bản cáo trạng chỉ
tập trung nêu chứng cứ buộc tội và các tình tiết tăng nặng, còn các
chứng cứ gỡ tội, các tình tiết giảm nhẹ thì không chú ý đề cập, làm
cho bản cáo trạng phân tích một chiều, không khách quan. Việc
phân tích, chứng minh hành vi phạm tội chưa sâu sắc. Vì vậy,
nhiều trường hợp tại phiên Toà bị cáo, người bào chữa đưa ra
những chứng cứ gỡ tội, những tình tiết giảm nhẹ yêu cầu Kiểm sát
viên đối đáp thì Kiểm sát viên lúng túng.
Ví dụ, Vụ án Lê Bá Mai
Bản cáo trạng số 1 5/KSĐ T- TA ngày 26. 0 1 . 2005 của
Viện kiểm sát truy tố Lê Bá Mai về tội "Hiếp dâm trẻ em"
và tội "giết người" theo Điều 112 và Điều 93 BLHS. Bản
cáo trạng này chúng tả hành vi hiếp dâm, giết cháu út của
bị can Lê Bá Mai và nêu nội dung bản khám nghiệm tử thi
và kết luận hành vi phạm tội của Lê Bá Mai. Trong khi đó,
vụ án này có nhiều tình tiết mâu thuẫn, nhiều tình tiết gỡ
tội cho bị can nhưng cáo trạng không đề cập như bị can
(1) Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
có nhiều lời khai mâu thuẫn với nhau, lời khai của bi can
mâu thuẫn với lời khai của những người làm chứng, lời khai
người làm chứng thì mâu thuẫn với nhau và mâu thuẫn với
biên bản khám nghiệm hiện trường nhưng không được cáo
trạng đề cập, phân tích hay để từ đó có lập luận bác bỏ
hay đồng tình với các tình tiết, hoặc là cáo trạng truy tố bị
can về tội hiếp dâm trẻ em nhưng bản cáo trạng không
nêu rõ tại sao hành vi của bị can lại phạm tội đó, người bị
hại bao nhiêu tuổi. Do vậy, cáo trạng truy tố Lê Bá Mai về
tội hiếp dâm trẻ em và tội giết người là chưa có lập luận và
viện dẫn chứng cứ để chứng minh(1)
Nhiều bản cáo trạng chỉ căn cứ lời khai của người bị hại (như
kết luận điều tra) để kết tội bị can mà không xem xét các chứng
cứ khác như lời khai của bị can và những người làm chứng khác,
các tài liệu đồ vật vật chứng thu được, nhất là các tài liệu, dấu
vết thu lượm tại hiện trường, các dấu vết thương tích trên cơ thể
nạn nhân... để xem xét, phân tích, đánh giá, kết luận. Bởi vì một
nguyên tắc có tính chất kinh điển mà bất cứ khoa học pháp lý
quốc gia nào cũng thừa nhận là: lời khai của người bị hại chỉ
được coi là chứng cứ khi lời khai đó phù hợp với các chứng cứ
khác như lời khai của bị can, người làm chứng, người có quyền lợi
nghĩa vụ liên quan và các tài liệu, vật chứng khác của vụ án.
Đồng thời, khi đã có đủ chứng cứ chứng minh các lời khai và các
vật chứng phù hợp, thì cũng phải xem xét với hành vi đó đã cấu
thành tội phạm cụ thể chưa?
Ví dụ, Vụ án Nguyễn Văn Lãm bị Viện kiểm sát huyện
D bị truy tố tội trộm cắp tài sản.
Theo bản cáo trạng sau khi đi xem bóng đá về qua khu
nhà trọ, Lãm phát hiện có một phòng cửa chỉ khép hờ, liền
lấy đèn gìn dài vào thấy một chiếc điện thoại di động nằm
trên chiếc tủ ti vi kê gần cửa ra vào. Sau đó Lãm bèn lấy
một cây gậy có bịt băng keo thò vào để khều chiếc điện
thoại nhưng chiếc điện thoại rơi. Do vậy, bị phát hiện và
Lãm bị bắt. Theo người người bị hại khai thì lúc đó anh ta
vừa nằm xuống, mới chợp mắt thấy có ánh đèn và có tiếng
động từ của phòng. Anh ta thấy có bóng người, một tay
cầm đèn gìn, một tay cầm gậy đang thò cây gậy vào
(1) Nguồn hồ sơ VKSNDTC
phòng để khều điện thoại. Liền lúc đó anh ta hô và cùng
mọi người bắt được thủ phạm. Lời khai này là cơ sở để
Viện kiểm sát làm cáo trạng truy tố bị can. Tuy nhiên, bị
cáo Lãm lại khai rằng bi cáo thừa nhận có vào khu nhà trọ
để trộm cắp như người người bị hại khai, nhưng vừa rọi đèn
vào phòng thì bị phát hiện truy hô. Bị cáo không thừa nhận
dùng gậy có bịt băng keo để khều điện thoại. Như vậy, bị
cáo đã thò cây gậy vào để khều điện thoại hay chưa thì
giữa bị cáo và người bị hại khai còn mâu thuẫn. Tuy nhiên,
với các chứng cứ này có căn cứ kết luận bị cáo có hành vi
chuẩn bị thực hiện tội phạm. Tại phiên Toà, Hội đồng xét
xử cho rằng Viện kiểm sát truy tố bị cáo khoản 1 Điều 138
BLHS là tội phạm ít nghiêm trọng, nhưng bị cáo chỉ có
hành vi chuẩn bị thực hiện tội phạm, cho nên bị cáo không
phải chịu trách nhiệm hình sự ở giai đoạn chuẩn bị thực
hiện tội phạm đối với tội ít nghiêm trọng. Điều đáng nói ớ
đây là cáo trạng của Viện kiểm sát truy tố bị can về tội
trộm cắp tài sản, nhưng không phân tích, đánh giá như thế
nào về hành vi phạm tội mà chỉ ghi tội danh trộm cắp(1).
Việc chỉ dựa vào lời khai của bị can để xây dựng bản cáo trạng,
mà không chú ý xem xét các chứng cứ khác làm cho bản cáo trạng
không phản ánh đúng thực tế của vụ án.
Ví dụ, Vụ án Lê Hồng út phạm tội giết người ở tỉnh G
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh G,
khoảng 20h ngày 11.2.2006, Phạm Văn Thư đi xe máy
đến nhà trọ số 328 đường Hai Bà Trưng tim bạn tên là
Luyến. Đến nơi Thư gõ cửa gọi Luyến. Lúc này, Lê Hồng
út ở phòng bên nói với Thư. "La vừa thôi, để người khác
nghỉ, ở đây có người lớn, người nhỏ'? Thế rồi hai bên cãi
nhau. Sau đó Thư dùng tay đâm vào mặt út, út đấm lại
Thư Tiếp đó, út lấy dao Thái Lan đâm vào cổ Thư và Thư
ôm út kẻo ra sân. Trong lúc đang bị Thư ôm, út cầm giao
đâm nhiều nhát vào người Thư, làm Thư chết khi đưa đi
cấp cứu Nội dung trên đây của bản cáo trạng chỉ dựa vào
lời khai của bị cáo, không chú ý lời khai của những người
làm chứng khác. những người làm chứng khác cho rằng:
thấy út và Thư đi từ phòng trọ thiên cổng trước, vừa đi vừa
(1) Nguồn báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh
cãi vã nhau, sau đó út và Thư giằng co nhau thì út đâm
Thư ngã gục xuống đất. Lời khai của những người làm
chứng thống nhất với nhau và phù hợp hiện trường. Còn lời
khai của bị can không phù hợp với thực tế khách quan, bởi
vì theo bi cáo khai: sau khi Thư bị đâm một nhát dao vào
cổ thì Thư ôm bị cáo kẻo ra sân. Điều này không phù hợp
với thực tế ở chỗ: Thư bị đâm một nhát vào cổ - vết thương
gây nên cái chất cho Thư - thì Thư lấy đâu sức mà ôm bị
cáo kẻo ra sân như bi cáo khai được nữa. Như vậy, bản
cáo trạng này cũng chỉ căn cứ vào lời khai của bị cáo để
kết luận là không chính xác (1).
Thứ hai, chưa chú trọng việc phân tích, đánh giá các chứng cứ.
Nhiều bản cáo trạng chỉ mô tả hành vi phạm tội của bị can, ít quan
tâm đến trích dẫn các tài liệu chứng cứ để chứng minh (như các
bút lục). Có bản cáo trạng chỉ tập trung phân tích hành vi phạm
tội của bị can này, để lọt các bị can khác, nhưng khi viện dẫn chứng
cứ để chứng minh (các bút lục có trong hồ sơ) lại nêu ở phần "tang
vật thu giữ '. Bên cạnh đó, có bản cáo trạng trong quá trình mô tả
hành vi phạm tội không trích dẫn bút lục mà sau khi mô tả mới
trích dẫn các bút lục, làm cho bản cáo trạng có bố cục không hợp
lý, không lôgíc và rất dài dòng. Cũng có bản cáo trạng, do nghiên
cứu hồ sơ không kỹ, quan điểm đánh giá chứng cứ không toàn diện
nên dẫn đến để lọt tội.
Ví dụ, Do mâu thuẫn từ trước với Trịnh Minh Tuấn, nên
Dương Văn Tám đã rủ Tạ Văn Sấm, Nguyễn Văn Thành
tìm Tuấn để đánh. Trên đường đi tìm Tuấn, bị can Tám
luôn có lời lẽ kích động đồng bọn như tạm cách đánh chết
mẹ nó đi , hoặc "đêm nay tìm được sẽ đánh chết" hoặc là
tâm đánh chết nó đi . Khi gặp Tuấn, Sấm đã rút dao nhọn
đâm chết Tuấn. Sau đó cả bọn chạy trốn, đi được một
đoạn, Sấm nói với mọi người "Em đâm nó rồi'? Tiếp đó
Tám bảo Sấm lau máu trên dao và chạy trốn. Cáo trạng
chỉ truy tố Tạ Văn Sấm về tội "Giết người" theo điểm n
khoản 1 Điều 93 BLHS. Trong vụ án này, mối quan hệ giữa
Dương Văn Tám, Nguyễn Văn Thành, Tạ Văn Sấm là
quan hệ tay ba và giữa chúng có sự thống nhất ý chí cho
(1) Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
đến khi hành động. Đây là nguyên nhân dẫn đến kết quả
để bị can Sấm dùng dao đâm chết nạn nhân. Trong đó,
Dương Văn Tám là tên khởi xường, rủ rê, lôi kéo và liên tục
kích động các đối tượng khác thực hiện tội phạm. Thế
nhưng cáo trạng chỉ truy tố bị can Sấm tội giết người là bỏ
lọt tội giết người đối với các bi cáo Tuấn và Thành (1)
Thứ ba, trách nhiệm dân sự nêu còn quá sơ sài. Đây là thiếu
sót của bản cáo trạng và bản kết luận điều tra. Bản cáo trạng chỉ
mới tập trung làm rõ các nội dung về hình sự, còn về dân sự thì
nêu rất sơ sài. Vì vậy, trong thực tiễn nhiều trường hợp phải huỷ
để điều tra xét xử lại.
Ví dụ, Vụ án Vương Xuân Nam phạm tội giết người.
Tại bản cáo trạng số 62/C TNKS/PI ngày 11 . 1 1 . 2005 ích
nêu về dân sự có ghi: "Tại Cơ quan điều tra ông Vương
Xuân Luyến đà bố đẻ của bị can Nam) đã bồi thường cho
gia đ nhanh Ngữ số tiền 1 5. 700. 000 đồng. Hiện gia đ nhanh Ngữ còn yêu cầu bồi thường số tiền 113 triệu đồng . Tuy
nhiên, vụ án này về mặt dân sự còn nhiều vấn đề chưa được
điều tra làm rõ như chị Mai vợ anh Ngữ có hai đứa con (một
cháu 8 tuổi, một cháu 1 tuổi) và đề nghị cấp dưỡng hai cháu
nhưng Kiểm sát viên không chú ý nên khi truy tố, xét xử chỉ
đề cập bồi thường cho một cháu. V vậy, vụ án phải bị huỷ
phần dân sự để điều tra xét xử lại từ đầu (2).
b- Những tồn tại trong phần kết luận và quyết định của cáo trạng.
Nhiều bản cáo trạng trong phần kết luận không nêu rõ một
cách tổng hợp ngắn gọn hành vi phạm tội của bị can như hướng
dẫn đã đề cập, không nêu rõ tội danh và điều khoản của BLHS cần
áp dụng mà viết luôn lý lịch bị can, sau đó mới tổng hợp hành vi
phạm tội của bị can. Khi kết luận hành vi phạm tội của bị can lại
không nêu rõ khoản của điều luật cần áp dụng. Những bản cáo
trạng như vậy làm cho người đọc không hiểu bị can bị Viện kiểm
sát truy tố về tội gì.
Nhiều bản cáo trạng trong phần kết luận lại viết như bản luận
Nguồn hồ sơ vụ án tại VKSNDTC.
Nguồn hồ sơ vụ án tại VKSNDTC
tội Ví dụ, "Bị can Nguyễn Văn Hùng là một công dân có trình độ
hiểu biết pháp luật, nhận thức rõ hậu quả do hành vi của mình gây
ra, nhưng bất chấp mọi quy định của pháp luật, bị can cô/ý thực
hiện hành vi phạm tội liên cùng và thể hiện quyết tâm rất cao. Do
đó, cần phải có biện pháp trừng trị một cách nghiêm khắc đối với
ngư thực hiện hành vi này.". Trong khi đó, có bản cáo trạng
không nêu bị can hiện có bị tạm giam hay tại ngoại, nếu đang bị
tạm giam thì đang tạm giam ở đâu. Ngược lại, có bản cáo trạng nêu
quá cụ thể như: lệnh tạm giam theo lệnh số nào và Viện Kiểm sát
phê chuẩn ra sao. . . nêu như vậy là không cần thiết.
Về lý lịch của bị can đã được Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Toà án nhân tối cao, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) có Thông tư
liên ngành số 03/ TTLN ngày 20.6.1992 hướng dẫn rất cụ thể về
xác minh lý lịch bị can, bị cáo nhưng trong thực tiễn có trường hợp
Kiểm sát viên chưa chú ý kiểm tra xem Cơ quan điều tra đã xác
minh kỹ chưa, nếu chưa rõ thì yêu cầu xác minh tiếp. Có trường
hợp nêu địa chỉ không đúng, hoặc lấy tên người khác nhưng việc
xác minh cũng rất sơ sài, không cụ thể dẫn đến kết luận không
đúng, người này có hành vi phạm tội lại kết luận cho người khác.
Ví dụ, Ngày 15 . 1 1 . 2002, anh Nguyễn Khắc Minh trú tại
xã Đồng Thái, huyện Ba V, tỉnh Hà Tây có đơn gửi Viện
kiểm sát nhân dân tối cao khiếu nại có nội dung: Từ năm
1997 đến nay, tôi Nguyễn Khắc Minh không làm việc gì trái
pháp luật. Nhưng bỗng nhiên có một tai vạ do cơ quan pháp
luật ập lên đầu tôi. Đó là ngày 12 . 09. 2002 tôi cùng người
yêu đi đăng ký kết hôn thì chính quyền xã Đồng Thái yêu
cầu tôi nộp án phí cho Toà án nhân dân tỉnh Bà Ria- Vũng
Tàu theo Bản án số 66/HSST ngày 13. 6. 1998 đã tuyên phạt
Nguyễn Khắc Minh 3 năm về tội cướp tài sản công dân. Đề
nghị quý Viện giải quyết cho tôi nỗi oan nghiệt ngã này.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tổ chức điều tra, xác
minh tại các cơ quan có liên quan tại tỉnh Bà Ria - Vũng
Tàu và Uỷ ban nhân dân xã Đồng Thái, huyện Ba Vì, tỉnh
Hà Tây, kết quả như sau: Chu Văn Đức có hộ khẩu thường
trú tại xã Đồng Phú, huyện Ba V, tỉnh Hà Tây nhưng theo
bố, mẹ đi làm kinh tế tại huyện Kỳ Sơn tỉnh Hoà Bình từ
năm 1994. Năm 1997, Chu Văn Đức đi lang thang vào
thành phố Vũng Tàu và phạm tội cướp tài sản công dân
nhưng không khai tên minh mà lại khai nhận họ, tên và lý
lịch, hộ khẩu, nơi sinh của anh Nguyễn Khắc Minh tại xã
Đồng Thái, huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây. Cơ quan điều tra đã
có công văn gửi các cơ quan liên quan ở tỉnh Hà Tây đề
nghị xác minh nhân thân lai lịch đối tượng phạm pháp
Nguyễn Khắc Minh theo lý lịch trên đây nhưng không có kết
quả cụ thể Do vậy, vụ án được truy tố, xét xử và Nguyễn
Khắc Minh bị Toà án phạt 3 năm tù về tội cướp tài sản như
đã nêu trên. Căn cứ kết quả xác minh, Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao đã có kháng nghị tái thẩm và Toà
hình sự Toà án nhân dân tối cao đã có Quyết định số
56/HS/TT ngày 25. ~1.2003 huỷ phần quyết định của bản
án hình sự sơ thẩm số 66/HSST ngày 13.6. 1998 của Toà
án nhân dân tỉnh Bà Ria- Vũng Tàu đã kết án đối với
Nguyễn Khắc Minh. Giao hồ sơ cho Viện kiểm sát tối cao
giải quyết lại vụ án từ giai đoạn điều tra (1).
Về tình tiết hoàn cảnh gia đình cũng được hướng dẫn rất chi
tiết, nhưng cáo trạng lại không đề cập cụ thể, không chính xác
nhất là bị can có vợ con như thế nào, các con bao nhiêu tuổi,
người nhà trong gia đình có được thưởng huân chương và các danh
hiệu Nhà nước phong tặng không. Hoặc là các tình tiết về tiền sự,
tiền án... Đây là các tình tiết quan trọng liên quan đến xác định
việc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, nhưng Kiểm sát
viên không chú ý.
Có nhiều bản cáo trạng, trong phần ghi nơi nhận không đúng,
chưa đầy đủ các thông tin cần thiết ở mục này. Có bản cáo trạng
ghi nơi gửi không chính xác như: cấp uỷ địa phương, chính quyền
địa phương, lưu hồ sơ thì không rõ hồ sơ vụ án hay hồ sơ kiểm sát
điều tra . . .
Có bản cáo trạng, trong phần kết luận có viện dẫn điều luật áp
dụng đối với bị can, nhưng không viện dẫn khoản của điều luật có
cấu thành cơ bản. Viện dẫn như vậy là chưa đúng với các quy định
của pháp luật.
c Nguyên nhân của những tồn tại trên
Thứ nhất, nhận thức về vị trí và tầm quan trọng của bản cáo
trạng cũng như nhận thức về các quy định của pháp luật của Kiểm
(1) Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
sát viên các cấp chưa đầy đủ, ý thức trách nhiệm của các Kiểm sát
viên và lãnh đạo chưa cao trong việc xây dựng bản cáo trạng, nhiều
nơi chưa thực hiện tất trách nhiệm của mình trong việc thực hành
quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự. Có biểu hiện
chủ quan cẩu thả, chưa tuân thủ yêu cầu của mẫu cáo trạng do
Viện kiểm sát tối cao hướng dẫn.
Thứ hai, năng lực, trình độ của một số Kiểm sát viên còn hạn
chế, khả năng tổng hợp, phân tích, đánh giá các chứng cứ, các tình
tiết để bảo vệ quan điểm của mình còn yếu. Khi phân tích, đánh
giá, tổng hợp không viện dẫn các chứng cứ để chứng minh
Thứ ba, tình hình tội phạm ngày càng có chiều hướng phức tạp,
tính chất mức độ của tội phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt, nhưng
việc nghiên cứu hướng dẫn các quy định của pháp luật của các cơ
quan trung ương chưa kịp thời. Mẫu cáo trạng đã được Viện kiểm
sát tối cao hướng dẫn từ ngày 14.9.2004, nhưng không được tổng kết
rút kinh nghiệm để tập huấn nâng cao chất lượng bản cáo trạng.
Điều đáng quan tâm là hiện nay nội dung bản cáo trạng ít được
đề cập đến trách nhiệm dân sự. Nhiều trường hợp Kiểm sát viên chỉ
chú y đến việc xem xét trách nhiệm hình sự, còn trách nhiệm dân
sự thì ít được chú y. Nguyên nhân của tình trạng trên là hướng dẫn
của Viện kiểm sát tối cao về xây dựng bản cáo trạng không đề cập
nội dung này. Đây là thiếu sót cần khắc phục trong thời gian tới.
4. Bố cục của bản cáo trạng
Theo mẫu hướng dẫn viết cáo trạng số 122/HD ngày 14.9.2004
của Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì bố cục của bản cáo trạng
gồm có 4 phần:
- Phần nêu căn cứ pháp lý;
- Phần mô tả hành vi phạm tội của các bị can;
- Phần kết luận;
Phần quyết định.
Yêu cầu nội dung từng phần của bản cáo trạng
phần nêu căn cứ pháp
Ngoài tiêu đề và cụm từ viên trưởng Viện kiểm sát nhân dân . . ."
cần nêu các căn cứ pháp luật trong việc truy tố của Viện kiểm sát
nhân dân là các điều 36, 166, 167 Bộ luật TTHS năm 2003.
Nêu các căn cứ về các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can
hoặc các quyết định khác như: phục hồi điều tra, khởi tố bổ sung,
nhập hoặc tách vụ án hình sự (nếu có).
Việc nêu các căn cứ pháp luật và các quyết định của Cơ quan
điều tra trên đây tuy chỉ là hình thức, là phần mở đầu nhưng có ý
nghĩa rất quan trọng. Vì đây là căn cứ để xác định tính hợp pháp
và tính có căn cứ của hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra cũng
như tính có căn cứ và tính hợp pháp của việc truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với một con người cụ thể.
Sau phần mở đầu là câu chuyển tiếp: "Trên cơ sở kết quả điều
tra đã xác định được như sau:...". Đây là phần trọng tâm của bản
cáo trạng. Căn cứ Điều 167 Bộ luật TTHS thì nội dung phần này
của bản cáo trạng phải đạt được những yêu cầu sau đây:
- Thời gian, địa điểm xay ra tội phạm
+ Về thời gian, cần ghi đầy đủ như hướng dẫn: "ngày, giờ,
tháng, năm địa điểm xảy ra tội phạm". Ngày tháng năm ghi trong
bản cáo trạng lưu ý phải là ngày, tháng, năm dương lịch (không
ghi ngày, tháng âm lịch). Còn giờ phải ghi đầy đủ giờ, phút. Ví dụ,
vụ án xảy vào lúc 15 giờ 35 phút ngày... nhưng bản cáo trạng lại
ghi vào khoảng 3 giờ rưỡi chiều là sai mà phải ghi: vào lúc 15 giờ
35 phút ngày. . .
+ Về địa điểm, cần ghi đầy đủ tên thôn làng, xóm, ấp, tổ, số
nhà, (ở thành phố còn phải ghi đường phô), xã (hoặc phường),
huyện (hoặc quận), tỉnh (hoặc thành phô). Ghi đúng địa chỉ mà
chính quyền địa phương đã quy định.
- Về mô tả hành vi phạm tội
Theo hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì bản cáo
trạng phải ghi "thủ đoạn, mục đích, động cơ phạm tội, hậu quả của
tội phạm và những tình tiết quan trọng khác". Hành vi phạm tội
của bị can phải được mô tả chính xác, đầy đủ, dễ hiểu. Không nên
kể lể miên man, không phân tích quá sâu các sự kiện mà chỉ mô tả
đầy đủ các sự kiện. Đặc biệt đối với các loại tội có tính chất nhạy
cảm và liên quan đến thuần phong mỹ tục (như các tội lợi dụng các
quyền tự do dân chủ... theo Điều 258 BLHS, các tội phạm liên
quan về tình dục như Điều 111, 112, 113, 114, 115, 116 150, 253,
254, 255, 256 thì không nhất thiết mô tả cụ thể, chi tiết các động
tác Khi mô tả các sự kiện đều phải có mục đích, nhằm làm sống
lại quá trình diễn biến của hành vi phạm tội. Qua mô tả hành vi
phạm tội làm cho mọi người có thể hình dung được hành vi của bị
can đã diễn ra khách quan như thế nào (lời nói, hành động cụ thể
hoặc không hành động). Bị can đã thực hiện tội phạm với thủ đoạn,
mục đích, động cơ phạm tội ra sao; công cụ, phương tiện mà bị can
sử dụng để thực hiện phạm tội là gì, hậu quả thực tế của hành vi
phạm tội đến mức nào. Khi đánh giá hậu quả của hành vi phạm
tội cần lưu ý hậu quả vật chất và phi vật chất. Hậu quả vật chất
là hậu quả do hành vi phạm tội gây ra mà cơ quan pháp luật có thể
cân, đong, đo đếm được. Hậu quả phi vật chất là hậu quả do hành
vi phạm tội gây ra về chính trị, xã hội. Đây là hậu quả mang tính
chất trừu tượng, do vậy, muốn xác định chính xác phải căn cứ vào
tình hình chính tri, xã hội ở địa bàn đó và vào thời điểm tội phạm
xảy ra như thế nào.
Ví dụ, Vụ án tham nhũng đất Ở ĐỒ Sơn thành phố
Hải Phòng.
Theo bản cáo trạng thì về hậu quả vật chất chỉ mới đề
cập hành vi phạm tội theo quyết định số 1382/QĐ-UB
ngày 23. 6. 2003 Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng
giao đất cho 113 hộ làm nhà ớ. Đối với hành vi phạm tội
theo quyết đinh số 807/QĐ-UB ngày 02.04.2004 về việc
cấp đất cho 101 hộ không được truy tố vì chưa xác định
được hậu quả. Tuy nhiên, hậu quả của Quyết định cấp đất
cho 101 hộ là đã có nhưng chưa được điều tra làm rõ.
Hậu quả về vật chất cần phải được điều tra làm rõ như
về giá tri thực tế của diện tích đất cấp sai đối tượng của
hai dự án trên là bao nhiêu (tính theo trị giá đồng Việt
Nam). Do chưa xác định giá trị thực tế của diện tích đất
cấp sai này nên chưa đánh giá được tính chất nghiêm
trọng của vụ án.
Về hậu quả phi vật chất của vụ án: việc làm sai trái của
những người liên quan đến vụ án này đã và đang gây nên
sự phản đối quyết liệt trong dư luận nhân dân, làm mất
lòng tin nghiêm trọng đến uy tín của các cơ quan đảng và
nhà nước. Những hậu quả này, quá trình điều tra, truy tố
chưa được làm sáng rõ. Như vậy, trong vụ án này khi đánh
giá hậu quả của tội phạm cần chú ý đánh giá cả hậu quả
về vật chất và hậu quả về phi vật chất, có như vậy bản cáo
trạng mới có sức thuyết phục. Đối với vụ án này, ngày
2. 09. 2006 Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã
có quyết định số 03/QĐKN-VKSTC-VPTI kháng nghị bản
án hình sự sơ thẩm số 1 82/2006/HSS T ngày 28. 8. 2006
của Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng. Yêu cầu Toà
Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội áp dụng
khoản 1 Điều 250 BLTTHS tuyên huỷ toàn bộ bản án sơ
thẩm nói trên để tiến hành điều tra, truy tố và xét xử lại
theo quy đinh chung(1)
Cần chú ý việc nêu động cơ phạm tội là một quy định mới. Cáo
trạng cần nêu đầy đủ động cơ phạm tội sẽ giúp cho việc đánh giá
được tính chất, mức độ của hành vi phạm tội.
Đối với các vụ án có đồng phạm, sau khi nêu nội dung tổng quát
vụ án cần nêu hành vi cụ thể của từng bị can, vai trò, vị trí, trách
nhiệm của của từng bị can (chú ý phân tích các dấu hiệu, đặc điểm
pháp lý riêng của mỗi bị can như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự). Nếu vụ án có một số bị can phạm tội trong
một thời gian nhất định, thì có thể viết diễn biến hành vi phạm tội
theo thời gian. Nếu bị can phạm nhiều tội khác nhau, thì có thế
nêu theo tính chất của từng hành vi phạm tội, từ tội đặc biệt
nghiêm trọng trước đến tội ít nghiêm trọng sau. . .
- Việc viện dẫn những chứng cứ xác định tội trạng của bị can
Những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự đã được
Điều 63 BLTTHS quy định. Đây là nội dung hết sức quan trọng
của bản cáo trạng. Bản cáo trạng có sức thuyết phục hay không
phụ thuộc rất nhiều vào việc viện dẫn các chứng cứ chứng minh
hành vi phạm tội. Bị can khai nhận hành vi phạm tội như thế nào,
các tình tiết mà bị can thừa nhận đã được xác minh chưa? Các lời
khai và việc xác minh được thể hiện ở bút lục nào. Lời khai nhận
tội đó phù hợp với lời khai của người làm chứng nào, phù hợp với
các dấu vết thu tại hiện trường ra sao, phù hợp với bản kết luận
giám định pháp y như thế nào. Đối với các trường hợp bị can chối
tội thì bản cáo trạng phải đưa ra các chứng cứ, lập luận để bác bỏ
như xác minh các nội dung chối tội là không có căn cứ. Trường hợp
bị can, người làm chứng, người bị hại mà thay đổi lời khai không
có căn cứ thì bản cáo trạng cũng phải viện dẫn chứng cứ và phân
tích để bác bỏ.
Khi mô tả hành vi phạm tội của bị can, xác định hậu quả của
vụ án, chính là nhằm trình bày những chứng cứ chứng minh tội
trạng của bị can. Các chứng cứ đưa ra để chứng minh động cơ, mục
đích, phương thức, thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm tội của bị
(1) Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
can chính là góp phần cùng Hội đồng xét xử xem xét đánh giá vụ
án khách quan, toàn diện. Những chứng cứ được viện dẫn trong
cáo trạng mà có chọn lọc, bảo đảm chặt chẽ, lôgic thì sẽ có tính
thuyết phục cao, làm cho người nghe "tâm phục, khẩu phục". Do
vậy, Kiểm sát viên phải biết cách chọn lọc các chứng cứ điển hình,
có giá trị chứng minh cao như các dấu vết, tài liệu, đồ vật, chứng
từ thu thập được và các tài liệu về kết luận của Giám định viên.
- Những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự
Theo Điều 167 Bộ luật TTHS thì đây là nội dung khác nhau
căn bản giữa bản cáo trạng và bản kết luận điều tra. Theo Điều
163 BỘ luật TTHS, thì bản kết luận điều tra không nêu các tình
tiết này. Các tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự đã được Điều 46, 48 BLHS quy định cụ thể, rõ ràng. Hướng
dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cáo cũng đã xác định cáo trạng
phải nêu đầy đủ các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ. Việc bản cáo
trạng nêu đầy đủ các tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ
không những sẽ giúp cho bản cáo trạng có sức thuyết phục mà còn
giúp cho Hội đồng xét xử quyết định hình phạt công bằng, khách
quan, góp phần vừa cải tạo, giáo dục người phạm tội, vừa thể hiện
nguyên tắc trừng trị kết hợp với khoan hồng trong chính sách hình
sự của Đảng và Nhà nước. Với ý nghĩa này chúng tôi thấy không
chỉ bản cáo trạng hay bản án phải nêu đầy đủ các tình tiết tăng
nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, mà bản kết luận
điều tra của Cơ quan điều tra cũng cần nêu các tình tiết này. Việc
bản kết luận điều tra nêu các tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự cũng phù hợp với Điều 63 Bộ luật TTHS.
Vì vậy, quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật TTHS cần nghiên cứu
quy định bản kết luận điều tra cũng phải nêu các tình tiết tăng
nặng và giảm nhẹ.
- Về nhân thân của bị can
Nhân thân không phải là yếu tố cấu thành tội phạm, nhưng việc
nghiên cứu về nhân thân lại có ý nghĩa quan trọng trong quá trình
giải quyết vụ án. Hiểu rõ hoàn cảnh, điều kiện giáo dục và quá trình
hình thành, phát triển nhân cách, trình độ nhận thức, lý lịch tư
pháp, quan hệ xã hội của từng bị can sẽ giúp cho việc đánh giá tính
chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm. Bị can nhất thời phạm tội
khác với bị can đã có nhiều tiền án, tiền sự; bị can có trình độ văn
hoá thấp khác với bị can có nhận thức cao; bị can có quá trình công
tác học tập tốt khác với bị can ăn chơi đua đòi, nghiện ngập . . .
Khi trình bày về nhân thân bị can cần chú ý đến: Tuổi chịu
trách nhiệm hình sự, năng lực về nhận thức và năng lực điều khiển
hành vi, các tình tiết tăng nặng, các tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự quy định tại các điều 12, 13, 46, 47, 48 BLHS để áp
dụng đối với họ. Hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cáo đã
nêu cụ thể về các nội dung về nhân thân của bị can. Do vậy, Kiểm
sát viên cần chú ý các nội dung này để nếu hồ sơ không đáp ứng
thì yêu cầu khắc phục.
- Các tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án
Ngoài các nội dung trên đây, đối với các tình tiết khác như sự
kiện bất ngờ, phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất
kích thích manh khác, phòng vệ chính đáng, tình thế khẩn cấp,
đồng phạm, các yêu cầu bồi thường thiệt hại...(các điều 11, 14, 15,
16, 20, 42 BLHS) cũng phải được đề cập nếu có. Trong đó, đáng chú
ý về các yêu cầu bồi thường thiệt hại. Đây là nội dung mà trong
thực tiễn 'nhiều bản cáo trạng không đề cập hoặc có đề cập cũng rất
sơ sài Mặt khác, hướng dẫn mẫu cáo trạng có thiếu sót là không
đề cập đến nội dung này. Do vậy, bản hướng dẫn viết cáo trạng
phải được bổ sung phần về bồi thường dân sự trong các vụ án hình
sự và cần có sơ kết về nội dung này để tập huấn cho cán bộ, Kiểm
sát viên về kỹ năng giải quyết các yêu cầu bồi thường ngoài hợp
đồng theo Nghị quyết số 03/ 2006/NQ-HĐTP ngày 08.7.2006 của
Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
Phần kết luận.
Trong phần này cáo trạng cần nêu lên những nội dung sau đây:
- Tổng hợp ngắn gọn hành vi phạm tội của bị can, tính chất,
mức độ, hậu quả của vụ án, xác định vai trò trách nhiệm của bị can
trong vụ án (chú ý sắp xếp theo trật tự từ bị can chính, nguy hiểm
đến các bị can có vai trò thấp hơn. Nếu bị can phạm nhiều tội thì
chú ý nêu tội đặc biệt nghiêm trọng trước đến tội rất nghiêm trọng,
tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng. Sau đó có câu chuyển tiếp:
"Như vậy, có đủ căn cứ để xác định các bị can có lý lịch dưới đây
đã phạm các tội như sau...".
- Nêu lý lịch từng bị can (sắp xếp từ bị can chính đến bị can thứ
yếu ), nếu về lý lịch có những tình tiết như thương binh, bệnh
binh, được tặng thưởng huân, huy chương. . . hoặc thân nhân của
họ là thương binh, liệt sỹ, nếu được thưởng các danh hiệu Nhà
nước cũng cần được thể hiện đầy đủ.
- Tiền sự chỉ cần ghi các tiền sự được phản ánh qua trích lục
tàng thư của Công an trong phạm vi một năm đến ngày phạm tội.
- Tiền án ghi rõ ngày xét xử, toà án nào xét xử, tội danh, khoản,
điều của BLHS, hình phạt (thời gian tạm giam nếu có).
Trên cơ sở đó cần khẳng định hành vi của bị can trên đây
phạm tội gì, theo quy định tại khoản, điều nào của BLHS. Đây là
nội dung mà trong thực tiễn xây việc dựng cáo trạng có nhiều
thiếu sót, nhất là việc vận dụng pháp luật như thế nào để áp dụng
chính xác.
Ví dụ, Vụ án Bùi Như Lạc phạm 2 tội "Giết người" và tội
'Cướp tài sản .
Do có ý định cướp tài sản, ngày 10. 8. 2005 Bùi Như Lạc
và Bùi Văn Phùng đã lừa anh Nguyễn Huy Trung (người
mua đồng nát) ra khu ruộng để mua đồng. Tại đây, Lạc và
Phùng đã sử dụng dao mang theo chém anh Trung chết
tại chỗ, sau đó lục soát túi quần của anh Trung lấy được
148.000 đồng chia nhau. Cáo trạng đã áp dụng điểm e, n
khoản 1 Điều 93 và điểm d khoản 2 Điều 133 BLHS để
truy tố các' bị cáo về tội "Giết người" và tội 'Cướp tài sản'?
Bản án sơ thẩm ngày 22. 8. 2006 đã áp dụng điểm g
khoản 1 Điều 93 và điểm d khoản 2 Điều 133 BLHS, xử
phạt Bùi Như Lạc 1 8 năm tù về tội giết người, 6 năm tù về
tội cướp tài sản. Tổng hợp hình phạt Bùi Như Lạc ~ 8 năm
tù; xử phạt Bùi Văn Phùng 12 năm tù về tội giết người, 4
năm tù về tội cướp tài sản. Tổng hợp hình phạt bùi Văn
Phùng ~2 năm. Bản án sơ thẩm này bị Viện kiểm sát
kháng nghị tăng hình phạt, bị cáo Phùng kháng cáo xin
giảm hình phạt.
Vấn đề cần rút kinh nghiệm là: với hành vi nêu trên của
các bị cáo cho thấy, để thực hiện hành vi cướp tài sản, các
bị cáo đã giết anh Trung sau đó mới thực hiện hành vi cướp
tài sản. Như vậy, về tội giết người các bi cáo đã phạm vào
một tinh tiết định khung tăng nặng là: "Để thực hiện hoặc
che dấu tội phạm khác" quy đinh tại điểm g khoản ~ Điều
93 BLHS. Cáo trạng truy tố các bị cáo theo điểm e, n khoản
1 Điều 93 BLHS là không đúng với tính chất hành vi phạm
tội Bản án sơ thẩm đã áp dụng điểm g khoản 1 Điều 93
BLHS để xử phạt bị cáo là đúng với quy đinh của pháp luật
Về tội "Cướp tài sản', hành vi sử dụng dao giết chết
anh Trung đã bị truy tố, xét xử về tội giết người nên không
thể tiếp tục coi việc sử dụng dao là tình tiết định khung
tăng nặng ở tội cướp tài sản. Bởi vì theo nguyên tắc của
pháp luật hình sự, một hành vi không thể bị truy tố 2 lần.
Cáo trạng áp dụng điểm d khoản 2 Điều 133 BLHS để xử
phạt bị các bị cáo là không đúng. Trong trường hợp này
phải truy tố các bị cáo theo khoản 1 Điều 133 BLHS(1).
Trong vụ án nếu có người đã được đình chỉ điều tra hay tạm
đình chỉ, có bị can được tách ra để xử lý sau, những người không
khởi tố để xử lý bằng hình thức khác cũng phải ghi rõ và nêu căn
cứ pháp luật.
PHẦN QUYẾT ĐỊNH
- Truy tố trước Toà án: nêu tên Toà án để chuẩn bị xét xử bị
cáo; họ và tên bị can, về tội hoặc các tội.
- Nếu nhiều bị can cùng bị truy tố về một tội danh và áp dụng
điểm, khoản, điều luật giống nhau, thì ghi tất cả họ và tên bị can
đến tội danh, điều, khoản, điểm của BLHS.
- Kèm theo bản cáo trạng gồm có: hồ sơ gồm bao nhiêu trang?
được đánh số từ trang 1 đến trang bao nhiêu? đây là những quy
định mang tính thủ tục và việc thực hiện không khó khăn, nhưng
trong thực tế có nhiều bản cáo trạng không thực hiện được.
Danh sách những ngưu cần triệu tập ra phiên toà: đây là
những người mà quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát điều
tra, Kiểm sát viên thấy cần triệu tập ra phiên Toà để thẩm vấn thì
đề nghị Toà án triệu tập.
- Kèm theo hồ sơ là bản thống kê vật chứng (nếu có).
Phần cuối của bản cáo trạng phải ghi rõ họ tên, chức vụ và
chữ ký của người ra bản cáo trạng và đóng dấu Viện kiểm sát nơi
làm việc.
Về thẩm quyền ký bản cáo trạng, theo Điều 36 Bộ luật TTHS
thì nếu là Viện kiểm sát cấp huyện, tỉnh trực thuộc trung ương,
Viện trưởng là người có thẩm quyền ký bản cáo trạng. Theo khoản
2 Điều 36 Bộ luật TTHS thì khi được Viện trưởng uỷ quyền, Phó
Viện trưởng ký bản cáo trạng. Như vậy, Viện trưởng, Phó Viện
trưởng được Viện trưởng uỷ quyền là người có thẩm quyền ký bản
cáo trạng. Trong trường hợp Phó Viện trưởng ký thì phải ghi rõ ký
thay Viện trưởng.
Theo Quyết định số 41/QĐ-VKSTC ngày 02.3.2005 Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã phân công cho các Kiểm sát viên
Viện kiểm sát nhân dân tối cao đảm nhiệm chức vụ là Vụ trưởng
trong khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp
luật trong hoạt động điều tra, được thừa uỷ quyền Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao ký bản cáo trạng. Trong trường hợp
này phải ghi rõ là thừa uỷ quyền.
Theo quy định của Điều 166 Bộ luật TTHS thì sau khi hoàn
thành bản cáo trạng, trong thời hạn 3 ngày, Viện kiểm sát nơi ban
hành bản cáo trạng phải giao bản cáo trạng cho bị can và thông báo
cho người bào chữa biết. Đồng thời, bản cáo trạng phải được gửi cho
Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, gửi cho cơ quan điều tra, lưu vụ
án hình sự, lưu hồ sơ kiểm sát điều tra, gửi văn phòng lưu trữ.
Theo khoản 3 Điều 166 BỘ luật TTHS, trong thời hạn ba ngày,
kể từ ngày ra quyết định truy tố bằng bản cáo trạng, Viện kiểm sát
phải gẫu hồ sơ và bản cáo trạng đến Toà án.
Yêu cầu về hình thức của bản cáo trạng
- Bản cáo trạng phải được lập theo đúng kỹ thuật xây dựng văn
bản. Người ký bản cáo trạng phải là người có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật là Viện trưởng, Phó Viện trưởng (Viện kiểm sát
các địa phương), Vụ trưởng (Viện kiểm sát nhân dân tối cao).
- Bản cáo trạng phải được lập theo đúng quy định tại Điều 167
Bộ luật TTHS. Bố cục của bản cáo trạng phải chặt chẽ, câu văn phải
trong sáng, đúng ngữ pháp, không sai lỗi chính tả. Các lý lẽ đưa ra
phải chặt chẽ, lập luận phải lôgíc, sắc bén, có tính thuyết phục cao.
Vì cáo trạng là văn bản pháp lý kết tội bị can, yêu cầu phải được
trình bày
IV KỸ NĂNG XÂY DỰNG BẢN LUẬN TỘI
1. Khái niệm, căn cứ pháp luật của bản luận tội.
- Khái niệm về luận tội. Theo từ điển tiếng Việt thì luận tội
được hiểu là "phân tích, cân nhắc để kết tội"(l).
y sạch sẽ, rõ ràng, đầy đủ, không tẩy xoá, viết tắt, viết thêm.
Điều 17 Luật tổ chúc Vện kiểm sát nhân dân năm
2002 quy định:
"Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử các
vụ án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân có một trong những
nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Đọc cáo trạng, quyết định của Viện kiểm sát nhân
dân liên quan đến việc giải quyết vụ án tại phiên toà;
2. Thực hiện việc luận tội đối với bị cáo tại phiên toà sơ
thẩm, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại
phiên toà phúc thẩm; tranh luận với người bào chữa và
những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà sơ thẩm,
phúc thẩm;
3. Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân về
việc giải quyết vụ án tại phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm"
Điều 217 BLTTHS quy định:
"trinh tự phát biểu khi tranh luận:
Sau khi kết thúc việc xét hỏi tại phiên toà, Kiểm sát viên
trình bày lời luận tội, đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay
một phần nội dung cáo trạng hoặc kết luận về tội nhẹ hơn . . . "
Điều 23 Quy chê' số 12112004/QĐ-VKSTC ngày
16.9.2004 đã quy định về trách nhiệm của Kiểm sát viên
trong việc xây dựng và trình bày bản luận tội tại phiên toà:
"1- Trước khi tham gia phiên toà Kiểm sát viên phải viết
bản dự thảo luận tội theo mẫu hướng dẫn của Viện kiểm
sát nhân dân tối cao. Đối với vụ án trọng điểm, phức tạp
hoặc xét xử lưu động, bản dự thảo luận tội của Kiểm sát
viên phải báo cáo lãnh đạo Viện cho ý kiến.
2- Tại phiên toà Kiểm sát viên phải ghi chép những tài
liệu chứng cứ đã được kiểm tra và ý kiến của bị cáo, người
bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và những
người tham gia tố tụng khác để bổ sung và sửa chữa bản
dự thảo luận tội
sau khi kết thúc việc xét hỏi Kiểm sát viên trình bày
luận tội, đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần
nội dung cáo trạng hoặc kết luận tội nhẹ hơn. Luận tội của
Kiểm sát viên chỉ căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã
được kiểm tra tại phiên toà '?
Từ các quy định trên đây có thể hiểu luận tội của Kiểm sát viên
tại phiên toà sơ thẩm như sau:
- Về bản chất của luận tội:
Xét về mặt tiến trình tố tụng, thì luận tội của Kiểm sát viên
đối với bị cáo tại phiên toà là hành vi pháp lý của Kiểm sát viên
mà pháp luật quy định để thực hiện chức năng buộc tội đối với bị
cáo Xét về mặt mục đích, nội hàm của nó thì luận tội là luận cứ,
quan điểm của Viện kiểm sát do Kiểm sát viên thực hành quyền
công tố nhà nước trình bày tại phiên toà về vụ án hình sự nhằm
làm sáng tỏ các tình tiết khách quan của vụ án, góp phần cùng với
Hội đồng xét xử giải quyết vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp
luật không để xảy ra oan sai cũng như bỏ lọt tội phạm. Như vậy,
bản chất của bản luận tội không chỉ là các luận cứ, quan điểm buộc
tội bị cáo mà còn đề cập đến những nội dung gỡ tội cho bị cáo, nhằm
bảo vệ sự đúng đắn của cáo trạng. Trên cơ sở đó, Kiểm sát viên đưa
ra các kết luận yêu cầu và đề nghị cụ thể với Hội đồng xét xử về tội
danh, khoản, điều của BLHS và các biện pháp tư pháp cần áp ôụd~
đối Với bị cáo.
- Sự khác nhau giữa bản luận tội và các văn bản pháp lý khác
Từ sự phân tích trên đây có thể rút ra nhận xét: bản luận tội,
bản kết luận điều tra, bản cáo trạng tuy là văn bản pháp lý do Cơ
quan tiến hành tố tụng ban hành theo quy định của pháp luật và
có mục đích chung là đấu tranh xử lý các hành vi phạm tội, nhưng
giữa chúng có sự khác nhau căn bản như sau:
+ Bản kết luận điều tra: Theo quy định tại Điều 163 Bộ luật
TTHS thì khi có đầy đủ chứng cứ để xác định có tội phạm và bị can,
thì Cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra đề nghị truy tố. Bản
kết luận điều tra trình bày diễn biến hành vi phạm tội, nêu rõ các
chứng cứ chứng minh tội phạm, những ý kiến đề xuất giải quyết
vụ án, có nêu rõ lý do và căn cứ đề nghị truy tố.
Như vậy, bản kết luận điều tra có hai nội dung: trình bày diễn
biến hành vi phạm tội nêu rõ các chứng cứ chứng minh và những
ý kiến đề xuất giải quyết vụ án, có nêu rõ lý do và căn cứ đề nghị
truy tố. Xét về giai đoạn tố tụng, thì bản kết luận điều tra là căn
cứ xác định kết thúc giai đoạn tố tụng điều tra do Cơ quan điều tra
thực hiện
+ Bản cáo trạng: cáo trạng là văn bản pháp lý, thể hiện quan
điểm của Viện kiểm sát về vụ án hình sự trên cơ sở kết quả hoạt
động điều tra và ra quyết định truy tố bị can ra trước Toà án để xét
xử Nếu như bản kết luận điều tra chỉ tập trung nêu các chứng cứ
chứng minh tội phạm, thì bản cáo trạng phải ghi cụ thể hơn và
không chỉ nêu các chứng cứ buộc tội mà nêu cả các chứng cứ gỡ tội,
các tình tiết tăng nặng và các tình tiết giảm nhẹ.
+ Bản luận tội: trên cơ sở trình bày diễn biến của hành vi phạm
tội, nêu những chứng cứ chứng minh . . . như bản kết luận điều tra
và bản cáo trạng, bản luận tội còn đi sâu phân tích tác hại của hành
vi phạm tội và nêu lên những bài học về phòng ngừa tội phạm và
đề xuất mức hình phạt cụ thể để toà án xem xét quyết định.
Xét về tiến trình của hoạt động tố tụng, nếu như bản kết luận
điều tra là căn cứ để xác định cuộc điều tra đã kết thúc thì bản cáo
trạng là sự mở đầu của một giai đoạn mới, đó là giai đoạn bắt đầu
xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Còn bản luận tội là thời điểm bắt
đầu giai đoạn tranh luận giữa Kiểm sát viên với bị cáo, người bào
chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và những người tham
gia tố tụng khác (Điều 218 Bộ luật TTHS).
2. Địa vị pháp lý của luận tội
Theo quy định tại Điều 217 Bộ luật TTHS thì xét về mặt hình
thức thì sau khi Kiểm sát viên trình bày bản luận tội sẽ làm
phát sinh giai đoạn tranh luận giữa Kiểm sát viên và bị cáo,
người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và những
người tham gia tố tụng khác. Đây được coi là giai đoạn "đấu lý"
quan trọng nhất, giai đoạn làm việc vất vả nhất của Kiểm sát
viên tại phiên Toà.
Xét về mặt nội dung, thì bản luận tội không những là căn cứ để
bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và
những người tham gia tố tụng khác đưa ra ý kiến, quan điểm của
mình về toàn bộ nội dung vụ án mà Viện kiểm sát đã truy tố trước
Toà án, là cơ sở để Toà án xem xét, quyết định trong việc đưa ra
phán quyết của mình đối với người phạm tội và toàn bộ vụ án theo
đúng trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định. Nội
dung của bản luận tội phải thể hiện các phần chính:
- Phân tích, đánh giá các chứng cứ của vụ án một cách khách
quan, toàn diện, đầy đủ; đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, hậu quả xảy ra, vai trò trách
nhiệm và nhân thân bị cáo, các tình tiết táng nặng, giảm nhẹ để đề
xuất biện pháp xử lý phù hợp; khi nêu hành vi phạm tội phải viện
dẫn các chứng cứ chứng minh, bảo đảm lôgíc và lập luận sắc bén.
- Phân tích, phê phán thủ đoạn phạm tội của bị cáo, bác bỏ
những quan điểm không có căn cứ, không phù hợp với thực tế khách
quan của các chứng cứ đã thu thập được nhằm làm sáng tỏ sự thật,
góp phần bảo vệ chính sách pháp luật, thể hiện tinh thần đấu tranh
không khoan nhượng và tính thuyết phục cao của bản luận tội.
- Phải xác định rõ các nguyên nhân và điều kiện phạm tội,
tuyên truyền giáo dục pháp luật, góp phần đấu tranh phòng và
chống tội phạm, vi phạm pháp luật. Bản luận tội phải phân tích,
phê phán trước dư luận những nhận thức sai trái của bị cáo, qua
đó rút ra những bài học cảnh giác trong nhân dân và kiến nghị các
biện pháp phòng ngừa để khắc phục những thiếu sót, sơ hở trong
công tác quản lý kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, khi nêu những nội
dung này phải bảo đảm phù hợp với thực tế và hoàn cảnh cụ thể
của vụ án, tránh cường điệu, lan man.
- Đề nghị áp dụng pháp luật để xử lý vụ án, trong đó có hình phạt
chính, hình phạt bổ sung, các biện pháp tư pháp, bồi thường thiệt
hại (nếu có), đảm bảo chính xác theo các quy định của pháp luật.
3. Thực trạng luận tội trong thời gian qua
a- ưu điểm. Theo số liệu trung bình hàng năm Viện kiểm sát
nhân dân các cấp truy tố và được Toà án các cấp xét xử khoảng
50.000 vụ với khoảng 80.000 bị cáo. Tương ứng với việc truy tố và
xét xử nêu trên thì toàn ngành đã ban hành từng ấy bản luận tội.
Về chất lượng luận tội mặc dù ở mức độ khác nhau nhưng nhìn
chung luận tội của Kiểm sát viên ngày càng được nâng lên về chất
lượng, góp phần cùng Toà án đảm bảo xét xử dân chủ, công bằng.
Thông qua luận tội, các Kiểm sát viên không những đã góp phần
tuyên truyền giáo dục pháp luật mà còn góp phần nâng cao hiệu
quả phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Thông qua thực
hành quyền công tố, Kiểm sát xét xử các vụ án hình sự lớn về tham
những, án buôn lậu, các vụ án ma túy lớn, các vụ án mang tính chất
xã hội đen, các vụ án giết người, cướp của, các Kiểm sát viên đã
trình bày lời luận tội, trên cơ sở đó đã phát huy được vị trí vai trò
của mình trong việc đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm
có tổ chức, tội phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Các Kiểm sát viên đã chú ý làm tất công tác chuẩn bị như
nghiên cứu kỹ hồ sơ, xác minh thêm chứng cứ, báo cáo xin ý kiến
lãnh đạo Viện Kiểm sát, xây dựng dự thảo luận tội, đề cương thẩm
vấn Đồng thời, tại phiên toà các Kiểm sát viên đã căn cứ vào các
chứng cứ đã được kiểm tra làm rõ thông qua tranh luận công khai
để sữa chữa bổ sung kịp thời bản dự thảo luận tội phù hợp với thực
tế diễn biến của phiên toà.
Khi luận tội, các Kiểm sát viên không chỉ chứng minh hành vi
phạm tội của bị cáo bằng các chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên
toà một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ mà còn phân tích phê
phán thủ đoạn phạm tội của bị cáo, hậu quả do hành vi phạm tội
gây ra. Cũng thông qua luận tội Kiểm sát viên đã phân tích, phê
phán bác bỏ những quan điểm sai trái của bị cáo, người bào chữa
và những người tham gia tố tụng khác nhằm bảo vệ quan điểm
đúng đắn dựa trên các chứng cứ khách quan đã được làm sáng tỏ
tại phiên toà. Trên cơ sở đó, Kiểm sát viên đề xuất đường lối giải
quyết vụ án phù hợp, làm cho việc luận tội được sinh động và có
sức thuyết phục hơn.
Nhiều bản luận tội của Kiểm sát viên đã dựa vào các chứng cứ,
tài liệu tại phiên toà, gàn với đặc điểm tình hình của địa phương
để tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và chủ
trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong nhân
dân, góp phần nâng cao cảnh giác trong việc đấu tranh phòng,
chống tội phạm, vi phạm pháp luật ở địa phương.
Cuối cùng điều quan trọng của nhiều bản luận tội là đã phân
tích có lý, có tình, làm cho bị cáo thấy được tội lỗi của mình và tính
tất yếu phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật. Vì vậy,
luận tội đã góp phần mở ra cho bị cáo con đường cải tà quy chính,
thấy được tội lỗi của mình mà ăn năn hối cải.
Tóm lại, luận tội của Kiểm sát viên đối với bị cáo tại phiên toà
đã được Viện kiểm sát các cấp đặc biệt quan tâm. Do vậy, chất
lượng bản luận tội ngày càng được nâng lên rõ nét. Đây không chỉ
là sự cố gắng của toàn ngành Kiểm sát nói chung mà còn là sự cố
gắng của các Kiểm sát viên nói riêng trong quá trình thực hiện chủ
trương cải cách tư pháp và đổi mới tổ chức, hoạt động của Viện
kiểm sát nhân dân.
b- Tồn tại thiếu sót của luận tội
Thử nhất, do việc nghiên cứu hồ sơ không kỹ nên nhiều bản
luận tội viện dẫn các chứng cứ - chứng cứ buộc tội và chứng cứng
tội còn sơ sài. Trong lúc đó nhiều bản luận tội còn quá nhấn mạnh
việc miêu tả hành vi phạm tội nhưng việc viện dẫn chứng cứ để
chứng minh không đầy đủ và không chặt chẽ nên sức thuyết phục
không cao. Thực hiện cơ chế từ "chuyên khâu sang "thông khâu
đã tạo điều kiện cho các Kiểm sát viên nắm chắc hồ sơ vụ án từ
giai đoạn điều tra ban đầu cho đến khi thực hành quyền công tố và
kiểm sát xét xử sơ thẩm. Tuy nhiên, nhiều trường hợp Kiểm sát
viên nghiên cứu không kỹ, không nắm chắc các chứng cứ nên khi
luận tội chưa chặt chẽ.
Thứ hai, về hình thức, nhiều bản luận tội có kết cấu không theo
mẫu do Viện kiểm sát tới cao quy đinh. Có bản luận tội không phân
tích, đánh giá chứng cứ để chứng minh tội phạm, chưa thật sự đưa
ra các luận cứ, quan điểm của Viện kiểm sát về vụ án. Có bản luận
tội chuẩn bị sẵn, không chú ý kết quả thẩm vấn công khai tại Toà
án để bổ sung vào lập luận của mình. Thậm chí có bản luận tội được
chuẩn bị một cách sơ sài bằng cách gạch đầu dòng, không lập luận,
phân tích, chứng minh. Do vậy, đã có trường hợp, quá trình điều tra
bị can chỉ khai nhận một phần hành vi phạm tội của mình, mặc dù
có đầy đủ chứng cứ để kết tội, cho nên Kiểm sát viên đã chuẩn bị
bản luận tội và sơ bộ kết luận theo hướng bị cáo ngoan cố không
thành khẩn nhận tội. Tuy nhiên, tại phiên toà, với các chứng cứ
được chứng minh nên bị cáo đã thành khẩn nhận tội và xin giảm
nhẹ hình phạt. Thế nhưng tại phiên toà, Kiểm sát viên không chú
ý ghi chép đầy đủ về lời khai nhận tội của bị cáo nên vẫn trình bày
một cách "cứng nhắc" trên cơ sở bản luận tội đã được chuẩn bị sẵn
để kết luận bị cáo ngoan cố. Sự chuẩn bị thiếu cẩn trọng này đã làm
cho người nghe rất bất bình, gây cười cho mọi người tham dự phiên
toà về cách làm việc thiếu trách nhiệm của Kiểm sát viên.
Thử ba, phương pháp luận tội còn yếu. Muốn cho bản luận tội
có tính thuyết phục người nghe, thì bản luận tội đó phải kết hợp
giữa phân tích và chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo. Nhiều
bản luận tội chưa chú ý phân tích và viện dẫn các chứng cứ chứng
minh, hoặc chứng minh nhưng không chặt chẽ. Đồng thời, nhiều
bản luận tội chưa chú ý vận dụng các căn cứ pháp luật để phân tích
các cấu thành tội phạm cho phù hợp với hành vi phạm tội cụ thể.
Việc phân tích các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, các tình tiết về
nhân thân còn sơ sài, có bản luận tội còn quên không ghi các tình
tiết này. Những bản luận tội này thường "khô cứng", không những
tính thuyết phục không cao mà còn có lúc lại phản tác dụng. Bởi vì
những thiếu sót, sơ hở của bản luận tội là cơ sở để bị cáo, người bào
chữa và những người tham gia tố tụng khác căn cứ vào đó để phản
bác bản luận tội.
Thứ tư, công tác tuyên truyền còn hạn chế. Những tồn tại
thiếu sót trên đây của bản luận tội đều có ảnh hưởng nhất định
đến yêu cầu tuyên truyền của bản luận tội. Bản luận tội mà
không phân tích, chứng minh hành vi tội phạm một cách lôgíc,
chặt chẽ, có tình có lý thì sẽ "không tâm phục khẩu phục", như
vậy tác dụng giáo dục thuyết phục sẽ rất hạn chế. Một số bản
luận tội phân tích, đánh giá tính chất, mức độ của hậu quả do
hành vi phạm tội gây ra, phân tích những nguyên nhân, điều
kiện phạm tội không sát với thực tế. . . nên tác dụng tuyên truyền
giáo dục pháp luật không cao.
c- Nguyên nhân của những tồn tại
- Năng lực của Kiểm sát viên về bản xây dựng luận tội còn yếu.
Trong đó, kỹ năng phân tích, chứng minh, lập luận về đánh giá
chứng cứ, đánh giá các tình tiết phạm tội còn hạn chế. Phương
pháp phân tích, tổng hợp của Kiểm sát viên chưa đạt yêu cầu.
Kiểm sát viên có thể liệt kê các sự kiện phạm tội nhưng khi tổng
hợp, phân tích, kết luận thì còn hạn chế.
- Trách nhiệm trong việc xây dựng bản luận tội của Kiểm sát
viên chưa cao. Nhiều trường hợp Kiểm sát viên chuẩn bị bản luận
tội còn sơ sài. Việc tổng kết, sơ kết, bồi dưỡng về kỹ năng xây dựng
bản luận tội chưa được quan tâm.
4. Kỹ năng xây dựng bản luận tội
Để nâng cao chất lượng bản luận tội, Kiểm sát viên cần quán
triệt các yêu cầu, nội dung và phương pháp sau đây:
a- Những yêu cầu đặt ra đối với bản luận tội
Một là, yêu cầu về bảo đảm tính chính xác cao:
Bảo đảm tính chính xác là yêu cầu số một của hoạt động tố
tụng trong bất cứ giai đoạn tố tụng nào. Tính chính xác thể hiện
những nội dung của bản tội đã được chứng minh bằng các chứng
cứ được thu thập đầy đủ trong hồ sơ vụ án. Các tình tiết, chứng
cứ nêu trong bản luận tội là có thực và được thể hiện tại các bút
lục của hồ sơ vụ án. Tính chính xác còn thể hiện các căn cứ áp
dụng cũng phải được bảo đảm đúng với các điểm, khoản, điều mà
Kiểm sát viên trích dẫn. Tính chính xác yêu cầu "chứng cứ đến
đâu kết tội liên đó", hoặc "trọng chứng hơn trọng cung". Bản luận
tội không được suy diễn chủ quan, hoặc chỉ nêu phản ảnh theo dư
luận chung chung. ~
Điều 10 Bộ luật TTHS quy định: "Cơ quan điều tra, Viện kiểm
sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định
sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm
rõ những chứng cử xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội,
những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự của bị can, bị cáo". Trong giai đoạn xét xử, Kiểm sát viên
thực hành quyền công tố nhà nước trình bày bản luận tội trước
phiên toà là nhằm vạch trần và lên án mạnh mẽ những hành vi
nguy hiểm cho xã hội do người phạm tội gây ra, qua đó góp phần
cùng Toà án xét xử công bằng, khách quan và dân chủ. Do vậy, yêu
cầu trước hết đối với bản luận tội của Kiểm sát viên là phải bảo
đảm tính chính xác cao. Càng chính xác bao nhiêu thì tính thuyết
phục càng cao bấy nhiêu.
Tính chính xác cao thể hiện: thử nhất, việc mô tả hành vi phạm
tội phân tích đánh giá chứng cứ, phân tích vai trò trách nhiệm của
bị cáo gắn liền với việc viện dẫn chứng cứ để chứng minh phải
chính xác, lôgíc. Phải khắc phục tình trạng việc mô tả hành vi
phạm tội không gắn liền với các chứng cứ nêu ra, hoặc chỉ nêu
hành vi phạm tội mà không viện dẫn chứng cứ chứng minh; thứ
hai, việc đề xuất đường lối xử lý phải trên cơ sở phân tích đánh giá
chứng cứ, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, nhân thân người
phạm tội, vai trò trách nhiệm của từng bị cáo trong vụ án, các tình
tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đồng thời, xem
xét đối chiếu với các quy định của pháp luật hình sự và các văn bản
pháp luật khác có liên quan để cân nhắc lựa chọn điều, khoản của
BLHS để đề xuất Toà án áp dụng pháp luật xử lý chính xác, phù
hợp với tính chất mức độ, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra.
Trong thực tiễn có nhiều bản luận tội trình bày không chính
xác, dẫn đến bản án của Toà án sai và phải kháng nghị huỷ án để
điều tra, xét xử lại. Những bản luận tội không chính xác thường
gặp khi giải quyết các loại tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điềui39
BLHS; Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140 BLHS);
Tham Ô (Điều 278 BLHS); giết người (các điều 93, 94, 95, 96, 97,
98, 99 BLHS); cố y gây thương tích (các điều 104, 105, 106, 107
BLHS); Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ (Điều 202 BLHS). Do vậy, khi xây dựng bản luận tội đối
với các loại tội trên đây Kiểm sát viên cần chú ý nghiên cứu kỹ hồ
sơ vụ án và các các dấu hiệu đặc trưng của từng loại tội theo quy
định của pháp luật để lập luận chính xác cả về chúng cứ, tội danh
và đề xuất xử lý
Hai là. yêu cầu về tính đấu tranh và tính thuyết phục cao:
Yêu cầu về tính đấu tranh thể hiện bản luận tội phải phê phán
và lên án mạnh mẽ trước dư luận về những hành vi phạm tội của
bị cáo. Bản luận tội phải phân tích về tính chống đối trật tự pháp
luật của hành vi phạm tội, về tác hại của hành vi phạm tội không
chỉ đối với hậu quả cụ thể của tội phạm, mà còn phải trên bình diện
chung của tình hình để phê phán tác hại của hành vi phạm tội đối
với trật tự pháp luật chung. Tính đấu tranh còn thể hiện không chỉ
là lời cảnh cáo đối với người có hành vi phạm tội, nhận rõ được tác
hại của mình khi gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà còn là
lời cảnh tỉnh cho những ai có ý định phạm tội, coi hành vi phạm tội
của bị cáo là việc cần tránh xa. Tính đấu tranh của bản luận tội
thể hiện tinh thần đấu tranh không khoan nhượng của xã hội đối
với hành vi phạm tội.
Yêu cầu về tính thuyết phục của bản luận tội thể hiện ở chỗ: Khi
Kiểm sát viên trình bày xong bản luận tội 'được người nghe đánh giá
là có tình có lý. Việc bản luận tội đề cập một cách chính xác như
phần trên đã nêu là đã mang tính thuyết phục rồi. Tuy nhiên, trong
thực tế cũng có trường hợp bản luận tội đảm bảo tính chính xác,
nhưng lời lẽ và phương pháp trình bày của Kiểm sát viên không
khéo léo, tế nhị, thì có thể gây cho người nghe cảm giác khó chịu.
Bản luận tội phải được xây dựng với thái độ kiên quyết, không
khoan nhượng, nhưng phương pháp phải mềm dẻo, khoan dung.
Ba là, yêu cầu về tuyên truyền giáo dục ý thức tuân thủ
pháp luật.
Điều 1 Bộ luật TTHS quy định: "Bộ luật tô' tụng hình sự góp
phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự
pháp luật xã hội chủ nghĩa, đồng thụ giáo dục mọi người ý thức
tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chông tội phạm".
Như chúng ta đều biết, mỗi vụ án xảy ra có những đặc điểm riêng
có của nó. Đặc điểm đó phụ thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm
cho xã hội của hành vi phạm tội, vào hậu quả do hành vi phạm tội
gây ra, cũng như động cơ, mục đích phạm tội, nhân thân người
phạm tội, nguyên nhân, điều kiện phạm tội. Đồng thời, việc tuyên
truyền còn phụ thuộc vào trình độ hiểu biết pháp luật của người
dân nơi xét xử vụ án, phụ thuộc vào tình hình, đặc điểm của địa
phương và tình hình đặc điểm thời kỳ đó. Vì vậy, muốn cho việc
tuyên truyền giáo dục pháp luật tốt bản luận tội phải bám sát diễn
biến của phiên toà và tình hình hoàn cảnh cụ thể của địa phương
nơi diễn ra phiên toà.
Tại điểm c khoản 3 Điều 23 Quy chế 121/2004/QĐ-VKSTC quy
định "Phải xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội, tuyên
truyền giáo dục pháp luật, góp phần đấu tranh chông và phòng
ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật". Tình hình tội phạm xảy ra phụ
thuộc vào năng lực quản lý xã hội của các cơ quan Nhà nước trên
hai lĩnh vực là xây dựng thể chế và hoạt động điều hành. Do vậy,
qua việc nghiên cứu vụ án, Kiểm sát viên phải rút ra những
nguyên nhân và điều kiện phạm tội, nhất là những sơ hở trong
công tác quản lý và xây dựng pháp luật để kiến nghị khắc phục.
Đồng thời, nêu ra những bài học cảnh giác trong phòng ngừa để
giáo dục, tuyên truyền trong nhân dân.
Luận tội đạt tính chính xác cao, đấu tranh phê phán đúng
mức những sai phạm của bị cáo sẽ có tác dụng hỗ trợ Hội đồng
xét xử ra bản án khách quan, chính xác, dân chủ, đây chính là
góp phần vào việc thuyết phục quần chúng nhân dân đồng tình
và ủng hộ các cơ quan pháp luật. Đây cũng là cơ sở để đấu tranh
thuyết phục bị cáo nhận rõ hành vi sai trái của mình, tạo điều
kiện cho họ để ăn năn hối cải, "cải tà quy chính", cải tạo thành
người có ích cho xã hội.
Bốn là, yêu cầu về việc bảo vệ cáo trạng:
Theo quy định tại Điều 167, Điều 217 Bộ luật TTHS nếu bản
cáo trạng là quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát về việc truy
tố người phạm tội ra Toà án để xét xử, thì bản luận tội là quan điểm
của Kiểm sát viên về tội trạng của bị cáo nhằm bảo vệ quan điểm
truy tố của cáo trạng. Do vậy, luận tội của Kiểm sát viên trước toà
là hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố nhà nước trước Toà
án để nhằm bảo vệ quan điểm truy tố của Viện trưởng Viện kiểm
sát Do vậy, nội dung của bản luận tội phải bám sát nội dung truy
tố của bản cáo trạng. Bản cáo trạng truy tố những hành vi phạm tội
nào, bị can nào thì nội dung của bản luận tội phải phân tích, đánh
giá, kết luận về hành vi phạm tội đó và bị can đó, không được bỏ sót
vấn đề nào. Chính vì vậy, bản luận tội phải tập trung phân tích,
viện dẫn các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và các chứng cứ đã được
làm rõ tại phiên toà để chứng minh làm sáng tỏ nội dung truy tố
của cáo trạng. Mặt khác, bản luận tội cần viện dẫn các quy định của
pháp luật để đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng xử lý như cáo trạng
đã nêu. Cho nên, về nguyên tắc thì bản luận tôi Chỉ đl~rlc bổ sung
thêm nhằm làm sáng tỏ các nội dung truy tố của cáo trạng chứ
không được bổ sung thêm để làm xấu đi tình trạng của bị cáo.
Trong trường hợp, sau khi xét hỏi nếu có những tình tiết mới
làm thay đổi nội dung bản cáo trạng mà có lợi cho bị cáo, thì Kiểm
sát viên có thể rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố. Tuy
nhiên, những tình tiết này phải được làm sáng tỏ và hoàn toàn có
đủ căn cứ, cơ sở kết luận. Đồng thời, sau khi phiên toà kết thúc,
Kiểm sát viên phải báo cáo ngay với Viện trưởng Viện kiểm sát
cùng cấp. Trong trường hợp có căn cứ xác định bị cáo phạm một tội
nặng hơn tội Viện kiểm sát truy tố, thì Kiểm sát viên đề nghị hoãn
phiên toà để báo cáo lãnh đạo Viện quyết định. Khoản 2 Điều 19
Quy chế số 121/2004/QĐ-VKSTC quy định: "Tại phiên toà, sau khi
xét hỏi nếu có căn cứ rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tô,
có tình tiết mới theo hướng có lợi cho bị cáo làm thay đổi quyết định
truy tôlhoặc đường lôi xử lý đã được lãnh đạo Viện cho ý kiến thì
Kiểm sát viên quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định
của mình. Sau phiên toà Kiểm sát viên phải báo cáo ngay với lãnh
đạo Viện và Thủ trưởng đơn vị.
Trường hợp những tình tiết mới đưa ra tại phiên toà có đủ căn
cứ đểkêt luận về một tội danh khác nặng hơn, thì Kiểm sát viên đề
nghị Hội đồng xét xử hoãn phiên toà và báo cáo lãnh đạo Viện
quyết định".
Năm là, yêu cầu về việc kiểm tra chứng cứ tại phiên toà:
Theo quy định của Bộ luật TTHS, nếu những nội dung của bản
cáo trạng là dựa trên kết quả thu thập tài liệu, chứng cứ của Cơ
quan điều tra và Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra, thì bản
luận tội chủ yếu dựa vào kết quả đấu tranh xét hỏi công khai tại
phiên toà. Điều 217 BỘ luật TTHS quy định "Luận tội của Kiểm sát
viên phải căn cử vào những tài liệu, chứng cử đã được kiểm tra tại
phiên toà và y kiên của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền
lợi của đương sự và những người tham gia tô tụng khác tại phiên
toà, Theo pháp luật tố tụng hình sự của nhiều quốc gia thì cuộc
điều tra thu thập chứng cứ của Cơ quan điều tra chỉ là cuộc điều
tra sơ bộ, cuộc xét hỏi công khai tại phiên toà là cuộc điều tra công
khai, cuộc điều tra chính thức. Theo quy định của pháp luật tố
tụng hình sự Việt Nam thì các chứng cứ, các tình tiết được Cơ quan
điều tra và Viện kiểm sát thu thập trong quá trình điều tra đều
phải được điều tra, xét hỏi làm rõ tại phiên toà.
Vì vậy, Kiểm sát viên phải tham gia xét hỏi để làm sáng tỏ
những hành vi phạm tội và các tình tiết khác liên quan đến vụ án
mà cáo trạng đã truy tố. Nếu qua xét hỏi tại phiên toà mà xuất
hiện những tình tiết mới như: bị cáo nhận tội (trong quá trình điều
tra bị cáo không nhận tội), hoặc khai thêm người phạm tội khác,
khai những tình tiết giảm nhẹ, hoặc chối tội . . . ; người bị hại , người
làm chứng khai thêm một số tình tiết khác . . . thì Kiểm sát viên
phải ghi chép đầy đủ và tham gia xét hỏi để làm rõ những vấn đề
mà bị cáo và những người khác khai tại phiên toà. Trên cơ sở đó,
đối chiếu với các tài liệu, vật chứng, đồ vật khác để kết luận những
vấn đề mà bị cáo, người bị hại, người làm chứng khai thêm tại
phiên toà. Nếu việc khai thêm đó là có căn cứ, Kiểm sát viên sửa
đổi bổ sung dự thảo bản luận tội cho phù hợp với diễn biến phiên
toà Xuất phát từ nội dung đó, khoản 2 Điều 23 Quy chế số
121/2004/QĐ-VKSTC quy định: "Tại phiên toà Kiểm sát viên phải
ghi chép những tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra và ý kiên của
bị cáo, người bào chữa, ngư bảo vệ quyền là của đương sự và
những người tham gia tô tụng khác đểbổsung và sữa chữa bản dự
thảo luận tội".
Sáu là yêu cầu về việc kết hợp giữa luận tội và luận chứng
Nếu như luận tội là việc phê phán, lên án hành vi, thủ đoạn
phạm tội, nêu lên những nguyên nhân và điều kiên phạm tội,
những bài học cảnh giác trong nhân dân, đề xuất hình thức xử lý
thì luận cứ là phân tích, đánh giá, kết luận về các tình tiết, các
chứng cứ của vụ án một cách khoa học, lôgíc để xác định tội phạm
và người phạm tội theo các điều, khoản của BLHS.
Nội dung dự thảo bản luận tội đối với bất cứ vụ án nào, dù vụ
án đó được phát hiện quả tang, chứng cứ rõ ràng, đơn giản vẫn
phải thể hiện đầy đủ yêu cầu luận tội kết hợp với luận cứ. Tuy
nhiên, tuỳ từng trường hợp cụ thể của từng vụ án để xác định vấn
đề nào cần tập trung phân tích khi luận tội. Đối với vụ án phạm
tội quả tang, đơn giản, chứng cứ rõ ràng bị cáo nhận tội thì việc
phân tích, chứng minh cũng cần ngắn gọn. Đối với vụ án mà chứng
cứ có nhiều phức tạp, bị cáo không nhận tội, người làm chứng khai
mâu thuẫn... thì Kiểm sát viên phải phân tích, chứng minh chặt
chẽ, sắc bén, lôgíc để giải quyết các mâu thuẫn, làm nổi bật vấn đề
mình đang kết luận, đồng thời, bác bỏ những vấn đề mâu thuẫn,
bất hợp lý.
b- Những nội dung cụ thể của bản luận tội
Để bảo đảm thực hiện sáu yêu cầu của bản luận tội như nêu ở
phần trên, bản luận tội cần phải phải được bố cục gồm ba phần:
- Phần mở đầu;
- Phần nội dung;
- Phần kết luận. Sau đây chúng ta nghiên cứu từng phần của
bản luận tội.
Phần mở đầu: Có thể nói, bản luận tội chính là bài văn nghị
luận, trong đó phần mở đầu có hai nội dung cần đề cập: tự giới
thiệu bản thân người trình bày bản luận tội và mục đích, ý nghĩa
của việc đưa vụ án ra xét xử.
Tư giới thiệu về mình: theo hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân
dân tối cao về viết luận tội có ghi "Kiểm sát viên tự giới thiệu về
mình là đại diện Viện kiểm sát...". Phần này cần ghi rõ họ tên,
chức vụ, đại diện cho Viện kiểm sát nơi Kiểm sát viên công tác.
Việc nêu họ tên cần lưu ý nêu đầy đủ họ, tên thường dùng, không
nêu bí danh hoặc gọi tắt. Ví dụ, Tôi tên là Nguyễn Thị Bích Liên,
chức vụ Kiểm sát viên, đại diện cho Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
B, thực hành quyền công tố tại phiên toà sơ thẩm xét xử vụ án . . .
dù trong đời sống hàng ngày có thể mọi người gọi là Bích Liên
nhưng trong bản luận tội phải ghi đầy đủ họ và tên là Nguyễn Thị
Bích Liên. Tuy nhiên, thực tế có nhiều bản luận tội Kiểm sát viên
không xưng danh đầy đủ họ tên của mình theo đúng quy định của
Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Khi nêu tên vụ án cũng cần lưu ý, nếu vụ án có nhiều bị cáo và
phạm nhiều tội thì chỉ nêu tên bị cáo chính và tên tội danh chính.
Tên bị cáo chính cũng nêu đầy đủ họ và tên, kèm theo tên thường
gọi. Ví dụ, vụ án Trương Văn Cam (tức Năm Cam) và đồng bọn
phạm tội giết người . . .
Ví dụ, Vụ án Phạm Thị Miền phạm tội tham ô, lạm dụng
tín nhiệm tại tỉnh Thái Bình
Phiên Toà xét xử ngày 21. 1.2002. Mở đầu luận tội ghi
"Hôm nay TAND tỉnh Thái Bình mở phiên toà hình sự sơ
thẩm công khai đưa vụ án Phạm Thị Miền ra xét xử về 2 tội
tham Ô tài sản và lạm dụng chức vụ quyền hạn để chiếm
đoạt tài sản . . . " Vụ án này có nhiều bị cáo, luận tội chỉ cần
nêu họ tên bị cáo chính Phạm Thị Miền như trên (1).
Nêu ý nghĩa và tầm quan trọng của vụ án: phần này theo
hướng dẫn chỉ giới thiệu tóm tắt tội danh của vụ án, các bị cáo được
đưa ra xét xử, không nêu nội dung vụ án. Vì vậy, chỉ nêu ngắn gọn
về tên vụ án, mục đích, ý nghĩa của việc đưa vụ án ra xét xử như
tình hình địa phương nơi xảy ra vụ án, hậu quả nghiêm trọng của
vụ án. Phần này cũng nên ghi ngắn gọn, tránh nêu dài dòng.
(1) Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
Ví dụ, Vụ án Phan Quang Thiết phạm tội giết người và
cướp tài sản Ô tỉnh Nghệ An.
Trong phần ý nghĩa và tầm quan trọng của bản luận tội
vụ án đã nêu: "Trong thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh
Nghệ An liên tiếp xảy ra nhiều vụ án mạng đặc biệt nghiêm
trọng. Một tình trạng đáng báo đông hiện nay là nhiều
người đã bất chấp pháp luật, tự giải quyết các mâu thuẫn
trong cuộc sống bằng con đường bạo lực giết người và
cướp tài sản, xảy ra tương đối nhiều và đã gây tâm lý hoang
mang lo sợ, phẫn uất trong quần chúng nhân dân, gây mất
ổn định trật tự xã hội Nhân dân đòi hỏi pháp luật phải
thẳng tay trừng trị đích đáng kẻ phạm tội, trả lại cuộc sống
tự do, kỷ cương phép được cho nhân dân. Hôm nay Toà án
nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên toà lưu động xét xử công
khai bị cáo Phan Quang Thiết phạm tội giết người và cướp
tài sản là phù hợp với sự mong muốn của người dân, tội ác
phải được trừng trị nghiêm minh, kịp thời. Đồng thời, đây là
tiếng chuông cảnh tỉnh cho những ai có ý định mong muốn
giải quyết mâu thuẫn bằng con đường bạo lực(1).
Phần mở đầu tuy có tính chất thủ tục, nhưng nếu bản luận tội
nêu nhắn gọn, lưu loát thì sẽ tạo cho người nghe thấy được lý do
của việc đưa vụ án ra xét xử. Từ đó người nghe cũng đánh giá được
người trình bày luận tội là người thay mặt Nhà nước có phong cách
và năng lực như thế nào. Ngược lại, nếu Kiểm sát viên trình bày
phần mở đầu mà không lưu loát, ấp úng, trục trặc không rõ được
lý do của việc đưa vụ án ra xét xử, thì sẽ gây cho người nghe có cảm
giác khó chịu, thiếu cảm tình với vị Kiểm sát viên duy trì công tố
trước Toà .
Phần nội dung: Đây là phần quan trọng nhất, là hạt nhân của
bản luận tội. Nếu bản luận tội giải quyết tốt phần này thì bản luận
tội đó sẽ có tính thuyết phục cao, ngược lại nếu phần này không
được chuẩn bị kỹ, thì Kiểm sát viên sẽ đối mặt với rất nhiều khó
khăn, thậm chí rất dễ bị những người tham dự phiên toà phản bác.
Do vậy, Kiểm sát viên cần đặc biệt quan tâm đầu tư trí tuệ, thời
gian vào việc giải quyết tốt phần nội dung của bản luận tội. Vì đây
là phần quan trọng, Kiểm sát viên phải giải quyết một loạt vấn đề
(1) Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
nhằm làm rõ chứng cứ chứng minh tội phạm, nêu lên tác hại của
hành vi phạm tội và phân tích những bài học phòng ngừa. Vì vậy,
thông thường nội dung này của bản luận tội được chia làm ba phần.
Phân tích, tổng hệ chứng cứ
trong bản luận tội
Đây là nội dung cốt lõi của bản luận tội. Chỉ có trên cơ sở phân
tích, tổng hợp chứng cứ, chứng minh đầy đủ các tình tiết của hành
vi phạm tội, thì việc giải quyết vụ án mới được khách quan toàn
diện, đây cũng là cơ sở để giải quyết tốt các phần tiếp theo của việc
thực hành quyền công tố.
Trên cơ sở hệ thống chứng cứ đã được ghi chép tổng hợp qua
nghiên cứu hồ sơ vụ án, qua xác minh các tình tiết, chứng cứ của
vụ án, qua xét hỏi, thẩm vấn bị cáo, người bị hại, người làm
chứng, giám định viên, bị đơn dân sự, nguyên đơn dân sự, người
có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, xem xét tại chỗ các vật chứng. . .
Kiểm sát viên phải xem xét, phân tích, tổng hợp lại toàn bộ chứng
cứ để xác định sự thật vụ án. Mục đích, phương pháp, thời hạn của
việc phân tích, tổng hợp chứng cứ của các chủ thể tiến hành tố
tụng có khác nhau nên nội dung xem xét phân tích, tổng hợp cũng
có sự khác nhau. Thông thường trong quá trình điều tra, Điều tra
viên mong muốn thu thập đầy đủ chứng cứ để kết tội bị can, nghĩa
là mục đích phân tích, tổng hợp chứng cứ của Điều tra viên là
phát hiện và ngăn chặn tội phạm và người phạm tội; còn mục đích
l;thân tích, tổng hợp chứng cứ của Luật sư thì trước hết là để có lạp
luận gỡ tội cho bị cáo.
Do vậy, để cho bản luận tội có sức thuyết phục về phân tích,
tổng hợp chứng cứ, cần làm rõ về mặt lý thuyết và thực tiễn thế
nào là chứng cứ trong tố tụng hình sự.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Bộ luật TTHS: "Chứng cứ là
những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này
quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm
căn cứ đê xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện
hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc
giải quyết đúng đắn vụ án". Khoản 1 Điều 66 BỘ luật TTHS quy định:
"chứng cứ phải được đánh giá để xác định tính hợp pháp, xác thực và
liên quan". Đây là khái niệm mang tính pháp định mà nội hàm của
chứng cứ có ba đặc điểm: khách quan, hợp pháp và liên quan.
Thứ nhất, về tính khách quan của chứng cứ.
Tính khách quan của chứng cứ thể hiện đó là các tài liệu, đồ
vật, vật chứng có thật, tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý
chí con người và phù hợp với các tình tiết khác của vụ án. Điều này
có nghĩa, chứng cứ là dấu vết, là sản phẩm của hành vi phạm tội,
chỉ được hình thành khi có hành vi phạm tội và gắn liền với hành
vi phạm tội, sự kiện phạm tội. Nắm rõ đặc điểm này để cho chúng
ta có phương pháp tư duy biện chứng là: hành vi phạm tội tất yếu
sẽ để lại dấu vết, dấu vết đó là chứng cứ biểu hiện về mặt khách
quan của tội phạm. Do vậy, bất cứ vụ án nào cũng có chứng cứ.
Người phạm tội có âm mưu nham hiểm, với thủ đoạn tinh vi, xảo
quyệt đến mấy thì khi thực hiện hành vi phạm tội đều để lại các
dấu vết của tội phạm. Vấn đề là ở chỗ cơ quan và người tiến hành
tố tụng có đủ năng lực, trách nhiệm và phương tiện để phát hiện
và thu thập đầy đủ các dấu vết, chứng cứ đó hay không.
Mặt khác, tính khách quan của chứng cứ cũng đòi hỏi cơ quan
và người tiến hành tố tụng có trách nhiệm phải thu thập đầy đủ,
khách quan, vô tư các dấu vết, đồ vật, vật chứng, tài liệu có liên
quan đến vụ án, không được thêm, bớt hoặc làm mất mát, hư hỏng,
thay đổi các tài liệu, đồ vật, vật chứng đó và điều quan trọng khi
tiến hành phân tích, tổng hợp các dấu vết, đồ vật, tài liệu đó không
được suy diễn chủ quan. Thực tiễn cho thấy vụ án nào mà cơ quan
tiến hành tố tụng làm mất đi tính khách của chứng cứ như khám
nghiệm hiện trường không thu lượm hết các dấu vết, đồ vật, khi
lấy lời khai thì gợi ý, mớm cung, khi thực nghiệm điều tra thì tiến
hành không đúng với hiện trường. . . Tình trạng này tất yếu sẽ dẫn
đến sai lầm nghiêm trọng khi giải quyết vụ án.
Các vụ án "Nguyễn Thị Lâm" Ở Bình Thuận, "Nguyễn Thị út"
Ở thành phố HỒ Chí Minh, vụ án "Mai Than" Ở Cần Thơ, vụ án Lê
Bá Mai ở Bình Phước đã chứng minh điều đó. Trong các vụ án này,
cơ quan tố tụng đã không thu thập đầy đủ các dấu vết, vật chứng
có tại hiện trường như cái thang tre trong vụ án "Nguyễn Thị út",
tóc và dép trong vụ án "Nguyễn Thị Lâm", chiếc bật lửa trong vụ
án "Lê Bá Mai" . . . Đây là các vật chứng vô cùng quan trọng trong
việc đánh giá tính khách quan của vụ án, nhưng không được thu
thập làm cho việc xác định sự thật của vụ án rất khó khăn. Thậm
chí có vụ án cơ quan tố tụng lấy lời khai, cho bị can tự ghi lời trình
bày nhận tội nhưng không đảm bảo khách quan, mang tính áp đặt.
Trong vụ " Nguyễn Thị Lâm", bị cáo viết thư thông cung nhận tội
từ trong trại cho đối tượng khác nhưng do người khác chỉ đạo; hoặc
trong vụ án hiếp dâm ở Cần Thơ, lời tự khai nhận tội của ông Mai
Than lại do người khác viết, trong vụ án Nguyễn Văn Mạnh Ở
Thanh Hoá, lá thư do Mạnh viết từ trong trại giam về cho gia đình
theo bị can là có sự ép buộc. Đây là những vụ án có rất nhiều vi
phạm trong việc điều tra, thu thập chứng cứ, làm cho các chứng cứ
được thu thập không bảo đảm tính khách quan dẫn đến những sai
lầm nghiêm trọng trong việc đánh giá chứng cứ.
Thứ hai, về tính hợp pháp của chứng cứ:
Tính hợp pháp của chứng cứ trước hết thể hiện ở chỗ các chứng
cứ của vụ án phải được thu thập một cách hợp pháp, nghĩa là nó
phải được thu thập theo một trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng
hình sự quy định. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự,
trong giai đoạn điều tra, việc thu thập chứng cứ phải được Cơ quan
điều tra và Viện kiểm sát thu thập. Việc thu thập chứng cứ ở bất
cứ giai đoạn tố tụng nào, thời gian nào đều phải tiến hành lập biên
bản. Biên bản điều tra phải lập theo quy định tại Điều 95 Bộ luật
TTHS. Như vậy, nếu việc thu thập chứng cứ mà không lập biên
bản, hoặc lập biên bản mà không theo mẫu quy định thì chứng cứ
được thu thập đó coi như không hợp pháp.
Điều 95 Bộ luật TTHS quy định:
"1. Khi tiến hành các hoạt động tố tụng, bắt buộc phải
lập biên bản theo mẫu quy định thống nhất.
Trong biên bản ghi rõ địa điểm, ngày, giờ, tháng, năm
tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc,
nội dung của hoạt động tố tụng, những người tiến hành,
tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động tố tụng, những
khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ .
Tính hợp pháp của chứng cứ còn thể hiện pháp luật tố tụng đã
quy định trình tự, thủ tục tố tụng trong điều tra như thế nào thì
cơ quan và người tiến hành tố tụng phải chấp hành nghiêm chỉnh
như vậy. Những hoạt động tố tụng về thu thập chứng cứ không
tuân theo các trình tự, thủ tục tố tụng thì các chứng cứ thu thập
được cũng trở thành không hợp pháp. Ví dụ, một người nào đó chỉ
được coi là bị can khi có quyết định khởi tố bị can (theo Điều 49 Bộ
luật TTHS) và chỉ lúc đó mới được hỏi cung họ với tư cách là bị can.
Trong thực tế có nhiều trường hợp, Điều tra viên lấy lời khai bị can
khi vụ án chưa được khởi tố. Trong trường hợp này bản cung đó
cũng không được coi là hợp pháp và không được coi là chứng cứ của
vụ án hoặc Bộ luật TTHS quy định: "Không được hỏi cung vào ban
đêm, trừ trường hợp không thèm hoãn được, nhưng phải ghi rõ lý
do vào biên bản" (Khoản 2 Điều 131 BỘ luật TTHS); hoặc "Khi lấy
lời khai của người làm chứng dưới 16 tuổi phải mồ cha mẹ hoặc
người đại diện hợp pháp khác hoặc thầy giáo, cô giáo của người đó
tham dự '- khoản 5 Điều 135 Bộ luật TTHS; hoặc "Đối với đương sự
là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc
thể chất thì người bảo vệ quyền lợi của họ có quyền có mặt khi cơ
quan tiến hành tô/tụng lấy lờ khai của người mà mình bảo vệ". Điểm d
khoản 3 Điều 59 BỘ luật TTHS. . .
Đây là những quy định hết sức
chặt chẽ của Bộ luật TTHS nhưng trong thực tế cơ quan và người
tiến hành tố tụng còn nhiều vi phạm. Ví dụ: trong vụ án giết người
và hiếp dâm ở tỉnh C do Nguyễn Văn Phát thực hiện, người làm
chứng quan trọng của vụ án là con trai Phát mới 1 1 tuổi nhưng khi
lấy lời khai của cháu không cho mẹ cháu tham dự với tư cách là
người giám hộ. Sau đó chính cháu này đã khai việc cháu có lời khai
như vậy là do bị sợ hãi mà khai. Đây là trường hợp thu thập chứng
cứ không hợp pháp nên vụ án không được giải quyết thoả đáng.
Để bảo đảm chứng cứ được thu thập mang tính hợp pháp, theo
quy định của pháp luật, việc tiến hành thu thập chứng cứ thuộc
thẩm' quyền và trách nhiệm của cơ quan và người tiến hành tố
tụng nhất định. Ngoài những cơ quan và người tiến hành tố tụng
ra thì không ai được giao nhiệm vụ này.
Theo quy định tại Điều 33 Bộ luật TTHS thì:
"1. Các cơ quan tiến hành tố tụng gồm có:
a) Cơ quan điều tra;
bị Viện kiểm sát,
c) Toà án.
2. Những người tiến hành tố tụng gồm có:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều
tra viên;
bị Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát, Kiểm
sát viên;
c) Chánh án, Phó Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội
thẩm, Thư ký Toà án'?
Thực tiễn cho thấy, trong nhiều trường hợp, việc khám nghiệm
hiện trường không phải do Điều tra viên và Kiểm sát viên tiến
hành. Rõ ràng trong các trường hợp này việc thu thập các chứng
như vậy là không hợp pháp. Những vi phạm này thường xảy ra đối
với các vụ án vi phạm quy định về an toàn giao thông gây hậu quả
nghiêm trọng. Các vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ trên đường Láng - Hoà Lạc, vụ án vi
phạm quy định về điều khiển phưưong tiện giao thông đường bộ
thị trấn Yên Bình tỉnh Yên Bái là những trường hợp có nhiều vi
phạm trong việc thu thập chứng cứ và đã làm cho việc giải quyết
không khách quan, kéo dài.
Ví dụ, Vụ án sau đây chứng minh về sự không tuân
theo tính hợp pháp của chứng cứ. Ngày 19 . 9. 2005, tại thị
trấn Yên Bình, huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái, anh Trinh đi
xe máy va chạm vào xe máy anh Mỹ. Vụ tai nạn làm cho
anh Mỹ bị thương tật 42%. Sau đó vụ án được khởi tố, truy
tố và xét xử Tuy nhiên, tại phiên toà sơ thẩm, bị cáo inh
và Luật sư cho rằng biên bản khám nghiệm không khách
quan, mặt khác biên bản khám nghiệm hiện trường không
do Điều tra viên và Kiểm sát viên tiến hành. Do vậy, đây
là tài liệu không hợp pháp. Những ý kiến của người bị hại,luật sư về tính không hợp pháp của hoạt động điều tra
hoàn toàn có sức thuyết phục. V vậy, sau đó vụ án được
Viện kiểm sát rút truy tố và phải đinh chỉ vụ án. Từ đó có
thể thấy rằng việc thu thập các tài liệu không hợp pháp thì
các tài liệu đó không thể trở thành chứng cứ có giá trị
chứng minh được..
Vấn đề này cũng cần nhận thức đúng đắn giữa người
thu thập chứng cứ và người đưa ra chứng cứ. Như phần
trên đã phân tích, chỉ có cơ quan và người tiến hành tố
tụng mới được giao nhiệm vụ thu thập chứng cứ, còn việc
đưa ra chứng cứ thì bất cứ ai cũng có quyền cung cấp
chứng cứ. Bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự,
bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan . . . có
quyền "Đưa ra tài "cu, đồ vật, yêu cầu" điểm d, khoản 2,
Điều 49, điểm đ khoản 2 Điều 50, điểm a khoản 2 Điều 51,
điểm a khoản 2 Điều 52, điểm b khoản 2 Điều 53, điểm a
khoản 1 Điều 54 Bộ luật TTHS. Đặc biệt, Bộ luật TTHS
năm 2003 đưa ra quy đinh mới về việc thu thập chứng cứ
của người bào chữa có quyền thu thập tài liệu, đồ vật, tình
tiết liên quan đến việc bào chữa (điểm d khoản 2 Điều 58
Bộ luật TTHS). Tuy nhiên, luật cũng quy định: "Tuỳ theo
mỗi giai đoạn tố tụng, khi thu thập được tài liệu, đồ vật liên
quan đến vụ án, thì người bào chữa có trách nhiệm giao
cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án. Việc giao
nhận các tài liệu, đồ vật đó giữa người bào chữa và cơ
quan tiến hành tố tụng phải được lập biên bản theo quy
định tại Điều 95 của Bộ luật này”.
Thứ ba, về tính liên quan của chứng cứ. Tính liên quan của
chứng cứ là mối quan hệ giữa tài liệu, vật chứng (do người tiến
hành tố tụng thu thập được) với hành vi phạm tội và hậu quả do
hành vi phạm tội gây ra. Đó là mối liên hệ nội tại, khách quan giữa
chứng cứ với những hành vi phạm tội - đối tượng cần chứng minh
trong tố tụng hình sự. Nhờ mối liên hệ này mà các cơ quan tiến
hành tố tụng có thể đánh giá được diễn biến của hành vi phạm tội
xảy ra trong thực tế như thế nào. Trên cơ sở đó, Cơ quan điều tra
xác định được phương hướng điều tra. Vì vậy, vấn đề rút ra ở đây
là khi tiến hành điều tra thu thập chứng cứ, Kiểm sát viên cần lưu
ý các Điều tra viên phải thu thập hết các tài liệu, đồ vật có liên
quan, không bỏ sót các tài liệu đồ vật nào.
Ví dụ, Vụ án Nguyễn Thị Lâm giết người ở Bình Thuận
Khi khám nghiệm hiện trường thì có một con dao quắm,
nhưng Cơ quan điều tra không thu giữ. Nếu quan sát bằng
mắt thường cũng dễ nhận thấy những vết thương trên mặt,
đầu nạn nhân (chị Mỹ) rất phù hợp với con dao quắm. Tuy
nhiên, Cơ quan điều tra cho rằng bị can Nén dùng con dao
phay chém chất chị Mỹ, bởi vì việc này do bị can Nén khai
khi chém chất chị Mỹ, con dao đã được chôn cất và theo lời
khai của bị can Nén, Cơ quan điều tra đã thu được một số
mảnh kim loại. Nhưng luật sư cho rằng vất thương hình
vòng cung không thể do dao phay tạo thành mà chính do
con dao quắm tạo thành. Mặt khác, con dao phay mà Cơ
quan điều tra tìm được chứa những mảnh sắt vụn không rõ
hình thù và việc này do bị can Nén tưởng tượng ra vì sợ bị
đánh, chứ thật sự không có sư việc này. Vấn đề rút ra ở đây
là: con dao quắm là đồ vật, vật chứng liên quan đến vụ án
nhưng không được thu thập. Như vậy, công tác điều tra
chưa quán triệt và đảm bảo tính liên quan của chứng cứ khi
thực hiện việc chứng minh tội phạm. Sai lầm này dẫn đến
hậu quả nghiêm trọng là việc điều tra bị chệch hường, đối
tượng không phát hiện được, trong lúc đó một số người bị
khởi tố bắt giam, truy tố, xét xử oan(1)
Tuy nhiên, cũng có trường hợp, quá trình điều tra, Cơ quan
điều tra có thể thu thập được nhiều tài liệu, đồ vật, nhưng khi xem
xét đánh giá thì có nhiều tài liệu, đồ vật không có liên quan đến vụ
án. Nếu giữa các chứng cứ đó không có mối liên quan với nhau thì
đó không phải là chứng cứ trong tố tụng hình sự.
Do vậy, khi xem xét đánh giá chứng cứ chúng ta cần nghiên
cứu kỹ các chứng cứ đó như thế nào, ai thu thập, thu thập lúc nào,
có liên quan đến vụ án hay không, liên quan như thế nào . . . Trên
cơ sở đó mới có căn cứ kết luận các tài liệu, đồ vật đó có liên quan
đến vụ án hay không và như vậy các tài liệu, đồ vật đó có phải là
chứng cứ hay không.
Vì vậy, có thể khẳng định: tính khách quan, thính hợp pháp,
tính có liên quan là 3 thuộc tính của chứng cứ. Đã gọi là thuộc tính
thì trong việc đánh giá chứng cứ phải coi đó là yêu cầu bắt buộc.
Muốn cho bản luận tội có sức thuyết phục về phần đánh giá chứng
cứ, Kiểm sát viên phải hiểu và quán triệt đầy đủ về các thuộc tính
của chứng cứ. Làm như vậy Kiểm sát viên sẽ có y thức từ đầu việc
nghiên cứu hồ sơ, ghi chép, xác minh, đến việc phân tích, tổng hợp,
đánh giá chứng cứ. Đồng thời đây cũng là cơ sở tạo cho Kiểm sát viên
có phương pháp nghiên cứ vụ án, xây dựng bản luận tội khoa học.
Đánh giá chứng cứ
Điều 66 Bộ luật TTHS quy đinh về đánh giá chứng cứ.
"1. Mỗi chứng cứ phải được đánh giá để xác định tính
hợp pháp, xác thực và liên quan đến vụ án. Việc xác đinh
các chứng cứ thu thập được phải bảo đảm đủ để giải quyết
vụ án hình sự
2. Điều tra viên, Kiểm sát viên, thẩm phán và Hội thẩm
xác đinh và đánh giá mọi chứng cứ với đầy đủ tinh thần
trách nhiệm, sau khi nghiên cứu một cách tổng hợp, khách
quan, toàn diện và đầy đủ tất cả tình tiết của vụ án .
Thứ nhất, khái niệm về đánh giá chứng cứ
(1) Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
Trên cơ sở các chứng cứ đã được hệ thống, kiểm tra từ giai đoạn
nghiên cứu hồ sơ vụ án, báo cáo lãnh đạo Viện, tiến hành điều tra
xác minh một số tình tiết và kết quả xét hỏi công khai tại phiên
toà, Kiểm sát viên cần phải phân tích, đánh giá từng chứng cứ,
từng nhóm chứng cứ. Với phương pháp phân tích dựa trên các
thuộc tính của chứng cứ để nghiên cứu, phân tích, xem xét mỗi
chứng cứ có độ tin cậy và giá trị chứng minh như thế nào đối với
các sự kiện, tình tiết của vụ án. Như vậy, đánh giá chứng cứ chính
là hoạt động chứng minh. Mà hoạt động chứng minh tội phạm là
hoạt động của những người tiến hành tố tụng được thực hiện theo
quy định của pháp luật từ giai đoạn phát hiện, thu thập, bảo quản,
kiểm tra, phân tích và đánh giá chứng cứ. Trong đó, đánh giá
chứng cứ là giai đoạn cuối cùng của hoạt động chứng minh. Bản
luận tội được xây dựng trên cơ sở các chứng cứ đã được thu thập
đầy đủ và việc đánh giá chứng cứ của bản luận tội cũng là hoạt
đồng chứng minh ở khâu cuối cùng.
Từ trước đến nay đã có nhiều nhà khoa học đưa ra các khái
niệm đánh giá chứng cứ. Có người cho rằng đánh giá chứng cứ là
hoạt động tư duy của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và
Hội thẩm nhân dân tiến hành dưới dạng lôgíc biện chứng trên cơ
sở pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự, ý thức pháp luật
xã hội chủ nghĩa và niềm tin nội tâm nhằm nghiên cứu đánh giá
độ tin cậy và giá trị của từng chứng cứ riêng biệt, cũng như tổng
hợp chứng cứ trong vụ án hình sự. Đánh giá chứng cứ là một hoạt động tư duy
của Điều tra viên, của cán bộ kiểm sát, của Toà án được tiên hành dưới dạng
lôgíc biện chứng, trên cơ sở pháp luật hình sự, tôi tụng hình sư, trên cơ sở ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa và niềm tin nội tâm, nhằm nghiên cứu, đánh giá độ tin cậy và giá trị của từng chứng cứ riêng biệt cũng như tổng hợp các chứng cứ trong vụ án hình sự. Đánh giá chứng cứ là cơ sở để tiên hành công tác điều tra, truy tô/và xét xử đi đúng hướng, giải quyết đúng đắn các thủ tục tôltụng, áp dụng đúng pháp luật"(1).
Còn theo TS. Phan Hữu Thư thì "Đánh giá chứng cứ là là một khâu
của quá trình chứng minh vụ án hình sự, trong đó Chủ thể chứng minh gồm những người tiên hành tô/ tụng là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và một sô/người tham gia tô tụng là người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, bị can, bị cáo xác định giá trị cua các chứng cứ đã thu thập nhằm chứng minh những vấn đề khác nhau của vụ án hình sự (2).
Ghôgin, Lý luận về luật HS, TTHS và tội phạm. NXB Hà Nội, 1981, Tr.118
Phan Hữu Thư, Kỹ năng hành nghề luâtj sư, NXB Công an, 2001, tr.8
Trên đây là các khái niệm dưới giác độ rộng và hẹp. Tuy nhiên,
nếu cho rằng bị can, bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền
lợi cũng có quyền và nghĩa vụ chứng minh thì không phù hợp với
quy định tại Điều 63 Bộ luật TTHS là: trách nhiệm chứng minh
thuộc cơ quan tiến hành tô tụng như Cơ quan điều tra, Viện kiểm
sát và Toà án.
Căn cứ Điều 66 Bộ luật TTHS và từ sự phân tích trên đây có
thể đưa ra định nghĩa về đánh giá chứng cứ như sau: đánh giá
chứng cứ là hoạt động chứng minh của Điều tra viên, Kiểm sát
viên, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong việc phân tích, đánh
giá các tài liệu, đồ vật đã được thu thập một cách tổng hợp, khách
quan, toàn diện và đầy đủ nhằm xác định tội phạm, người phạm
tội và những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự,
tính chất mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Như vậy,
nếu xét dưới góc độ xây dựng bản luận tội thì khi đánh giá chứng
cứ cần lưu ý các nội dung sau đây:
- Chủ thể đánh giá chứng cứ là: Điều tra viên, Kiểm sát viên,
Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Trong giai đoạn thực hành
quyền công tố, trình bày luận tội trước Toà thì Kiểm sát viên là chủ
thể đánh giá chứng cứ Do vậy, Kiểm sát viên phải có trách nhiệm
nghiên cứu, phân tích, đánh giá chứng cứ một cách khoa học,
khách quan và trách nhiệm cao.
- Nội dung đánh giá chứng cứ: như đã phân tích trên đây, đánh
giá chứng cứ là hoạt động chứng minh của Kiểm sát viên.
Theo quy định tại Điều 63 Bộ luật TTHS về những
vấn để phải chứng minh trong vụ án hình sự thì:
"Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, Cơ quan
điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải chứng minh:
1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa
điểm và những tình tiết khác của.hành vi phạm tội,
2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội, có lỗi hay
không có lỗi, do cố ý hay vô ý, có năng lực trách nhiệm
hình sự hay không; mục đích động cơ phạm tội,
3. Những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và những đặc điểm về
nhân thân của bị can, bị cáo;
4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội
gây ra .
Tại văn bản hướng dẫn viết luận tội của Viện kiểm sát nhân
dân tối cao có ghi: "Trên cơ sở hồ sơ vụ án và kết quả thẩm vấn tại
phiên toà, cần đánh giá khách quan, toàn diện và đầy đủ đê xác
định được sự thật của vụ án, xác định tội phạm đã xẩy ra và người
phạm tội, hành vi phạm tội xảy ra như thế nào? Nên chứng cứ
chứng minh (lời khai, kết quả giám định, các chứng từ. . . có nêu bút
lục Chú ý nêu đúng hành vi phạm tội và viện dẫn chứng cứ chứng
minh. Sau khi chứng minh toàn bộ hành vi phạm tội, lưu ý cả hậu
quả của tội phạm, ý thức chủ quan). Nếu có lời bào chữa của bị cáo,
người bào chữa và những người tham gia tôltụng khác thì dự thảo
luận tội phải lập luận bác bỏ hoặc chấp nhận và viện dẫn chứng
cứ chứng minh. Từ đó, Kiểm sát viên đánh giá tổng hợp, kết luận
về sự việc phạm tội, người phạm tội và viện dẫn chứng cử để chứng
minh như. Các biên bản khám nghiệm hiện trường, kiểm tra, thu
giữ vật chứng...".
Như vậy, khi xây dựng bản luận tội Kiểm sát viên phải xem
xét đánh giá toàn bộ chứng cứ trong hồ sơ vụ án được thể hiện tại
bản cáo trạng và được thẩm tra, xét hỏi tại phiên toà để xác định
sự thật, xác định đối tượng chứng minh như Điều 66 Bộ luật TTHS
đã quy định. Từ đó, Kiểm sát viên đánh giá tổng hợp và kết luận
về từng sự kiện phạm tội, con người phạm tội, hành vi và hậu quả
của tội phạm. Khi đánh giá chứng cứ, Kiểm sát viên cần viện dẫn
các chứng cứ để chứng minh như: lời khai của bị cáo, người bị hại,
người làm chứng, người bào chữa, người có quyền lợi nghĩa vụ liên
quan; biên bản phạm pháp quả tang, biên bản khám nghiệm hiện
trường, khám nghiệm tử thi, giám định thương tật, giám định
pháp y, giám định thiệt hại tài sản, giám định tuổi, giám định chất
ma tuý, tiền giả, ngân phiếu giả . . . Khi viện dẫn các chứng cứ để
chứng minh cần lưu ý chứng minh những sự kiện phạm tội và
phản bác những quan điểm đánh giá chứng cứ của những người
tham gia tố tụng đưa ra.
Trong trường hợp bị cáo nhận tội, thì Kiểm sát viên cần đánh
giá lời nhận tội đó có phù hợp với lời khai người làm chứng và
người bị hại không; hoặc lời nhận tội đó có phù hợp với biên bản
khám nghiệm hiện trường như thế nào, phù hợp với khám nghiệm
tử thi ra sao, phù hợp với biên bản phạm pháp quả tang như thế
nào. Trong trường hợp bị cáo không nhận tội, thì Kiểm sát viên cần
dựa vào các chứng cứ khác để đánh giá việc khai báo không trung
thực của bị cáo và nêu các căn cứ để bác bỏ lời khai không chính
xác đó Bị cáo khai không dùng dao đâm nạn nhân nhưng trên áo
của bị cáo có máu. Cơ quan giám định đã kết luận máu trên áo bị
cáo có Cùng nhóm máu với nạn nhân. Cơ quan điều tra thu được
con dao tại hiện trường phù hợp với vết thương của nạn nhân.
Trong thực tiễn có nhiều trường hợp khi luận tội, Kiểm sát viên
đưa ra những quan điểm đánh giá chứng cứ không chính xác, lập
luận không thuyết phục.
Ví dụ, Vụ án Dương Thành Nhơn phạm tội cố ý gây
thương tích ở thành phố Tuy Hoà tỉnh Bình Định
Khi luận tội, Kiểm sát viên khẳng định hành vi phạm tội
của bị cáo phải bị xét xử theo khoản 3 Điều 104 BLHS (có
nhiều tình tiết đinh khung) nhưng lại đề nghị áp dụng cho
bị cáo tình tiết giảm nhẹ "phạm tội thuộc trường hợp vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng . Lập luận của bản luận
tội này là không có cơ sở vì "phạm tội thuộc trường hợp
vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng" là cấu thành của
tội theo quy định tại Điều 106 BLHS, chứ không phải quy
định tại Điều 104 BLHS(I).
Trên cơ sở đánh giá toà bộ chứng cứ tại phiên toà, Kiểm sát
viên cần khẳng định tính đúng đắn của bản cáo trạng, trong
trường hợp cần sửa đổi thì cũng cần lập luận vững chắc.
Thử hai đánh giá tính chất, mức độ tội phạm, vai trò trách
nhiệm của bị cáo
Tại hướng dẫn viết luận tội của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
có ghi: "Trên cơ sở đánh giá chứng cứ đê phân tích đánh giá chung
tính chất, mức độ của vụ án, tính chất hành vi và thủ đoạn phạm
tội xem xét mục .đích và động cơ phạm tội, mức độ hậu quả tác hại
do tội phạm gây ra (chú ý phân tích đánh giá hậu quả tác hại về
các mặt kinh tê, chính trị trật tự xã hội). Cần đánh giá đúng mức
độ không thổi phồng...".
Đây là nội dung quan trọng khi đánh giá chứng cứ. Do vậy,
Kiểm sát viên phải nghiên cứu, đánh giá thận trọng về tính chất
vụ án, tính chất hành vi và thủ đoạn phạm tội, xem xét mục đích
động cơ phạm tội. Trên cơ sở đó đánh giá về mức độ hậu quả thiệt
hại, cân nhắc đầy đủ các tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự. Khi đánh giá về nguyên nhân, điều kiện
(1) Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
phạm tội Kiểm sát viên cần đối chiếu với chính sách, pháp luật,
yêu cầu chính trị địa phương để đề xuất hình phạt và các biện
pháp tư pháp khác một cách có lý, có tình. Trong phần này, Kiểm
sát viên lưu ý sự việc như thế nào thì đánh giá đúng như vậy,
không được suy diễn hoặc thổi phồng. Khi phân tích, đánh giá các
tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự phải theo
đúng quy định tại Điều 46 và Điều48 BLHS.
Đối với các vụ án có nhiều bị cáo phạm nhiều tội khác nhau,
trước hết Kiểm sát viên cần phân tích, đánh giá về hành vi phạm
tội và thủ đoạn phạm tội đối với từng bị cáo. Chú ý phân tích, đánh
giá vai trò trách nhiệm của từng bị cáo, nhân thân của từng bị cáo,
phân tích trong số đó ai là người lôi kéo, rủ rê, ai là người thực hiện,
mức độ thiệt hại và bồi thường cho người bị hại ra sao. Kiểm sát
viên cũng lưu ý đánh giá nhân thân và các tình tiết tăng nặng, giảm
nhẹ của từng bị cáo bị cáo để đề xuất phương thức xử lý hợp lý.
VÍ dụ, Vụ án Đoàn Đức Lập phạm tội vi phạm quy đinh
về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ bi Viện
kiểm sát nhân dân huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh khởi tố.
Nghiên cứu vụ án này cho thấy. nguyên nhân dẫn đến
vụ tai nạn này do lỗi của bị cáo, hậu quả người bị hại chỉ
tổn hại sức khoẻ 65%. Tuy nhiên, bị cáo có nhiều tình tiết
giảm nhẹ như tự nguyện bồi thường cho người bị hại 28
triệu đồng và thành khẩn khai báo, khắc phục hậu quả tai
nạn do mình gây ra (sửa chữa xe cho người bị hại). Về
nhân thân: bị cáo có anh trai là liệt sỹ, bản thân là cán bộ
công nhân viên nhà nước có 28 năm làm công tác giáo
dục ở huyện miền núi, người bị hại cũng có đơn xin giảm
nhẹ hình phạt cho bị cáo; cơ quan vả công đoàn Phòng
Giáo dục huyện Ba Chẽ có văn bản đề nghị cho bị cáo
được hưởng án treo để tiếp tục công tác phục vụ sự nghiệp
giáo dục của huyện miền núi. Với hành vi phạm tội và
nhân thân bị cáo như như nêu trên có thể cho bị cáo được
hưởng án treo theo quy định tại Điều 60 BLHS(1)
Trong việc phân tích vai trò trách nhiệm của từng bị cáo, Kiểm
sát viên cũng cần tuân thủ trình tự đi từ phân tích, đánh giá chứng
cứ đối với bị cáo phạm tội nghiêm trọng trước đến bị cáo phạm tội
ít nghiêm trọng sau. Thông thường, khi phân tích đánh giá chứng
(1) Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
cứ đối với vụ án có nhiều bị cáo, thì bản luận tội cần sắp xếp nhóm
bị cáo phạm tội nghiêm trọng trước đến nhóm bị cáo phạm tội ít
nghiêm trọng sau. Sau khi phân tích, đánh giá vai trò, vị trí của bị
cáo xong thì cần khẳng định bị cáo phạm tội gì, được quy định tại
điều, khoản nào của BLHS.
Trên cơ sở phân tích vai trò trách nhiệm của các bị cáo, bản
luận tội cần làm rõ những sơ hở, thiếu sót, vi phạm trong công tác
quản lý về kinh tế, xã hội là nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh
tội phạm để kiến nghị với các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm khắc
phục, sửa chữa nhằm bịt những sơ hở, thiếu sót trong công tác
quản lý. Điều quan trọng của bản luận tội không phải là dùng
những lời lẽ "đao to búa lớn", phê phán quá gay gắt để làm suy sụp,
tê liệt ý chí của bị cáo, thực ra làm như vậy chỉ tạo thêm cho bị cáo
có mặc cảm với thái độ xử lý của các cơ quan bảo vệ pháp luật,
không thấy được con đường cải tạo thành người có ích cho xã hội.
Bản luận tội phải chỉ rõ cho bị cáo về tính tất yếu phải chịu hình
phạt do hành vi phạm tội của mình gây ra, mở ra cho bị cáo con
đường cải tà quy chính. Đồng thời, cùng với việc luận tội bị cáo, bản
luận tội cần phải nêu các luận cứ để người bị hại, người bảo vệ,
người có nghĩa vụ liên quan và những người tham gia phiên toà
thấy được pháp luật của nhà nước ta là hết sức nghiêm minh,
không khoan nhượng với hành vi phạm tội, nhưng cũng rất nhân
đạo, công bằng và dân chủ. Có như vậy bản luận tội sẽ mang ý
nghĩa giáo dục, phòng ngừa cao.
Đề nghị xử lý
Bản hướng dẫn viết luận tội có ghi: "Trên cơ sở
đánh giá, phân tích tính chất, mức độ, hậu quả của vụ án, mục
đích và động cơ phạm tội, thủ đoạn thực hiện tội phạm, các tình
tiết tăng nặng, giảm nhẹ của vụ án, vai trò, vị trí của từng bị cáo
trong vụ án và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được áp dụng cho
từng bị cáo; nguyên nhân, điều kiện phạm tội... và chú ý đến phục
vụ tình hình đấu tranh phòng chông tội phạm nói chung... tình
hình thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương... mà đề nghị xử
lý đối với từng bị cáo".
Trên cơ sở phân tích, đánh giá chúng cứ, dự thảo bản luận tội
cần đề xuất biện pháp xử lý đối với vụ án (về hình phạt chính, hình
phạt bổ sung và các biện pháp tư pháp khác). Có trường hợp sau
khi phân tích vai trò, trách nhiệm của từng bị cáo, Kiểm sát viên
đề xuất ngay hình phạt chính đối với bị cáo đó. Cuối cùng Kiểm sát
viên mới đề xuất hình phạt bổ sung và các biện pháp tư pháp khác.
Nhưng thông thường Kiểm sát viên nên tập trung đề cập ở phần
đề nghị là hợp lý hơn. Bởi vì nếu đề cập xử lý ở phần trên, trong
trường hợp bị cáo bị Kiểm sát viên đề xuất hình phạt cao sẽ có
phản ứng làm mất trật tự phiên toà. Mặt khác, đề xuất xử lý ở
phần này sẽ tiện đối chiếu và không bị sót các hình thức đề nghị.
Dự thảo bản luận tội về phần đề nghị xử lý cần lưu ý các nội dung:
- Đề nghị hình phạt chính trước đối với bị cáo chính (theo trật
tự như đã phân tích ở phần đánh giá vai trò, vị trí của từng bị cáo).
Mức án đề nghị phải là mức hình phạt được quy định trong khung
hình phạt mà Viện kiểm sát đã truy tố (qua điều tra trước Toà xác
định là đúng). Việc đề nghị hình phạt dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt phải tuân theo quy định của Điều 47 BLHS. Việc
đề nghị "cải tạo không giam giữ' hoặc "cho hưởng án treo" phải
đúng với quy định tại Điều 31, Điều 60 BLHS và các văn bản
hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền. Bị cáo nào phạm nhiều tội
thì phải đề nghị hình phạt cho từng tội riêng biệt và tổng hợp hình
phạt theo quy định tại Điều 50 BLHS về quyết định hình phạt
trong trường hợp phạm nhiều tội. Nếu bị cáo đang chấp hành một
bản án khác, thì phải đề nghị tổng hợp hình phạt theo quy định tại
Điều 51 Bộ luật hình sự về tổng hợp hình phạt của nhiều bản án.
- Đề nghị hình phạt bổ sung. Tất cả các bị cáo bị xét xử về các
tội phạm mà theo quy định của BLHS, việc áp dụng hình phạt bổ
sung là bắt buộc thì đều phải đề nghị áp dụng. Trường hợp không
đề nghị phải nói rõ lý do. Đối với hình phạt bổ sung mà luật quy
định có thể (tuỳ nghi) thì phải cân nhắc để quyết định tội nào và
với bị cáo nào thì áp dụng; tội nào và với bị cáo nào không áp dụng.
- Về bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cũng được đề
cập trong luận tội. Đây là nội dung mà thực tiễn luận tội không chú
ý đề cập. Việc đề nghị bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội gây
ra cần theo đúng hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP
ngày 08.7.2006 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
Phần kết luận
Thông thường trong phần kết luận, Kiểm sát viên cần lưu ý với
Hội đồng xét xử về yêu cầu chính trị của việc xét xử vụ án, có thể
lưu ý thêm một số điểm quan trọng của vụ án, một số điểm mới
phát sinh mà Kiểm sát viên đã thay đổi khác với nội dung cáo
trạng để Hội đồng xét xử quan tâm khi nghị án.
V. KỸ NĂNG XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG XÉT HỎI,
KẾ HOẠCH ĐỐI ĐÁP
1. Xây dựng đề cương xét hỏi
Theo quy định tại Điều 22 Quy chế số 121/2004/QĐ-VKSTC
thì:
"1. Trước khi tham gia phiên toà Kiểm sát viên phải dự thảo đề
cương tham gia xét hỏi và những nội dung cần làm sáng tỏ tại
phiên toà để tham gia xét hỏi nhằm xác định sự thật của vụ án và
các tình tiết khác có liên quan đến việc định tội và đề xuất hình
phạt. Chú ý các mâu thuẫn và cách xét hỏi để giải quyết các mâu
thuẫn, để bác bỏ những lời chối tội không có cơ sở, dự kiên nội dung
bào chữa và chuẩn bị các câu hỏi để làm sáng tỏ vấn đề mà ngưu
bào chữa quan tâm . . . "
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì xét hỏi tại phiên toà
là trình tự bắt buộc và quan trọng của tố tụng hình sự. Muốn cho
việc xét hỏi tại phiên toà có kết quả tốt thì Kiểm sát viên phải
chuẩn bị kỹ về nội dung. Trong quá trình thực hành quyền công tố,
kiểm sát điều tra, Kiểm sát viên đã nắm chắc các tình tiết của vụ
án, nắm chắc thái độ khai báo của bị can, người bị hại, người làm
chứng, bị đơn dân sự, nguyên đơn dân sự, những người có quyền lợi
nghĩa vụ liên quan nên có điều kiện trong việc dự kiến các tình
huống xảy ra tại phiên toà. Vì vậy, trên cơ sở kết quả thực hành
quyền công tố, kiểm sát điều tra vụ án, qua nghiên cứu hồ sơ vụ án,
xem xét tại chỗ các vật chứng, gặp bị can, người bị hại, người làm
chứng, bị đơn dân sự, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan và nghiên cứu các dư luận báo chí, các khiếu nại tố cáo
của đương sự... Kiểm sát viên cần dự báo bị cáo, người bị hại, người
làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và những người
tham dự phiên toà khác sẽ khai báo như thế nào để chuẩn bị các
câu hỏi. Trong đó, Kiểm sát viên hết sức chú ý dự báo có thể bị cáo
sẽ chối tội, phản cung như thế nào, người làm chứng sẽ khai khác
với trước đây ra sao, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của
đương sự sẽ tập trung xét hỏi những vấn đề gì để gỡ tội cho bị cáo. . .
Có thể nói, dự báo chính xác diễn biến phiên toà là nhân tố quyết
định sự thành công của Kiểm sát viên tại phiên toà. Muốn dự báo
tốt thì Kiểm sát viên không những phải nghiên cứu nắm chắc hồ sơ,
chứng cứ vụ án mà còn phải am hiểu các dư luận xã hội (các thông
tin đại chúng, ý kiến của các cơ quan tổ chức, các khiếu nại, tố
cáo ) đối với việc đưa vụ án ra xét xử. Thực tiễn cho thấy, có nhiều
vụ án, do nắm chắc nội dung vụ án, nắm chắc các khiếu nại của bị
cáo người bị hại, nắm chắc dư luận báo chí về vụ án nên Kiểm sát
viên đã dự kiến tốt các tình huống xảy ra tại phiên toà (bị cáo sẽ
chối tội như thế nào, luật sư sẽ phản bác bản luận tội ra sao, người
làm chứng sẽ thay đổi lời khai như thế nào...) từ đó đặt những câu
hỏi sát với tình hình. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, Kiểm sát viên
chuẩn bị không cụ thể, chỉ chú ý nghiên cứu vụ án mà không quan
tâm đến dư luận xã hội nên tại phiên toà có nhiều tình tiết mới khi
người bào chữa đưa ra Kiểm sát viên sẽ bị động. Bên cạnh những
cố gắng thời gian qua trong việc xây dựng đề cương xét hỏi tại phiên
toà nhiều Kiểm sát viên chưa chuẩn bị tốt đề cương xét hỏi. Có
trường hợp do Kiểm sát viên chuẩn bị không tốt nên khi bị cáo,
Ví dụ, Vụ án Phạm Hồng Quân phạm tội vi phạm Quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tại
Hà Nội.
Quá trình giải quyết vụ án này có nhiều tờ báo đưa tin
về việc Cơ quan điều tra đã có nhiều vi phạm trong việc
lập biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện
trường... Thế nhưng, Kiểm sát viên quá tin vào kết quả
điều tra của Cơ quan điều tra, do vậy tại phiên toà người
bào chữa, người làm chứng, người có quyền lợi nghĩa vụ
liên quan đưa ra nhiều tài liệu chứng minh những vi phạm
của Cơ quan điều tra về lập biên bản và vẽ sơ đồ hiện
trường. Đây là những tài liệu quan trọng nhưng chưa được
làm rõ. Vì vậy, nhiều vấn đề về chứng cứ của vụ án cũng
như tính hợp pháp của hoạt động điều tra được người bào
chữa đưa ra tại phiên toà làm cho Kiểm sát viên bị động.
Kết quả tranh luận tại phiên toà càng trở nên phức tạp và
vụ án phải huỷ để điều ta lại nhiều lần, gây bức xúc trong
dư luận (1).
Việc chuẩn bị đề cương xét hỏi thông thường phải chuẩn bị một
(1) Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
cách toà diện, không bỏ sót bất cứ chi tiết nào liên quan đến vụ án.
Tuy nhiên Kiểm sát viên cần tập trung chuẩn bị những nội dung
bảo vệ cáo trạng, trong đó chú y đến các câu hỏi liên quan đến buộc
tội và gỡ tội, nhất là đối với các trường hợp bị cáo không nhận tội,
người làm chứng thay đổi lời khai. Do vậy, những tình tiết thay đổi
lời khai của bị cáo, người bị hại và người làm chứng phải được
Kiểm sát viên chuẩn bị thật chu đáo, kỹ lưỡng.
Yêu cầu của việc chuẩn bị đề cương xét hỏi là phải sát với các
tình tiết của vụ án, câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng và dễ trả lời, không
hỏi chung chung, không nên đặt câu hỏi không gắn với các tình tiết
có liên quan của vụ án.
Bản đề cương xét hỏi của Kiểm sát viên cần được xây dựng tỷ
mỹ, toàn diện nội dung vụ án. Kiểm sát viên phải tự đặt câu hỏi và
trả lời: xét hỏi vấn đề gì? Dự kiến câu hỏi đặt ra như thế nào? Nếu
vụ án có nhiều bị can, các bị can khai mâu thuẫn với nhau thì xét
hỏi bị can nào trước, xét hỏi bị can nào sau? Dự kiến người được hỏi
sẽ trả lời như thế nào? Trong tường hợp người trả lời khác với nội
dung trước đây thì cần đưa ra tài liệu nào để đấu tranh với người được hỏi
Trong trường hợp dự kiến hỏi ai trước, ai sau thì Kiểm
sát viên cần trao đổi với Chủ toạ phiên toà trước khi xét xử.
2. Xây dựng kế hoạch đối đáp
Khi xây dựng kế hoạch xét hỏi cần gắn với xây dựng kế hoạch đối
đáp Quy chế số 121/2004/QĐ-VKSTC chỉ mới quy định Kiểm sát
viên chuẩn bị dự thảo đề cương xét hỏi mà chưa đề cập đến việc
chuẩn bị nội dung đối đáp. Thực tiễn xét xử cho thấy, trong các vụ án
phức tạp nếu Kiểm sát viên chuẩn bị càng kỹ bao nhiêu về kế hoạch
đối đáp sẽ tạo điều kiện cho việc tranh luận đối đáp tại phiên toà.
Căn cứ để xây dựng kế hoạch đối đáp tại phiên toà chính là
xuất phát từ các mâu thuẫn trong các lời khai của bị cáo, người bị
hại, người làm chứng, bị đơn dân sự, nguyên đơn dân sự, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, ý kiến của người bào chữa và phản
ứng của dư luận báo chí. Đây là cơ sở để bị cáo, người bào chữa,
người bảo vệ quyền lợi của đương sự, nguyên đơn dân sự, bị đơn
dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan làm tài liệu để phản
bác luận tội của Kiểm sát viên, vì vậy, Kiểm sát viên cần nắm chắc
các tài liệu về khiếu nại, tố cáo của bị can, người bị hại, nguyên đơn
dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Muốn
dự báo chính xác các tình huống xảy ra tại phiên toà về các ý kiến
của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác đối với bản
luận tội thì Kiểm sát viên không những phải nắm chắc hồ sơ,
chứng cứ nhất là những mâu thuẫn trong hồ sơ, mà còn cần nắm
chắc những dư luận của báo chí về các tình tiết của vụ án, những
khiếu nại, tố cáo liên quan đến vụ án.
Ví dụ, Vụ án chống người thi hành công vụ ở xã Đông
Minh huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình.
Trong dự thảo kế hoạch tranh luận, đối đáp tại phiên
toà xét xử vụ án thi có 5 bị cáo bị Viện kiểm sát truy tố theo
Điều 257 BLHS gồm: Phạm Văn Thăng, Phạm Văn Hoán,
Phạm Thị Phượng, Cao Xuân Lục và Nguyễn Văn Trái. Vụ
án được Toà án quyết định đưa ra xét xử vào ngày
23. 6. 2006. Ngày 26. 5. 2006 Văn phòng luật sư Vũ Văn
Đảng có Công văn số 140 về "Đề nghi Toà án nhân dân
huyện Tiền Hải ra quyết định đình chỉ vụ án vì lý do: Hành
vi của các bị cáo không cấu thành tội "Chống người thi
hành công vụ . Trước hành vi cưỡng chế trái pháp luật của
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Tiền Hải, công dân có
quyền bảo vệ tài sản của mình. Kiểm sát viên đã nghiên
cứu kỹ văn bản này và căn cứ Điều 9 Quy chế số
1 2 1/2004/QĐ- VKS TC Kiểm sá t viên được phân công đã
tiến hành xây dựng kế hoạch đối đáp, tranh luận với luật
sư về những tình huống xảy ra tại phiên toa xét xử sơ thẩm
đối với 5 bi cáo. Kiểm sát viên đã chuẩn bi kế hoạch đối
đáp như sau:
Quan điểm của luật sư. (trên cơ sở Công văn số 140
của luật sư)
1. Về thửa đất 101 diện tích 426m2 là đất của gia đình
ông Tần đi khai hoang từ năm 1957, nay tách hộ cho con
trai Phạm Văn Hoán làm nhà là hợp pháp không vi phạm
Luật đất đai.
2. Căn cứ Điều 64 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành
chính năm 2002 thì Quyết đinh cường chế hành chính số
58/QĐ-UB ngày 18.01.2006 của Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân huyện Tiền Hải đối với hộ gia đình ông Phạm Đình
Tân là chưa đảm bảo về mặt thời gian như Pháp lệnh xử
phạt vi phạm hành chính quy đinh, lại mâu thuẫn ngay với
Quyết định xử phạt hành chính số 40/QĐ-UB ngày
13.01.2006 (tức là phải sau 10 ngày). Trước hành vi trái
pháp luật trên thì công dân có quyền bảo vệ tài sản của
mình, do vậy hành vi của các bị cáo không cấu thành tội
"Chống người thi hành công vụ .
Căn cứ các tình tiết của vụ án và các quy đinh của
pháp luật, Kiểm sát viên lên kế hoạch đói đáp với luật sư
và dự kiến các tình huống như sau: Hôm nay Toà án nhân
dân huyện Tiền Hải quyết định đưa vụ án hình sự ra xét
xử sơ thẩm công khai đối với 5 bị cáo phạm tôi: "Chống
người thi hành công vụ? Hành vi phạm tội của các bị cáo
đã được Viện kiểm sát công bố tại bản cáo trạng số
17/KSĐT ngày 14.4.2006. Qua cuộc thẩm vấn công khai
trước toà, Viện kiểm sát nhân dân huyện Tiền Hải đã trình
bày lời luận tội và vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố. Đây
không phải là vụ án dân sự - hành chính hay vụ án kinh
tế như luật sư đề cập. Một lần nữa tôi đề nghị Hội đồng
xét xử trên cơ sở tài liệu và chứng cứ trong hồ sơ vụ án,
kết quả thẩm vấn công khai dân chủ, bình đẳng trước toà
đã chứng minh hành vi phạm tội: "Chống người thi hành
công vụ của các bị cáo là hoàn toàn có căn cứ phù hợp.
Sau khi Hội đồng xét xử nghị án sẽ tuyên một bản án hình
sự đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Không
đi sâu xem xét đề cập các quan hệ về dân sự, hành chính
hay kinh tế, bởi vì các quan hệ ấy thuộc phạm vi điều
chỉnh ở một quan hệ pháp luật khác.
Song để có căn cứ xác định hành vi phạm tội "Chống
người thi hành công vụ" của bi cáo, tuy có liên quan đến
việc xác lập quyền sở hữu tài sản là nguyên nhân, điều kiện
làm vụ án phát sinh. Trước hất nói về nguồn gốc thửa đất
10 1, diện tích 426m2 vẫn còn lịch sử để lại 3 thời điểm đăng
ký sử dụng đất và đo đạc năm 1982, 1990 và 1995 đều do
Uỷ ban nhân dân xã Đông Minh quản lý. Gia tỉnh ông
Phạm Đình Tần chưa một lần nào đăng ký quyền sử dụng
và không có một cấp chính quyền nào giao đất hoặc cho
hộ ông Tần thuê thửa đất 101m , ông Tần cũng không có
một loại giấy tờ gì liên quan đến thửa đất này ông Tần
không phải là hộ sử dụng ổn định liên tục qua các thời kỳ
và gia đình ông Tần từ trước đến nay không thực hiện bất
cứ một nghĩa vụ nào đối với thửa đất 101m2 nói trên.
Tại Điều 1 Luật đất đai năm 1993, Điều 5 Luật đất đai
năm 2003 cũng như Điều 690 Bộ luật dân sự đã quy định:
"Đất đai thuộc sở hữu toàn dân'?
Khoản 2 Điều 690 BỘ luật dân sự. "quyền sử dụng đất
đai của cá nhân, hộ gia đình được xác lập do nhà nước
giao đất hoặc cho thuê đất .
Điều 247 Bộ luật dân sự còn quy định: "Người chiếm
hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước không có
căn cứ pháp luật thi dù ngay tình liên tục công khai, dù thời
gian chiếm giữ là bao lâu cũng không thể trở thành chủ sở
hữu tài sản đó .
Khoản 2 Điều 698 Bộ luật dân sự quy định về căn cứ
chấm dự quyền sử dụng đất. "Đất mà nhà nước chưa giao
cho tổ chức hộ gia đ nít cá nhân bị lấn chiếm, đều bị thu hồi .
Vậy trên cơ sở pháp lý nào Luật sư bảo vệ quyền lợi
cho các bị cáo lại đưa ra quan điểm thửa đất 101 là đất
của gia đình ông Tần đi khai hoang từ năm 1957? Các con
của ông Tần có quyền định đoạt và sử dụng thửa đất này?
Kể từ năm 2003 đến nay gia đình ông Tần đã làm đơn
khiếu nại đề nghị Uỷ ban nhân dân xã Đông Minh, phòng
Tài nguyên môi trường huyện Tiền Hải làm thủ tục xác lập
quyền sớ hữu đối với thửa đất trên, nhưng không được
chấp thuận. Bởi vì gia đình ông Tần đã sở hữu tổng số
2090m2 đất các loại, trong đó có 400m2 đất thổ cư, là trên
hạn mức đất đai quy định.
Tình huống thứ nhất. Nếu các bi cáo nhận tội như tài liệu
trong hồ sơ, cáo trạng của Viện kiểm sát truy tố. Các bi cáo
đã có hành vi san nền, xây móng, xây tường nhà, làm dàn
sắt cốp pha để đổ mái nhà trên thửa đất không có thủ tục
giấy tờ gì. . .Ngày 15.01.2006, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã
Đông Minh ra thông báo: Sáng ngày 17 . 01 . 2006 gia đình
ông Tần phải tự thu dỡ giàn giáo, tường xây, nếu không sẽ
bị cưỡng chế. Ngày 18.01.2006 gia đình ông Tần tiếp tục
làm dàn sắt, cốp pha để thực hiện việc đổ mái nhà vào
sáng ngày 19.01.2006. Từ những vi Phạm trên, Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân huyện Tiền Hải đã áp dụng biện pháp khẩn
cấp Quyết định cưỡng chế hành chính số 58/QĐ-UB ngày
18.01.2006. Khi lực lượng cưỡng chế triển khai, các con,
cháu ông Tần đã có hành vi chống trả nên đã phạm tội
"Chống người thi hành công vụ .
Quan điểm của Luật sư bào chữa cho các bị cáo lại căn
cứ vào Điều 64 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính
năm 2002 "vì chưa quá hạn sau 10 ngày, Uỷ ban nhân dân
huyện Tiền Hải đã ra quyết định cường chế vào ngày
19.01.2006 là trái pháp luật'?
Tại khoản 1 Điều 64 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành
chính còn quy định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã phường,
thị trấn có trách nhiệm chỉ đạo thường xuyên việc kiểm tra,
phát hiện các hành vi lấn chiếm đất đai, sử dụng không đúng
mục đích, chuyển mục lịch sử dụng đất trái pháp luật trong
thời hạn không quá một ngày kể từ khi phát hiện vi phạm,
hoặc được thông báo có vi phạm, thì phải tổ chức việc kiểm
tra lập biên bản, ra quyết định anh chỉ hành vi vi phạm, xử
phạt hành chính theo thẩm quyền và yêu cầu tự khôi phục
tình trạng sử dụng đất ban đầu. Nếu người có hành vi vi
phạm không chấp hành quyết đinh anh chùm ra quyết định
cưỡng chế khôi phục lại tinh trạng sử dụng đất ban đầu và
báo cáo bằng văn bản lên Uỷ ban nhân dân cấp trên.
Từ những quy định của pháp luật nêu trên cần phải đặt
câu hỏi với luật sư tại sao phải đợi công dân Phạm Văn
Hoán đổ mái nhà xong trên đất lấn chiếm sau ngày
28.01.2006 mới đưa ra thi hành lệnh cường chế thu dỡ,
nếu vì yếu tố thời gian như ý kiến của luật sư nêu ra sẽ
không chỉ gây thiệt hại tài sản cho công dân mà còn làm
suy giảm hiệu lực của các cơ quan công quyền và cơ quan
quản lý nhà nước
Tóm lại, luật sư đã phủ nhận một cách vội vàng, không
có căn cứ về lịch sử thửa đất 101, diện tích 426m2 là do Uỷ
ban nhân dân xã Đông Minh quản lý hợp pháp, công dân
Phạm Văn Hoán làm nhà là chiếm đất công, khi có quyết
định cưỡng chế sau nhiều lần vi phạm, các bị cáo đã có
hành vi sử dụng nhiều loại công cụ khác nhau để chống
lại lực lượng đến cưỡng chế, tại sao luật sư lại coi đây là
hành vi cưỡng chế trái pháp luật? Như vậy, không phù hợp
với khoản 2 Điều 182 Nghị định 181/CP ngày 29. 10. 2004
của Chính phủ. Hành vi phạm tội của các bi cáo phải bị
truy tố, xét xử theo Điều 257 BLHS.
Tích huống thứ hai. Các bị cáo đồng nhất quan điểm
với luật sư bào chữa không nhận tội "Chống người thi hành
công vụ" /à hoàn toàn mâu thuẫn với các tài liệu và lời khai
của từng bị cáo trong hồ sơ vụ án (sẽ công bố bút lục).
Sau đó tiếp tục thẩm vấn các bị cáo về những công cụ,
phương tiện được đưa lên mái nhà: 2 dao tông, 04 đoạn
sắt 03 đoạn tuýt nước, 04 cọc tre nhọn đầu, 02 can đựng
dung dịch lỏng là xăng hay axit để chuẩn bị mục đích gì?
Xác định ai là người ném gạch làm bị thương anh Mạnh ở
đồn Biên phòng 72? Bị cáo Thắng sử dụng micrô đứng
trên nóc nhà tầng 2 hò hét mọi người để nhằm làm mục
đích gì? Riêng bị cáo Hoán cần thẩm vấn từng lần vi phạm
hành chính, đình chỉ việc san lấp, xây móng, xây tường và
đổ mái nhà và thống kê tất cả có bao nhiêu lần ?(1).
Trên đây là đề cương đối đáp, tranh luận của Kiểm sát viên cấp
huyện chuẩn bị xét xử vụ án "Chống người thi hành công vụ', đây
là thể hiện sự chuẩn bị rất chu đáo về dự kiến các tình huống để
chuẩn bị tranh luận, đối đáp tại phiên toà. Việc chuẩn bị kỹ như
thế này sẽ giúp cho Kiểm sát viên rất tự tin và bình tĩnh để xử lý
các tình huống tại phiên toàn(2)
CHƯƠNG IV
KỸ NĂNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ
TẠI PHIÊN TOÀ HÌNH SỰ SƠ THẨM
1 KỸ NĂNG ĐỌC CÁO TRẠNG
1. Một số đánh giá nhận xét
Kỹ năng thực hành quyền công tố tại phiên toà sơ thẩm hình
sự là những thao tác, những hoạt động nghiệp vụ cụ thể của Kiểm
sát viên trong việc sử dụng hệ thống các biện pháp pháp lý tại
phiên toà do pháp luật tố tụng hình sự quy định nhằm làm sáng
rõ các tình tiết của vụ án, góp phần cùng Toà án giải quyết vụ án
dân chủ, công bằng, khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp
luật không được để lọt tội, không làm oan người vô tội. Những biện
pháp pháp lý đó là: Trình bày cáo trạng, tham gia xét hỏi, đưa ra
Kỹ năng đối đáp, tranh luận của KSV…Vụ 3 VKSNDTC.
Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
chứng cứ và sử dụng chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội,
tranh luận với bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân
sự, bị đơn dân sự, người đại diện hợp pháp, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan như: trình bày luận tội, đối đáp với bị cáo, người
bào chữa và những người tham gia tố tụng khác nhằm xác định sự
thật của vụ án.
Thời gian qua, hoạt động của Kiểm sát viên tại phiên toà sơ
thẩm hình sự đã có nhiều cố gắng trong việc thực hành quyền công
tố tích cực đấu tranh, đưa ra các chứng cứ tại phiên toà để chứng
minh quan điểm truy tố của Viện kiểm sát. Nhất là thời gian gần
đây, các kiểm sát viên đã không ngừng phát huy những thuận lợi,
khắc phục những khó khăn, rèn luyện phẩm chất đạo đức người cán
bộ Kiểm sát, tích cực học tập, trau dồi nghiệp vụ chuyên môn, thực
hiện nghiêm chỉnh quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về cải
cách tư pháp. Tại phiên toà xét xử các vụ án Trương Văn Cam và
đồng bọn tại thành phố Hồ Chí Minh, vụ án Là Thị Kim Oanh tại
thành phố Hà Nội và nhiều vụ án khác về ma tuý, buôn lậu, tham
nhũng.. .đã chứng minh về vai trò tích cực, tính trách nhiệm và tính
cẩn trọng, cầu thị của Kiểm sát viên. Các Kiểm sát viên đã phát
huy vai trò đại diện cho Nhà nước giữ quyền công tố, truy tố người
phạm tội, góp phần cùng Toà án xét xử mỗi năm hàng vạn vụ án
hình sự (số án truy tố năm 2006 là 56.553 vụj92.632 bị can), vừa
bảo đảm xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo vệ quyền
dân chủ của công dân, tình trạng oan, sai ngày càng được giảm dần,
vừa góp phần phục vụ giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội, phục vụ tốt sự nghiệp đổi mới toàn diện của Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy, có nhiều vụ án hình sự,
Kiểm sát viên chưa phát huy hết vai trò của mình trong việc xét
hỏi, tranh luận, đối đáp với bị cáo, người bào chữa, và những người
tham gia tố tụng khác để làm sáng rõ các tình tiết của vụ án.
Nhiều vụ án, Chủ toạ phiên toà dường như làm mọi việc như điều
hành diễn biến phiên toà, cho đến xét hỏi làm rõ nội dung vụ án.
trong khi đó, Hội thẩm, Kiểm sát viên còn thụ động, cho rằng việc
xét xử là thuộc trách nhiệm của Thẩm phán. Theo quy định tại
Điều 189 Bộ luật TTHS thì sự có mặt của Kiểm sát viên là bắt
buộc, nếu vắng mặt thì phải hoãn phiên toà. Nhưng luật chưa quy
định bắt buộc Kiểm sát viên phải hỏi và tranh luận như thế nào.
Điều này dẫn đến hệ quả việc Kiểm sát viên hỏi ai và tranh luận
như thế nào là do Kiểm sát viên tự quyết định. Do vậy, không ít
phiên toà khi Chủ toạ đề nghị Kiểm sát viên hỏi thêm hoặc đối đáp
với các ý kiến của bị cáo, người bào chữa và những người tham dự
phiên toà thì Kiểm sát viên thường trả lời bằng câu mang tính
kinh điển: "Đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tô trước
phiên toà hôm nay, tôi giữ nguyên quan điểm về vụ án như cáo
trạng đã công bô". Thậm chí, có Kiểm sát viên, khi bị cáo, người
bào chữa và những người tham dự phiên toà đưa ra các chứng cứ
bác bỏ cáo trạng, luận tội thì Kiểm sát viên không sử dụng chứng
cứ để đấu tranh, phản bác các ý kiến sai trái đó mà từng bước rút
quan điểm truy tố.
Ví dụ, Vụ án lừa đảo và thiếu trách nhiệm trong việc làm
đường Hồ Chí Minh do Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy
tố uỷ quyền cho Viện kiểm sát tỉnh K. thực hành quyền
công tố. Tóm tắt nội dung vụ án: Đoạn đường HỒ Chí Minh
đi qua tỉnh K. được khởi công năm 2002 - 2003. Vì đoạn
đường này đi qua núi đá và trên đó là đường dây điện 500
KV Do vậy, phương án đánh mìn phá đá ở đoạn này có
những đặc thù so với các nơi khác. Phương pháp đánh mìn
ở điểm có đường dây 500KV đi qua là đánh nhỏ, có tấm
chắn để khi nổ mìn thì đá không văng lên làm hư hỏng
đường dây tải điện. Nếu đánh mìn theo phương pháp này
thi chi phí rất cao và về thủ tục phải được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt. Việc nổ mìn theo phương
pháp này được Bùi Hải Nhân thực hiện. Tuy nhiên, Bút Hải
Nhân không thực hiện theo phương án đã được phê duyệt
mà áp dụng phương pháp "nổ om . Phương pháp này chi
phí ít nhưng sẽ phá vỡ kết cấu hai bên ta-/uy, dẫn đến hậu
quả lún nền đường, xát ta-/uy sau này. Sau đó Bùi Hải
Nhân và bên giám sát lập hồ sơ thanh toán theo phương
pháp đã được duyệt và được ban quản lý chấp nhận cho
Bùi Hải Nhân thanh toán 1 7 tỷ đồng. Viện kiểm sát đã truy
tố Bùi Hải Nhân và đồng bọn về tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản theo khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự. Phiên toà được
xét xử vào tháng 5.2006 với 2 Kiểm sát viên giữ quyền
công tố và 3 Luật sư bào chữa cho các bi cáo. Tại phiên
toà bị cáo Nhân thừa nhận đã không thực hiện đánh mìn
theo phương án đã được phê duyệt mà tuý đánh mìn theo
phương án "nổ om" và đã làm khống hoá đơn để thanh
toán theo phương án được duyệt. Tuy nhiên, khi bào chữa
cho bị cáo, Luật sư lại cho rằng phương pháp đánh mìn "nổ
om" của bị cáo Nhân là sự sáng tạo, đem lại hiệu quả kinh
tế lớn. Cần phải khen thưởng cho bị cáo. Việc bị cáo làm
các chứng từ giả để thanh toán theo Luật sư là do cơ chế,
do tư duy của những người quản lý. Tiếp đó Luật sư hỏi
Kiểm sát viên: có biết phương pháp đánh mìn "nổ om"
khác với phương pháp thông thường không? Kiểm sát viên
trả lời rất đơn giản: Vấn đề kỹ thuật Kiểm sát viên không
biết. Sau đó Luật sư lập luận là các bị cáo không có hành
vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hai Kiểm sát viên lúng túng,
không trả lời với Luật sư và đề nghị Hội đồng xét xử trả hồ
sơ để điều tra bổ sung. Ngày 24. 10.2006 vụ án lại được
xét xử lại lần hai. Tại phiên toà lần này, Luật sư đã bác bỏ
quan điểm truy tố của Viện kiểm sát và chứng minh bị cáo
chỉ còn nợ 40 triệu đồng. Kiểm sát viên lúng túng và rút
truy tố từ khoản 4 xuống khoản 3 Điều 139 Bộ luật hình sự
nhưng vẫn giữ mức hình phạt như cũ. Sau đó Luật sư tiếp
tục tranh luận, phản bác quan điểm truy tố của Viện kiểm
sát Kiểm sát viên tiếp tục rút truy tố từ khoản 3 xuống
khoản 1 Điều 139 Bộ luật hình sự nhưng vẫn giữ nguyên
mức hình phạt như cũ. Nhưng sau đó Kiểm sát viên đề
nghị hoãn phiên toà để trả hồ sơ điều tra bổ sung. Vụ án
này có thể rút ra các sai sót như sau:
- Kiểm sát viên khi ra phiên toà không nghiên cứu kỹ hồ
sơ vụ án, nhất là những nội dung Toà án trả hồ sơ yêu cầu
điều tra bổ sung nhưng Kiểm sát viên không nghiên cứu
kỹ, nên không nắm chắc các chứng cứ để tranh luận với
luật sư
- Kiểm sát viên thiếu kiến thức về quản lý kinh tế. Cho
nên khi luật sư đưa ra các lập luận về nguyên tắc kế toán
tài chính, giá cả và thanh toán thì Kiểm sát viên không đối
đáp được
Các quy đinh của Bộ luật TTHS và quy chế nghiệp vụ
Kiểm sát viên không nắm chắc để dự kiến các tình huống
tại phiên toà, vi vậy luật sư đưa ra các ý kiến để tranh luận
thì Kiểm sát viên lúng túng, không xử lý được(1).
Như vậy, trong vụ án này Kiểm sát viên hoàn toàn bị động,
không xây dựng đề cương xét hỏi, không dự kiến các tình huống
diễn ra tại phiên toà nên khi luật sư đưa ra ý kiến thì lúng túng,
bị động.
Có trường hợp, tại phiên toà có nhiều diễn biến khác với cáo
trạng nhưng Kiểm sát viên không chú ý tranh luận làm sáng rõ các
tình tiết khi luận tội. Bên cạnh có việc Kiểm sát viên không tích
cực xét hỏi, nhưng cũng có Thẩm phán Chủ toạ phiên toà chưa tạo
điều kiện để Kiểm sát viên hỏi hoặc chưa tạo cho các bên tranh
luận. Có trường hợp chưa coi trọng vai trò bào chữa của Luật sư;
còn e ngại cho rằng sự tham gia của Luật sư sẽ gây khó khăn cho
công tác xét xử. Ngược lại cũng có trường hợp Luật sư chưa quan
tâm đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án, nhất là đối
với các trường hợp bào chữa theo yêu cầu của cơ quan tố tụng. Từ
thực tiễn của công tác thực hành quyền công tố tại phiên toà,
chúng ta rút ra một số kỹ năng của Kiểm sát viên khi thực hành
quyền công tố được trình bày trong phần tiếp theo.
2. Kỹ năng dọc cáo trạng của Kiểm sát viên
a- Căn cứ pháp luật:
Việc Kiểm sát viên đọc cáo trạng tại phiên toà sơ thẩm là bắt
buộc và đã được Bộ luật TTHS quy định chặt chẽ. Điều 206 BỘ luật
TTHS quy định: "Trước khi tiến hành xét hỏi, Kiểm sát viên đọc
bản cáo trạng và trình bày ý kiên bổ sung, nếu có".
Quy chế số 121/2004/QD-VKSTC đã quy định về việc Kiểm sát
viên đọc cáo trạng và trình bày bản luận tội Điều 21 "Trước khi
tiến hành xét hỏi, Kiểm sát viên đọc cáo trạng hoặc quyết định truy
tô theo thủ tục rút gọn và quyết định khác của Viện kiểm sát liên
quan đến việc giải quyết vụ án và trình bày ý kiến bổ sung làm rõ
thêm nội dung cáo trạng nếu có" (Điều 21).
Theo quy định của Bộ luật TTHS thì bản cáo trạng là quyết
định truy tố của Viện kiểm sát, đã được tống đạt cho bị can và
người bào chữa được đọc bản cáo trạng và được chuyển cho Toà án
cùng hồ sơ vụ án để chuẩn bị xét xử. Do vậy, về nguyên tắc sau
phần thủ tục bắt đầu phiên toà- Chương XIX- trước khi xét hỏi
Kiểm sát viên đọc bản cáo trạng. Nghĩa là, Kiểm sát viên phải đọc
nguyên văn, không "trình bày" như bản luận tội. Như vậy, đọc cáo
trạng là vấn đề bắt buộc của Kiểm sát viên. Tuy nhiên, trong thực
tiễn cũng có trường hợp, khi xét xử sơ thẩm Kiểm sát viên không
đọc cáo trạng. Trường hợp này thường xảy ra đối với các vụ án đã
trả lại để điều tra bổ sung. Có vụ án khi trả lại điều tra, nhưng
Viện kiểm sát hoặc Cơ quan điều tra vẫn giữ nguyên quan điểm hồ
sơ vụ án không cần điều tra, có đủ căn cứ để truy tố. Do vậy, có thể
nhận thức của chủ toạ phiên toà và Kiểm sát viên cho rằng trong
trường hợp này không cần đọc lại cáo trạng. Nhận thức này là sai
lầm vì trong trường hợp xét xử lần hai này có thể có các thành viên
trong Hội đồng xét xử, Thẩm phán, Kiểm sát viên, Hội thẩm nhân
dân không tham gia xét xử do được thay thế hoặc phải thay đổi
theo quy định tại Điều 42, 45, 46 và Điều 186 BỘ luật TTHS, thì
trong trường hợp này trước khi xét hỏi Kiểm sát viên phải đọc lại
nội dung bản cáo trạng.
Ví dụ, Vụ án Phạm Minh Hiếu phạm tội mua bán trái
phép chất ma tuý ở thành phố C.
Vụ án này đã bị cấp phúc thẩm huỷ án nhiều lần. Ngày
21.03.2007 phiên toà sơ thẩm xét xử Hiếu phạm tội mua
bán trái phép chất ma túy, đây là lần xét xử sơ thẩm thứ 8
(kể cả những lần Toà án trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bố
sung). Tuy nhiên lần này theo yêu cầu của người bi hại,
Toà án thành phố C. lại không yêu cầu Kiểm sát viên đọc
cáo trạng và luận tội. Trong lúc đó, Kiểm sát viên cũng
không có ý kiến gì. Như vậy, quyền và nghĩa vụ trinh bày
cáo trạng trước phiên toà của Viện kiểm sát không được
thực hiện. Có thể nói đây là vi phạm nghiêm trọng của Toà
án và Viện kiểm sát khi tham gia phiên toà(1).
b- Phong cách ứng xử của Kiểm sát viên khi đọc cáo trạng:
Một điều cần lưu ý là khi ra phiên toà Kiểm sát viên phải mặc trang
phục Kiểm sát như: quần áo, dày dép, caravat theo đúng Quyết
định số01fvks- TCCB ngày 28.04.2003 của Viên trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao. Một người ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ chắc chắn
sẽ gây sự chú ý, thiện cảm với mọi người hơn là người ăn mặc lôi
thôi, đầu bù, tóc rối, vẻ mặt bơ phờ, mệt mỏi. Mặc dù đây là vấn đề
không liên quan đến nghiệp vụ nhưng là điều kiện quan trọng về
hình thức giúp cho Kiểm sát viên tự tin hơn để hoàn thành tốt
nhiệm vụ của mình trong quá trình diễn ra phiên toà. Một điều cần
lưu ý nữa là, trước khi tham dự phiên toà Kiểm sát viên cần đọc lại
bản cáo trạng để có thể phát hiện lần cuối những sai sót (nếu có),
xem những điểm nào cần nhấn mạnh thì đánh dấu để khi đọc chú
ý nhấn mạnh thêm, hoặc những chỗ cần dừng lại. Cũng cần chú ý
bản cáo trạng chuẩn bị đọc tại phiên toà nên in một mặt sạch sẽ.
(1) Báo pháp luật Việt Nam ngày 13.04.2007
Thông thường khi đọc cáo trạng Kiểm sát viên phải đứng dậy
để đọc Sau khi đứng lên không đọc ngay mà Kiểm sát viên cần có
một khoảng thời gian im lặng để quan sát một lượt toàn bộ hội
trường nhằm thu hút sự chú ý của mọi người có mặt trong phòng
xử án. Sau khi thấy mọi người trong hội trường ổn định, trật tự, im
lặng thì Kiểm sát viên mới bắt đầu đọc bản cáo trạng.
Những điều nên làm khi đọc cáo trạng:
Khi đọc cáo trạng, Kiểm sát viên phải chú ý tạo ra cho mình tâm lý
thoải mái, bình tĩnh, tự tin, nhất là đối với các vụ án có đông người tham gia, hoặc bị cáo trước đây nguyên là lãnh đạo. Kiểm sát viên phải đọc rõ ràng, dõng
dạc, câu văn trong sáng. Chú ý ngắt câu đúng chỗ, phát âm phải
chuẩn xác. Giọng đọc vừa phải, có hồn, lúc lên bổng, lúc xuống
trầm nhằm thu hút sự chú ý của người nghe. Khi đọc Kiểm sát
viên cần có sự biểu cảm, sau khi đọc một đoạn dài thì Kiểm sát
viên cần ngừng lại một chút, nhìn về phía cử toạ đang ngồi trong
hội trường (hết sức tránh nhìn ngoài hội trường) như vậy sẽ gây sự
tập trung, chú ý của mọi người dự phiên toà.
Để cho việc đọc bản cáo trạng tốt, trước khi dự phiên toà, Kiểm
sát viên phải sắp xếp công việc cơ quan, việc gia đình tập trung tốt
tư tưởng, chuẩn bị tốt sức khoẻ để sẵn sàng thực hành quyền công
tố trong điều kiện căng thẳng về tính phức tạp và kéo dài về mặt
thời gian. Đối với các vụ án lớn, cần xét xử nhiều ngày thì phải có
hai Kiểm sát viên tham gia và phân công đọc cáo trạng.
Ví dụ, Bản cáo trạng số 23/KSĐ T TA ngày 25. 1 1 . 2002
về vụ án Trương Văn Cam và đồng bọn phạm tội ở thành
phố Hồ Chí Minh với 585 trang. Nếu đọc liên tục cũng phải
gần ba ngày. Vì vậy, Viện kiểm sát thành phố Hồ Chí Minh
phải phân công hai Kiểm sát viên ngồi ghế công tố và thay
nhau đọc cáo trạng. Hai Kl~l sát viên này đã thay nhau
đọc cáo trạng mỗi người đọc từ 01 đến 02 tiếng đồng hồ.
Trong trường hợp này cần chú ý phần quyết định truy tố
phải do Kiểm sát viên chính đọc.
Những điều cần tránh khi đọc cáo trạng:
Kiểm sát viên hết sức tránh biểu lộ hất hoảng, lo lắng, sợ hãi, biểu lộ vẻ mặt quá căng thẳng, nặng nề, chân tay run rẩy, giọng nói run, mệt mỏi, ngái
ngủ, ngáp dài. Tuyệt đối không được để xảy ra tình trạng nói
"ngọng , nói "/ắp", không đọc ê a, kéo dài. Kiểm sát viên phải rèn
luyện cho mình cách đọc vừa phải, không được đọc nhỏ, đọc lí nhí
và không nên đọc nhanh, đọc vội vàng, đọc quá to hoặc đọc một
mạch liên tục sau đó mệt dần và phần cuối tỏ ra mệt mỏi, đọc rời
rạc, có lúc đọc không rõ lời. Tuy nhiên, cũng tránh tình trạng đọc
đều đều gây buồn ngủ cho người nghe.
c- Trình bày ý kiến bổ sung
Khi trình bày ý kiến bổ sung Kiểm sát viên cần lưu ý: Những
ý kiến bổ sung được trình bày nhằm làm rõ hơn nội dung bản cáo
trạng mà Viện kiểm sát đã truy tố và nhằm giải quyết những gì
mới phát sinh trong giai đoạn chuẩn bị xét xử của Toà án. Ví dụ,
trong quá trình chuẩn bị xét xử mà Kiểm sát viên thấy có căn cứ
khẳng định bị cáo đã khắc phục được hậu quả thiệt hại do hành vi
phạm tội gây ra, hoặc cung cấp thêm các tài liệu chứng minh gia
đình bị cáo là gia đình có công với cách mạng như bản thân hoặc
bố, mẹ . . . được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng
từ bằng khen trở lên vì có thành tích trong chiến đấu, sản xuất,
đấu tranh phòng chống tội phạm, hoặc qua phúc cung thì bị cáo
nhận tội mà trước đây không nhận tội. . . thì Kiểm sát viên có thể
trình bày thêm. Tuy nhiên, Kiểm sát viên không nên lạm dụng vấn
đề trình bày bổ sung để đưa ra những vấn đề không có lợi cho bị
cáo so với bản cáo trạng đã truy tố.
Ví dụ, bản cáo trạng truy tố bị cáo về tội cướp tài sản
theo khoản 1 Điều 133 BLHS, nhưng khi phát biểu bổ
sung thì Kiểm sát viên lại truy tố theo điểm b khoản 2 Điều
133 - phạm tội có tính chất chuyên nghiệp. Như vậy là
Kiểm sát viên đã làm xấu đi trinh trạng của bị cáo và trong
trường hợp này nếu Toà án vẫn xét xử là vi phạm về giới
hạn của việc xét xử. Bởi vì, Điều 196 BỘ luật TTHS quy
định: "Toà án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi
theo tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố và Toà án đã
quyết định đưa ra xét xử.
Toà án có thể xét xử bị cáo theo khung hình phạt khác
với khung hình phạt mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng
một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội
mà Viện kiểm sát đã truy tố ?
II. KỸ NĂNG XÉT HỎI CỦA KIỂM SÁT VIÊN
TẠI PHIÊN TOÀ
1. Ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc xét hỏi tại phiên toà.
Có thể nói, giai đoạn xét hỏi là giai đoạn trung tâm của quá
trình xét xử vụ án hình sự. Đây là giai đoạn phải thẩm tra tất cả
các chứng cứ do Cơ quan điều tra thu thập. Đặt vấn đề xét hỏi là
giai đoạn trung tâm, quan trọng của quá trình xét xử là xuất phát
từ quy định của Bộ luật TTHS: Các chứng cứ của vụ án phải được
kiểm tra, đánh giá với nhiều chủ thể tham gia một cách công khai,
dân chủ, khách quan theo một trình tự, thủ tục do Bộ luật TTHS
quy định. Xét hỏi tại phiên toà là thẩm tra toàn bộ lời khai tại Cơ
quan điều tra của bị cáo, người bị hại, người làm chứng, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bị thiệt hại, bị đơn dân sự,
nguyên đơn dân sự; các lời khai đó không những được thẩm tra lại
mà còn được đối chiếu giữa các lời khai với nhau, đối chiếu với vật
chứng, tài liệu đã thu thập được với kết luận của Giám định viên.
Trên cơ sở đó, so sánh, lựa chọn, đánh giá một cách toàn diện,
khách quan, dân chủ các chứng cứ nhằm tìm ra sự thật của vụ án.
Đối với Kiểm sát viên thì việc tiến hành xét hỏi tại phiên toà
vừa là phương thức thực hành quyền công tố, vừa là trách nhiệm
của cơ quan chứng minh, kiểm tra lại toàn bộ chứng cứ một cách
công khai, chứng minh mọi luận điểm nêu trong cáo trạng bằng
việc chủ động xét hỏi, đưa ra các chứng cứ để bảo vệ cáo trạng và
đồng thời góp phần cùng Hội đồng xét xử làm rõ sự thật của vụ án.
Chất lượng xét xử vụ án cao hay thấp, phiên toà có bảo đảm tính
dân chủ, công bằng hay không, vai trò của Hội đồng xét xử nói
chung và Kiểm sát viên nói riêng có được phát huy hay không phụ
thuộc rất lớn vào phương pháp, nội dung và năng lực xét hỏi của
các thành viên của Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên và những người
tham gia tố tụng. Tuy nhiên, trong thời gian qua bên cạnh nhiều
Kiểm sát viên làm tốt nhiệm vụ xét hỏi vẫn còn một số Kiểm sát
viên chưa làm tốt trách nhiệm của mình trong việc xét hỏi tại
phiên toà, không chủ động xây dựng đề cương xét hỏi, còn có tư
tưởng ỷ lại Hội đồng xét xử, thậm chí, có trường hợp khi Chủ toạ
nhắc Kiểm sát viên mới hỏi và chất lượng hỏi không sâu. Vì vậy,
các Kiểm sát viên phải chuẩn bị thật kỹ nội dung xét hỏi và không
ngừng học tập, nâng cao trình độ, tăng cường trách nhiệm để làm
cho chất lượng xét hỏi tại phiên toà ngày càng tốt hơn, đáp ứng
được yêu cầu cải cách hoạt động tư pháp hiện nay.
2. Nguyên tắc xét hỏi của Kiểm sát viên
a- Kiểm sát viên hỏi sau Hội đồng xét xử.
Theo quy định tại Điều 207 Bộ luật TTHS thì trình tự
xét hỏi tại phiên toà được thực hiện như sau:
"1. Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ các tình tiết về
từng sự việc và về từng tội của vụ án theo thứ tự xét hỏi
hợp lý.
2. Khi xét hỏi từng người, chủ toạ phiên toà hỏi trước rồi
đến các Hội thẩm, sau đó đến Kiểm sát viên, người bào
chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Những người
tham gia phiên toà cũng có quyền đề nghị với chủ toạ
phiên toà hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ.
Người giám đinh được hỏi về những vấn đề có liên quan
đến việc giám định . . . "
Như vậy theo quy định trên đây thì chủ toạ phiên toà hỏi trước
rồi đến các Hội thẩm nhân dân sau đó đến Kiểm sát viên... Quy
định như vậy không có nghĩa là trách nhiệm xét hỏi tại Toà án chủ
yếu là Hội đồng xét xử mà quy định như vậy là để bảo đảm trình
tự xét hỏi, thứ tự trước sau nhằm bảo đảm trật tự phiên toà. Vì
vậy, khi chủ toạ, Hội thẩm đang hỏi, Kiểm sát viên không được hỏi
chen vào, hỏi cắt ngang. Gặp tình huống những người đặt câu hỏi
không vô tư, khách quan, có tính chất mớm cung, hoặc người bào
chữa cho bị cáo này lại truy bức bị cáo kia, hoặc có những lời nói có
tính chất xúc phạm người khác như: khi bào chữa cho bị cáo có
hành vi hiếp dâm nạn nhân thì người bào chữa có nói: trong lều chỉ
có hai người thì "có chúa mới biết được", hoặc khi người bị hại trong
vụ hiếp dâm bị thương tích thì người bào chữa cho bị cáo lại dùng
từ "Đó là sự tận hưởng khoái cảm"... thì Kiểm sát viên cần có "phản
ứng ngay" bằng cách giơ tay xin chủ toạ phiên toà được trình bày
ý kiến. Tuy nhiên, việc phản ứng trong các trường hợp này Kiểm
sát viên cần tính toán kỹ để có tác dụng ổn định phiên toà, nếu
phản ứng mà làm cho phiên toà thêm căng thẳng thì cần cân nhắc
một cách thận trọng. Nguyên tắc này đòi hỏi Kiểm sát viên phải
tập trung theo dõi diễn biến hoạt động xét hỏi, lắng nghe chủ toạ
phiên toà, Hội thẩm và những người khác đặt câu hỏi và trả lời của
những người được hỏi để ghi chép và chuẩn bị cho mình câu hỏi
phù hợp với nội dung cần làm rõ.
b- Xét hỏi trên cơ sở diễn biên của phiên toà: Tuy đề cương đã
được Kiểm sát viên chuẩn bị trước khi ra phiên toà, nhưng để cho
việc xét hỏi được tất Kiểm sát viên phải chú ý theo dõi việc xét hỏi
của Hội đồng xét xử, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của
đương sự, để qua đó sàng lọc, sử dụng những lời khai của bị cáo,
người bị hại, người làm chứng, giám định viên. . . đã khai để lựa
chọn câu hỏi của mình cho phù hợp và làm căn cứ buộc tội hoặc tìm
ra những mâu thuẫn để tiếp tục đấu tranh làm rõ. Khoản 2 Điều
22 Quy chế số 12 1/2004/QĐ- VKSTC quy định: "Tại phiên toà Kiểm
sát viên theo dõi, ghi chép đầy đủ nội dung xét hỏi của Hội đồng xét
xử của người bào chữa và ý kiên trả lời của ngư được xét hỏi để
chủ động tham gia xét hỏi làm sáng tỏ hành vi của bị cáo, xác định
sự thật khách quan của vụ án". Về nguyên tắc, Kiểm sát viên phải
hỏi tất cả các tình tiết mà cáo trạng đã truy tố, không bỏ sót bất cứ
tình tiết nào, nhất là đối với các vụ án phức tạp, nhiều bị cáo, các
bị cáo khai mâu thuẫn với nhau . . . Tuy nhiên, đối với các trường
hợp đơn giản, rõ ràng, nếu thấy việc xét hỏi của Hội đồng xét xử đã
đầy đủ tội trạng của bị cáo và các tình tiết khác của vụ án đã được
làm rõ thì không nhất thiết phải hỏi thêm.
C Kết hợp xét hỏi với đôi chiêu các chứng cứ khác để bảo vệ cáo
trạng.
Như trên đã đề cập, xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên toà
là để kiểm tra lại toà bộ chứng cứ đã được cáo trạng truy trưa Toà.
Do vậy, Kiểm sát viên phải nắm thật chắc các chứng cứ của hồ sơ
vụ án để khi xét hỏi kết hợp với đưa ra các chứng cứ để chứng
minh. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với những
trường hợp tại phiên toà các đối tượng được hỏi thay đổi lời khai.
Trong trường hợp này, Kiểm sát viên không chỉ chuẩn bị kỹ đề
cương xét hỏi mà còn phải chuẩn bị đầy đủ các tài liệu có liên quan
để viện dẫn. Trên cơ sở dự báo những diễn biến tại phiên toà mà
Kiểm sát viên chuẩn bị các tài liệu phục vụ cho việc đấu tranh xét
hỏi tại phiên toà. Các tài liệu đó được sắp xếp đầy đủ, khoa học tại
hồ sơ Kiểm sát tiện cho việc tra cứu khi cần thiết. Các tài liệu đó
bao gồm: lời khai của bị can, người bị hại, bị đơn dân sự, nguyên
đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, biên bản khám
nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, biên bản phạm pháp
quả tang, kết luận giám định pháp y. . . và các tài liệu, chứng cứ
khác có liên quan như BLHS, BỘ luật TTHS, các văn bản quy
phạm pháp luật khác hoặc các văn bản hướng dẫn có liên quan
cũng cần chuẩn bị đầy đủ để viện dẫn tại phiên toà. Đối với các vụ
chương IV. Kỹ năng thực hành quyền công tố tại phiên toà HS sơ thẩm _
án mà bị cáo, người bị hại, người làm chứng thay đổi lời khai nếu
việc chuẩn bị không kỹ các tài liệu thì sẽ rất lúng túng khi xét hỏi.
Vì vậy, hồ sơ kiểm sát phải đầy đủ các tài liệu cần thiết để viện dẫn
tại phiên toà.
3. Phương pháp xét hỏi của Kiểm sát viên
Việc Kiểm sát viên chuẩn bị kỹ đề cương xét hỏi, theo dõi sát sao
diễn biến phiên toà và các câu hỏi, trả lời tại phiên toà là điều kiện
rất cần cho hoạt động thực hành quyền công tố. Tuy nhiên, để cho
việc xét hỏi của Kiểm sát viên trở thành nhân tố quan trọng bảo
đảm cho phiên toà thực sự công bằng, dân chủ, khách quan thì sự
chuẩn bị trên đây là vấn đề rất cần nhưng chưa đủ. Vấn đề quan
trọng ở chỗ là Kiểm sát viên phải có phương pháp xét hỏi khoa học.
Đây là sự kết hợp hài hoà giữa sự tài năng ứng xử của Kiểm sát viên
tại phiên toà và lòng đam mê nghề nghiệp công tố. Do vậy, khi đặt
câu hỏi Kiểm sát viên cần chú ý các phương pháp sau đây:
a - Đặt câu hỏi phải ngắn gọn, dễ hiểu: Đặt câu hỏi ngắn gọn,
dễ hiểu sẽ làm cho người được hỏi dễ tiếp thu và trả lời đúng chủ
ý của mình. Kiểm sát viên cần tránh việc xét hỏi quá phức tạp hoặc
mang tính giải thích dài dòng không cần thiết. Khoản 4 Điều 22
Quy chế số 121/2004/QĐ-VKSTC quy định: "Khi xét hỏi, Kiểm sát
viên phải đặt câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu, tránh giải thích kết luận
ngay". Thực tiễn có Kiểm sát viên khi xét hỏi, đặt câu hỏi phức tạp,
làm cho người được hỏi không hiểu nên phải giải thích dài dòng.
Cũng có trường hợp, Kiểm sát viên nặng về giáo dục, giải thích cho
bị cáo quá nhiều làm mất thời gian của phiên toà và không đúng
với chủ định của câu hỏi đặt ra. Khi đặt câu hỏi Kiểm sát viên cũng
cần chú ý giữa các câu hỏi phải có mối liên hệ với nhau nhằm làm
rõ hành vi, thủ đoạn, và hậu quả của tội phạm.
Thông thường các câu hỏi được Kiểm sát viên đặt ra cho người
được hỏi là: tường thuật lại những gì mà họ đã biết, đã nghe về các
tình tiết của vụ án; gợi mở những vấn đề liên quan đến vụ án; câu
hỏi bổ sung lời khai và câu hỏi nhằm bác bỏ về câu trả lời không
chính xác.
b- Câu hỏi về tường thuật: thứ nhất, nhằm kể lại những gì mà
người được hỏi đã biết, đã nghe về các tình tiết liên quan đến vụ
án; thứ hai, nhằm làm cho những người được hỏi kể lại, tường
thuật lại về những gì mà họ đã trực tiếp thực hiện, nhìn thấy. Ví
dụ, hỏi bị cáo về quá trình thực hiện hành vi phạm tội ra sao? hỏi
người bị hại bị hành vi phạm tội tấn công như thế nào? hỏi người
làm chứng nhìn thấy sự việc phạm tội diễn ra trong thực tế ra
sao?... Muốn cho loại câu hỏi này được trả lời đúng thì Kiểm sát
viên cần nắm chắc diễn biến hành vi phạm tội để nếu thấy người
trả lời không chính xác, hoặc trả lời dài dòng thì Kiểm sát viên lưu
ý người được hỏi phải trả lời chính xác và trả lời đúng câu hỏi,
tránh việc làm mất thời gian của phiên toà.
c- Câu hỏi gợi mở: là câu hỏi nhằm làm cho người được hỏi trả
lời những nội dung mà người đó biết, nhưng vì thời gian lâu nên
không còn nhớ. Thông thường câu hỏi gợi mở này nhằm làm cho
người được hỏi nhớ lại những gì đã xảy ra trước đây về thời gian,
địa điểm và sự việc diễn ra trong thực tế như thế nào.
Ví dụ, Vụ án Vu Chí Thiện phạm tội hiếp dâm Ô tỉnh Đ.
Để xác định chính xác tội danh của bị cáo thì phải làm
rõ ngày, tháng, năm sinh của người bị hại, tính đến ngày
xảy ra tội phạm (08.6.2004) người bị hại bao nhiêu tuổi.
Đây là tình tiết mà trong quá trình giải quyết vụ án có nhiều
quan khác nhau. Theo bà Bùi Thị Thường (mẹ người bị hại) khai không nhớ chính xác người bị hại sinh năm nào,lúc thì khai sinh năm 1990, lúc thì khai sinh năm 1993. Trong khi đó, kết luận của cơ quan giám định thì độ tuổi người bị hại lúc bị hiếp dâm là 13 năm 5 tháng đến 13 năm 11 tháng. Để có cơ sở xác đinh chính xác tuổi của người bị hại, cần đặt câu hỏi gợi mở với bà Bùi Thị Thường là lúc
sinh cháu (người bi hại) cùng quê có ai cùng sinh con hay
không. Bà Bùi Thị Thường khai lúc sinh cháu (người bị hại)
có chị Cổ Thị Thành là bạn có sinh con. Chị Cổ Thị Thành
khai khi sinh con vào năm 1993, thì chị Bùi Thị Thường
cũng sinh con. Từ lời khai của bà Bùi Thị Thường và Cổ
Thị Thành cùng với các chứng cứ khác có cơ sở kết luận
người bị hại sinh năm 1993. Tuy ngày, tháng sinh có chưa
thống nhất, nhưng nếu lấy ngày 01. 01. 1993 là ngày sinh
của người bị hại thì đến ngày phạm tội - 08. 6. 2004 người
bị hại mới 1 1 tuổi 6 tháng 7 ngày. Nghĩa là tính đến ngày
phạm tội, người bị hại chưa đủ 13 tuổi chứ không phải tuổi
như cơ quan giám định kết /uẩn. Do vậy, có căn cứ kết luận
bị cáo phạm tội theo khoản 4 Điều 112 Bộ luật hình sự (1).
(1) Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
d- Câu hỏi phản bác việc khai báo không đúng sự thật. Trong
hực tiễn xét xử, có nhiều trường hợp tại phiên toà người được hỏi
khai báo không đúng sự thật. Các trường hợp này thường xảy ra
đối với bị cáo vì sợ phải chịu hình phạt. Tuy nhiên, cũng có trường
hợp người bị hại, người làm chứng cũng khai không đúng sự thật.
Trong các trường hợp này, Kiểm sát viên cần đặt những câu hỏi để
người được hỏi trả lời về sự gian dối của mình, hoặc hỏi những
người khác để bác bỏ việc khai báo không đúng sự thật đó.
Ví dụ, Vụ án vu khống xảy ra ở thành phố Hà Nội. Theo
bị cáo khai người bị hại đã dùng tay đấm vào mặt nhiều cái
làm cho mặt bị cáo sưng nề. Trong lúc đó người bị hại khai
không hề dùng tay đấm bị cáo. Kiểm sát viên đã hỏi bị
cáo: Sau khi hai gia đình xích mích vào buổi trưa, chiều
hôm đó bị cáo đi đâu? Bị cáo khai ở nhà và làm một số
việc Vậy bị cáo vào viện lúc nào? Bị cáo đáp khoảng 19
giờ vào viện Sanh-pôn. Tại sao bị đấm vào trưa mà đến tối
mới vào viện? Tối đó mới bị đau. Kiểm sát viên kết luận:
có hai người làm chứng khai là khi sự việc xảy ra, có hỏi bị
cáo có bi đánh không thì bị cáo nói không bị đánh. Lời khai
của người làm chứng phù hợp với bị cáo nói là có bi đánh
nhưng không đau, phù hợp với nội dung đơn viết của bị
cáo trình bày với Công an lúc đó là bị đập phá tài sản,
không hề nói bị đánh. Mặt khác, vấn đề đặt ra là tại sao bị
đánh vào buổi trưa mà tối mới vào viện? Từ đó Kiểm sát
viên tiếp tục hỏi. Theo bệnh án thì vết bầm tím trên mặt bị
cáo rất nặng, tại sao lúc bị đấm lại không đau? Tại sao
đến chiều mới sưng như vậy? Bị cáo ấp úng nói không
hiểu. Trên cơ sở kết quả giám định vết sưng nề trên mặt bị
cáo Kiểm sát viên đặt câu hỏi. Theo giám định thi trên mặt
của bị cáo như má, mặt sưng nề đều nhau, trừ trán, mũi,
mồm, cầm, răng, lợi bình thường. Theo quy luật của tự
nhiên, khi có vật tày tác động vào mặt thì chỗ nào nhô cao
sẽ bị tổn thương nhiều nhất như mũi, mắt, môi, cầm,
nhưng đối với mặt của bị cáo thì những nơi lõm, lồi sưng
đều nhau. Nếu theo bị cáo, người bị hại dùng tay đấm
nhiều quả vào mặt thì tại sao những chỗ nhô ra cao hơn
như môi, mũi, mắt, cụm lại không bị sưng nề? Trong khi
đó hai má và trán lại bị sưng đều nhau. Đề nghị bị cáo
khai lại cho chính xác. Khi hỏi đến đây thì bị cáo không trả
lời Tiếp đó Kiểm sát viên yêu cầu giám định viên phát biểu
kết quả Giám định vết thương trên mặt bị cáo. Giám đinh
viên khẳng đinh: Khi vật tày tác động lên mặt thi nơi bị tổn
thương trước hết phải là mũi, cầm, môi, mi mắt. Nhưng
việc sưng nề chỉ xuất hiện tại hai bên má, của bi cáo và
các vết sưng nề đó rất đều nhau. Điều đó chứng tỏ vất
thương sưng nề trên mặt bị cáo không phải do vật tày gây
nên. Vết thương sưng nề đó không loại trừ do tác động của
một loại chất hoá học hoặc vật lý gây nên. Hội đồng giám
định đã kết luận bị cáo Phúc đã "giả thương . Trên cơ sở
đó Kiểm sát viên kết luận: vất thương trên mặt bị cáo là do
bị cáo tự thương. Nói đến đây mặt bi cáo tái nhợt và mắm
môi im lặng.
đ- Câu hỏi bổ sung: Cũng có nhiều trường hợp tại phiên toà bị
cáo người bị hại, người làm chứng trả lời các câu hỏi của Kiểm sát
viên không chính xác về thời gian, địa điểm, nội dung sự việc.
Trong trường hợp này Kiểm sát viên tiếp tục đặt ra các câu hỏi để
người được hỏi trả lời cho chính xác. Kiểm sát viên có thể đặt các
câu hỏi đối với người khác để bổ sung cho chính xác. Yêu cầu của
câu hỏi loại này đặt ra là Kiểm sát viên phải hết sức chú ý, nhanh
nhạy phát hiện những mâu thuẫn, những thiếu sót của lời khai để
hỏi bổ sung nhằm làm cho người được hỏi khai đúng với sự thật
khách quan.
4. Thái độ xét hỏi của Kiểm sát viên
Khi đặt câu hỏi Kiểm sát viên phải thể hiện thái độ ứng xử có
văn hoá, ôn tồn, lịch sự. Vì thái độ của Kiểm sát viên như vậy sẽ
tạo cho phiên toà dân chủ, cởi mở, khơi dậy thái độ ăn năn, hối cải
khai đúng sự thật của bị cáo và những người có liên quan. Trong
trường hợp, bị cáo, người bị hại, người làm chứng khai ra tình tiết
mới hoặc phủ nhận lời khai trước đây, thì Kiểm sát viên không
được chủ quan vội vàng bác bỏ ngay hoặc quát tháo, nạt nộ, áp đảo
người trình bày. Do vậy, nếu xảy ra các trường hợp này Kiểm sát
viên phải hết sức bình tĩnh, kiểm tra lại một lần nữa với thái độ
khiêm tốn, khách quan, thận trọng; nếu những tình tiết đó là có
căn cứ thì chấp nhận, nếu không có căn cứ thì bác bỏ, nếu cần xác
minh thì đề nghị hoãn phiên toà. Khoản 3 Điều 22 Quy chế số
121/2004/QĐ-VKSTC quy định: "Khi có người tham gia tô' tụng
xuất trình tài liệu mới tại phiên toà, Kiểm sát viên cần kiểm tra và
xét hỏi về nguồn gốc, nội dung tài liệu đó đê có kết luận chính xác.
Trường hợp cháu đủ điều kiện kết luận mà tài liệu mà đó có thể
làm thay đổi nội dung, tính chất vụ án thì Kiểm sát viên đề nghị
Hội đồng xét xử hoãn phiên toà đê xác minh".
Kiểm sát viên không được đặt câu hỏi xúc phạm đến bị cáo,
người bị hại, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự,
nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự. Quá trình xét hỏi, Kiểm sát viên
có thể gặp các trường hợp khai không chính xác về các tình tiết,
trong các trường hợp này, cần dùng các chứng cứ khác để chứng
minh bác bỏ quan điểm sai trái đó. Khi Kiểm sát viên hỏi mà bị
cáo, người bị hại, người làm chứng và những người tham gia phiên
toà khác là khai không nghe, không thấy, không hiểu... thì Kiểm
sát viên không được nổi nóng và không được hỏi họ với những câu
như: bị cáo có bị điếc không? không có mắt à? chỉ có những ngư
kém hiểu biết mới không nhận thức ra vấn đề. . . Đó là những từ làm
xúc phạm người được hỏi, sẽ tạo ra không khí căng thẳng không
đáng có tại phiên toà .
Phương pháp xưng hô tại phiên toà. Thực tiễn xét xử cho thấy:
việc xưng hô giữa bị cáo với Hội đồng xét xử và Kiểm sát viên chưa
thống nhất. Có phiên toà Kiểm sát viên gọi bị cáo là anh, chị hoặc
ông bà, cô chú, em, cháu. . . Thậm chí, có Kiểm sát viên lại gọi bị cáo
là "các vị , Có phiên toà bị cáo xưng hô với Kiểm sát viên là tôi. Đây
là nội dung chưa được Bộ luật TTHS quy định, các ngành chưa
hướng dẫn nên có tình trạng như trên là điều dễ hiểu và trong thực
tiễn cũng có sự nhận thức không thống nhất. Bộ luật TTHS đã quy
định trong giai đoạn điều tra người phạm tội gọi là bị can, trong
giai đoạn xét xử gọi là bị cáo. Vì vậy, theo chúng tôi, khi thực hành
quyền công tố tại toà, Kiểm sát viên nên xưng hô đối với mình là
tôi đối với người phạm tội là bị cáo.
Còn đối với người bị hại, người bị thiệt hại, nguyên đơn dân sự,
bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là
những người có những quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án nên
xưng hô với mình là tôi và gọi họ là ông, bà, anh, chị, em . . . và họ,
tên của họ. Ví dụ, đối với nguyên đơn là Hoàng Chung Thuỷ thì
Kiểm sát viên có thể hỏi: Bà Hoàng Chung Thuỷ cho Toà biết về
những yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với bà như thế nào?
5. Công bố những lời khai tại Cơ quan điều tra
Điều 208 Bộ luật TTHS quy định về việc công bố
những lời khai tại Cơ quan điều tra:
"1. Nếu người được xét hỏi có mặt tại phiên toà thì Hội
đồng xét xử và Kiểm sát viên không được nhắc hoặc công
bố lời khai của họ tại Cơ quan điều tra trước khi họ khai tại
phiên toà về những tình tiết của vụ án. ~
2. Chỉ được công bố những lời khai tại Cơ quan điều tra
trong những trường hợp sau đây:
a) Lời khai của người được xét hỏi tại phiên toà có mâu
thuẫn với lời khai của họ tại Cơ quan điều tra;
b)Người được xét hỏi không khai tại phiên toà;
c) Người được xét hỏi vắng mặt hoặc đã chết .
Như vậy, về nguyên tắc, trong quá trình xét hỏi, Hội đồng xét
xử và Kiểm sát viên phải để cho người được xét hỏi trình bày các
tình tiết liên quan đến tội phạm, không được nhắc lại lời khai của
họ tại Cơ quan điều tra. Như vậy, sẽ bảo đảm tính khách quan của
lời khai.
Thực tiễn có trường hợp tại Cơ quan điều tra, có người khai rất
chính xác về các tình tiết của vụ án, nhưng tại phiên toà họ lại
không khai, hoặc có khai nhưng mâu thuẫn với lời khai của họ tại
Cơ quan điều tra. Đối với trường hợp này và trường hợp người được
xét hỏi lại vắng mặt tại phiên toà, thì lời khai của họ tại Cơ quan
điều tra cần phải được công bố tại phiên toà.
Điều luật trên đây chưa được quy định cụ thể ai là người công
bố các lời khai này. Thực tiễn cho thấy việc công bố những lời khai
tại Cơ quan điều tra có thể do Hội đồng xét xử hoặc Kiểm sát viên
công bố.
Ngoài ra, trong nhiều vụ án còn có các báo cáo, nhận xét củ('
cơ quan tổ chức về các tình tiết, nhân thân của bị cáo. Các tài liệu
này có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định sự thật của vụ án. Do
vậy nếu đại diện cơ quan vắng mặt tại phiên toà, thì Kiểm sát viên
đề nghị Hội đồng hoặc tự mình công bố các tài liệu này theo đúng
quy định tại Điều 214 Bộ luật TTHS về "Việc trình bày, công bôlcác
tài liệu của vụ án và nhận xét, báo cáo của cơ quan, tổ chức".
6. Những nội dung cụ thể trong việc xét hỏi của Kiểm sát viên
a) Xét hỏi bi cáo
Điều 209 BỘ luật TTHS quy định:
"1. Hội đồng xét xử phải hỏi riêng từng bị cáo. Nếu lời
khai của bị cáo này có thể ảnh hưởng đến lời khai của bị cáo
khác thì chủ toạ phiên toà phải cách ly họ. Trong trường hợp
này, bị cáo bị cách ly được thông báo lại nội dung lời khai
của bị cáo trước và có quyền đặt câu hỏi đối với bị cáo đó.
2. Bị cáo trinh bày ý kiến về bản cáo trạng và những
tình tiết của vụ án. Hội đồng xét xử hỏi thêm về những
điểm mà bi cáo trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn.
3. Kiểm sát viên hỏi về những tình tiết của vụ án liên
quan đến việc buộc tội, gỡ tội bi cáo. Người bào chữa hỏi
về những tình tiết liên quan đến việc bào chữa, người bảo
vệ quyền lợi của đương sự hỏi về những tỉnh tiết liên quan
đến việc bảo vệ quyền lợi của đương sự. Những người
tham gia phiên toà có quyền đề nghị với chủ toạ phiên toà
hỏi thêm về những tình tiết liên quan đến họ.
4. Nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi thì Hội đồng xét
xử Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi
của đương sự tiếp tục hỏi những người khác và xem xét vật
chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án .
Từ quy định trên đây có thể rút ra những vấn đề cần lưu ý
như sau:
Thứ nhất là nguyên tắc cách ly bị cáo.
Thông thường trong nhiều vụ án có đông người tham gia, nhất
là vụ án đồng phạm, giữa các bị cáo khai báo mâu thuẫn với nhau,
giữa các bị cáo có ảnh hưởng với nhau (như giữa bị cáo nguyên là
thủ trưởng với bị cáo nguyên là nhân viên, hoặc giữa bị cáo có quan
hệ họ hàng...) thì lời khai của họ sẽ có ảnh hưởng nhất định với
nhau. Vì vậy, nếu để họ ở lại phòng xử án thì lời khai của họ sẽ
không khách quan. Do vậy, trong trường hợp này phải có biện
pháp cách ly họ.
Như vậy, đối với các vụ án có nhiều bị cáo thì về nguyên tắc dù
Kiểm sát viên hay Hội đồng xét hỏi thi phải hỏi từng bị cáo. Thực
hiện nguyên tắc này sẽ không những đảm bảo trật tự phiên toà mà
vấn đề quan trọng hơn là tạo cơ hội để người được hỏi trình bày
một cách dân chủ, khách quan, chính xác nội dung khai báo, không
bị bất cứ sức ép nào. Tuy nhiên, việc hỏi ai trước, ai sau, cách ly
như thế nào là tuỳ thuộc vào tính chất của từng vụ án. Thông
thường, những bị cáo có lời khai tại Cơ quan điều tra trung thực,
thật thà, hối cải thì nên xét hỏi trước, nếu các bị cáo đều nhận tội
thì hỏi bị cáo cầm đầu, chủ mưu trước, các bị cáo có vai trò thực
hiện hỏi sau. Đây là các vấn đề Kiểm sát viên có thể trao đổi trước
với chủ toạ phiên toà để đảm bảo cho phiên toà được xét xử tốt.
Vì vậy, sau khi Kiểm sát viên đọc xong bản cáo trạng, bắt đầu
xét hỏi bị cáo, nếu chủ toạ phiên toà chưa thực hiện việc cách ly bị
cáo thì Kiểm sát viên cần yêu cầu cách ly bị cáo. Trong trường hợp
tại phiên toà thấy lời khai của bị cáo này có ảnh hưởng đến lời khai
của bị cáo khác, thì Kiểm sát viên đề nghị chủ toạ phiên toà cho
tiến hành cách ly các bị cáo, nhằm đảm bảo việc xét hỏi được khách
quan, chính xác. Tuy nhiên, đối với bị cáo bị cách ly có quyền được
thông báo nội dung khai báo của bị cáo trước và có quyền nêu câu
hỏi đối với bị cáo trước về nội dung lời khai của họ.
Thứ hai là trình tự trả lời của bị cáo.
Trước hết, Hội đồng đặt câu hỏi yêu cầu "bị cáo trình bày ý kiên
về bản cáo trạng ' (khoản 2 Điều 209 Bộ luật TTHS). Nghĩa là, sau
khi Kiểm sát viên đọc bản cáo trạng, bị cáo được trình bày ý kiến của
mình về nội dung bản cáo trạng đề cập đến trách nhiệm của mình
trong vụ án. Nội dung trình bày ý kiến có thể là đồng ý hoặc không
đồng ý với nội dung bản cáo trạng về trách nhiệm của mình. Bị cáo
đồng ý hoặc không đồng ý về nội dung nào cũng được trình bày rõ.
Sau khi trình bày ý kiến của mình về bản cáo trạng, bị cáo có
thể trình bày những tình tiết của vụ án. Nghĩa là, ngoài nội dung
trình bày ý kiến của mình về bản cáo trạng, bị cáo có quyền trình
bày những tình tiết khác của vụ án mà mình thấy cần thiết. Ví dụ,
ngoài các tình tiết liên quan đến bị cáo mà bị cáo đã trình bày, còn
các tình tiết khác như hành vi của bị cáo khác tuy không liên quan
đến mình nếu bị cáo biết thì cũng có quyền trình bày. Quy định này
của pháp luật (Khoản 2 Điều 209 Bộ luật TTHS) thể hiện tính chất
dân chủ của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Theo quy định
của pháp luật tố tụng hình sự, bị cáo được tống đạt cáo trạng trước
khi đưa vụ án ra xét xử, do vậy, thực tiễn đã có nhiều vụ án, để đảm
bảo thời gian xét xử, Hội đồng xét xử và Kiểm sát viên chỉ yêu cầu
bị cáo trình bày đồng ý hay không đồng ý với nội dung của bản cáo
trạng, điểm nào không đồng ý thì trình bày thêm. Còn các tình tiết
khác thì yêu cầu bị cáo trình bày ở phần tranh luận. Theo chúng
tôi, nếu vì thời gian mà tiến hành xét hỏi như vậy là chưa tạo được
cơ hội cho bị cáo trình bày những vấn đề mà bản cáo trạng đã truy
tố họ, không đảm bảo tính dân chủ, công bằng trong xét xử. Quy
định như khoản 2 Điều 209 Bộ luật TTHS là bảo đảm quyền bình
đẳng của bị cáo, góp phần cùng Hội đồng xét xử đánh giá khách
quan và đúng sự thật. Nếu vì lý do thời gian thì trước khi xét xử,
tuỳ thuộc vào tính chất của từng vụ án, Kiểm sát viên cần lưu ý với
Hội đồng xét xử về bố trí thời gian xét xử phù hợp, bảo đảm vụ án
được xét xử vừa chính xác, đúng sự thật và đúng thời gian.
Sau phần trình bày của bị cáo, Hội đồng xét xử hỏi thêm về
những nội dung mà bị cáo chưa trả lời đầy đủ hoặc có mâu thuẫn.
Thứ ba là nội dung xét hỏi bị cáo của Kiểm sát viên:
Nội dung xét hỏi của Kiểm sát viên đã được khoản 3 Điều 209
Bộ luật TTHS quy định. Đây là quy định mới của Bộ luật TTHS, thể
hiện trách nhiệm của Kiểm sát viên với vai trò là người thực hành
quyền công tố, không những bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng
tội, đúng pháp luật, mà còn góp phần cùng Hội đồng xét xử bảo đảm
việc xét xử là công khai, dân chủ, công bằng. Kiểm sát viên thực
hành quyền công tố không chỉ là người buộc tội mà còn là người gỡ
tội cho bị cáo. Do vậy, tại phiên toà, Kiểm sát viên không được thoả
mãn với bản cáo trạng đã được công bố, mà ngược lại, Kiểm sát viên
phải chủ động xét hỏi để chứng minh một cách công khai quá trình
điều tra, thu thập chứng cứ trong giai đoạn điều tra, đồng thời qua
đó góp phần cùng Hội đồng xét xử làm rõ sự thật các tình tiết của
vụ án. Nếu bản cáo trạng phản ánh đúng sự thật của hành vi phạm
tội, dù bị cáo không nhận tội, Kiểm sát viên phải sử dụng các tài
liệu chứng cứ, đấu tranh xét hỏi, làm rõ sự thật, để bảo vệ cáo
trạng. Tuy nhiên, qua xét hỏi tại phiên toà, nếu có căn cứ cho rằng
việc truy tố chưa khách quan, thì có quyền thay đổi quan điểm truy
tố theo đúng quy định của pháp luật. Đây cũng là bản chất của công
tố nước ta, kiên quyết trừng trị người phạm tội, hành vi phạm tội
như thế nào thì phải được xử theo pháp luật tương ứng, không được
để lọt tội; ngược lại, nếu phát hiện oan sai thì phải hết sức cầu thị
và khẩn trương khắc phục sai sót, bảo vệ kịp thời các quyền hợp
pháp của công dân, kiên quyết không được làm oan người vô tội.
Tuy nhiên, trong thực tiễn vừa qua cho thấy, các Kiểm sát viên
của chúng ta mới chỉ tập trung xét hỏi bị cáo về các chứng cứ buộc
tội theo cáo trạng đã truy tố. Nhất là đối với các vụ án mà bị cáo
thay đổi lời khai thì có Kiểm sát viên cho đó là tình tiết không
thành khẩn khai báo, các tình tiết giảm nhẹ, gỡ tội cho bị cáo
không được chú ý xét hỏi, làm rõ. Ví dụ, về vụ án " Giết người Ở
Vườn Điều Ở tỉnh B", vụ "Phạm Thị út ở thành phẩm ' có rất nhiều
chứng cứ gỡ tội cho bị cáo nhưng không được Kiểm sát viên xét hỏi
chứng minh. V các Kiểm sát viên không có phương pháp hỏi khách
quan, chỉ tập trung chú ý hỏi về căn cứ buộc tội nên vụ án được giải
quyết sai, làm oan người vô tội. Vì vậy, khoản 3 Điều 209 Bộ luật
TTHS lần này quy định mới về trách nhiệm không những của
Kiểm sát viên mà còn quy định cả trách nhiệm của người bào chữa,
người bảo vệ quyền lợi của đương sự về việc hỏi những vấn đề liên
quan đến trách nhiệm bảo vệ của mình, những người tham gia
phiên toà cũng có quyền đề nghị với chủ toạ phiên toà hỏi thêm
những tình tiết liên quan đến với họ. Đây là quy định mới và rất
quan trọng đối với trách nhiệm của Kiểm sát viên. Để thực hiện
quy định này như phần trên đã phân tích, Kiểm sát viên phải chú
ý theo dõi chặt chẽ quá trình xét hỏi của Hội đồng xét xử và trả lời
của bị cáo đặt các câu hỏi cho phù hợp. Kiểm sát viên hết sức tránh
việc khi Hội đồng xét xử hỏi thì Kiểm sát viên không chú ý, nên
những nội dung đã được Hội đồng xét hỏi kỹ và việc trả lời của bị
cáo cũng đã rõ ràng, không có gì phức tạp, Kiểm sát viên lại tiếp
tục hỏi làm mất thời gian của phiên toà.
Trong trường hợp vì lý do nào đó mà bị cáo không trả lời các
câu hỏi của Kiểm sát viên thì theo khoản 4 Điều 209 Bộ luật
TTHS, Kiểm sát viên "tiếp tục hỏi những người khác và xem xét vật
chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án".
Thứ tư là một sô/tình huống thường xảy ra khi xét hỏi bị cáo
Trong quá trình xét hỏi, Kiểm sát viên cần lưu ý các tình huống
có thể xảy ra: các bị cáo không trả lời, các bị cáo không nhận tội,
các bị cáo khai mâu thuẫn với các chứng cứ khác.
- Trường hợp bị cáo không trả lời. Theo khoản 4 Điều 209 BỘ
luật TTHS, nếu bị cáo không trả lời thì Kiểm sát viên "tiếp tục hỏi
những người khác và xem xét vật chứng, tài liệu có liên quan đến
vụ án". Quy định như vậy là để bảo đảm thời gian xét xử của Toà
án. Tuy nhiên, Kiểm sát viên cũng lưu ý khi hỏi người khác xong
thì quay lại tiếp tục hỏi bị cáo. Lần hỏi này Kiểm sát viên cần dùng
những chứng cứ khác để đấu tranh với bị cáo.
- Trường hợp bị cáo không nhận tội, phản cung. Tình huống
này thường gặp trong các vụ án phức tạp, nhiều bị cáo tham gia,
vụ án có luật sư tham gia bào chữa. Trong trường hợp này Kiểm
sát viên phải bình tĩnh sử dụng các chứng cứ khác có trong hồ sơ
vụ án và các tài liệu được xét hỏi tại phiên toà để đấu tranh
thuyết phục bị cáo.
Ví dụ 1, Vụ án Bùi Khác Hoan, Trương Huy Chính,
Quách Văn Y phạm tội cướp tài sản.
Ba bị cáo trên đã có hành vi chặn xe Ô tô chở gỗ vào
ban đêm xin tiền lái xe (trên xe Ô tô có lái xe và phụ xe).
Sau khi chặn được, Chính nhảy lên ca bin xin tiền và túm
cổ áo lái xe doạ cho ra khỏi khu vực, y nhặt đá ném vỡ đèn
xe vì lái xe chần chừ và cho ít tiền nên Chính không lấy,
trong khi đó phụ xe phát hiện ra Chính là người quen. Tại
phiên toà sơ thẩm, các bị cáo chối tội, trong lúc đó luật sư,
bị cáo và Hội đồng xét xử có ý kiến nghiêng về kết tội các
bị cáo phạm tội cưỡng đoạt tài sản. Vì, theo quan điểm
này, "người bị hại chưa lâm vào tình thế tê ẹt ý chí? Tuy
nhiên, do có sự chuẩn bị kỹ từ trước và dự kiến chính xác
các tình huống có thể xảy ra, Kiểm sát viên đã xét hỏi, làm
rõ ý thức chủ quan của từng bị cáo, làm rõ những mâu
thuẫn của các lời khai của bị cáo, cuối cùng các bị cáo đã
thừa nhận: "Có nói là đang lên cơn nghiện, cần tiền', các
bị cáo đã thừa nhận có hành vi đập phá xe Ô tô, bắt đưa
tiền, túm cổ áo lái xe vời thái độ dữ dằn và đe doạ vào ban
đêm. Thực tế người bị hại đã lâm vào tình trạng không thể
chống cự được và đã buộc phải đưa tiền. Từ cách xét hỏi
và phân tích của Kiểm sát viên, cuối cùng các bị cáo đã
nhận tội và Toà án đã tuyên bố các bị cáo phạm tội như
quan điểm của Kiểm sát viên đã kết tội(1)
Đồng thời, Kiểm sát viên cần hỏi những người làm chứng về
tình tiết liên quan đến các câu hỏi đã hỏi bị cáo (tất nhiên chỉ hỏi
người làm chứng nào khai báo chính xác), sau đó, Kiểm sát viên cho
xem xét các chứng từ, vật chứng để bác bỏ lời khai không chính xác
của bị cáo. Tiếp đó, Kiểm sát viên cần giải thích cho bị cáo biết lời
nhận tội của bị cáo trước đây đã được xác minh và khẳng định việc
bị cáo nhận tội là có căn cứ. Đồng thời, Kiểm sát viên hỏi bị cáo tại
sao trước đây bị cáo nhận tội với Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát
nay tại phiên toà bị cáo lại chối tội? Trong trường hợp bị cáo khai
do Điều tra viên bức cung, mớm cung thì Kiểm sát viên phải hỏi
tiếp là bức cung, mớm cung lúc nào, Ở đâu, ai là người thực hiện,
thực hiện như thế nào và tại sao khi Kiểm sát viên phúc cung thì
(1) Nguồn hồ sơ vụ án tại VKSNDTC
bị cáo không khai vấn đề này. Nghĩa là phải truy đến cùng về lời
khai phản cung của bị cáo. Sau đó, Kiểm sát viên đề nghị công bố
các tài liệu liên quan để bác bỏ lời khai không có căn cứ của bị cáo.
Ví dụ , Tại phiên toà sơ thẩm ngày 02. 02. 200 7, đối với
vụ án "quan tham" quận GÒ Vấp thành phố HỒ Chí Minh,
khi xét hỏi "vua địa chính" Dương Công Hiệp, Hiệp thừa
nhận quen biết Phạm Thị Tuyết Lan từ lúc có ý đinh tìm đất
nuôi bò. Từ đây chuyện làm ăn hợp tác kinh doanh địa
ốc mới được hình thành. Khi trả lời Hội đồng xét xử, Hiệp
khẳng định không "dính dáng" gì đến hành vi được cho là
đồng phạm giúp sức tích cực nhất trong hai phi vụ chuyển
nhượng đất mà Lan cùng cả nhóm đã trục lợi hơn 1 6, 6 tỷ
đồng. Trước thái độ khai báo không trung thực của bị cáo
Hiệp, Công tố viên hỏi: "Bị cáo biết Hồ Tùng Lâm và Lê
Minh Châu nâng giá hợp đồng chuyển nhượng. Bị cáo là
người hợp thức hoá hồ sơ này và được Lan chia 3, 1 tỷ
đồng. Cũng là người nhận tiền chuyển cho Trần Kim Long
và Lê Minh Châu. Như vậy, bị cáo có băn khoăn gì khi cơ
quan Công tố truy tố tội tham ô? . Hiệp đáp: "Thưa vẫn
còn băn khoăn . Vị công tố hỏi tiếp: "Bị cáo cùng các bị
cáo khác lấy tiền chênh lệch trong vụ chuyển nhượng rồi
chia nhau vậy không phạm tội tham Ô thì còn là gì'? Đến
đây Dương Công Hiệp mới tâm phục khẩu phục . Thưa,
Công tố viên giải thích, bị cáo không còn băn khoăn nữa!
Cũng trong ví dụ này, khi xét hỏi Nguyễn Văn Tính
nguyên Bí thư Quận uỷ Gò Vấp) về việc tiếp nhận đơn
của bà Nguyễn Thị Thu tố cáo Phạm Thị Tuyết Lan cấu
kết với Dương Công Hiệp sang nhượng trái phép phần đất
gia tộc của bà, bị cáo Tính cho biết, sau khi nhận đơn, đã
chuyển cơ quan chức năng xác minh. Nhưng bị cáo này đã
tỏ ra thiếu trung thực: "Bị cáo không hề chỉ đạo gì Viện
kiểm sát quận Gò Vấp là ông Trần Văn Tư, Viện trưởng
xác minh. Bởi cơ quan này không có chức năng giải quyết
khiếu kiện về đất đai!" Lúc này, Hội đồng xét xử đã phải
yêu cầu Thư ký toà án đọc bút lục của ông Trần Văn Tư là
người làm chứng vụ án: "Anh Tính đã trực tiếp gặp tôi giao
đơn từ tố cáo và còn dặn rằng khi điều tra có kết quả thì
báo riêng cho anh Tính biết'? Do vậy, nếu bị cáo chối tội,
Kiểm sát viên phải dùng các chứng cứ khác để "tấn công
liên tục . Do chuẩn bị tốt nên mặc dù bị cáo, người bào
chữa phản bác các chứng cứ mà cáo trạng đã truy tố,
Kiểm sát viên đã xét hỏi kỹ và đưa ra những chứng cứ để
chứng minh hành vi phạm tội, Hội đồng xét xử đã nhất trí
theo đề xuất của Kiểm sát viên. Ngày 06.02.2007, sau 4
ngày xét xử, Hội đồng xét xử Toà án nhân dân thành phố
Hồ Chí Minh đã xác định các bị cáo có tội như Viện kiểm
sát truy tố và tuyên phạt bi cáo Phạm Thị Ti l\ ~ Lan tử hình
về tội tham ô; Trần Kim Long (nguyên Phó Bí thư kiêm Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân Quận Gò Vấp 25 năm tù về 3 tội
tham ô, đưa hối lộ và lợi dụng chức vụ; Lê Minh Châu 22
năm tù; HỒ Tùng Lâm 1 8 năm tù; Nguyễn Văn Tính
(nguyên là Chủ tịch Hội đồng nhân dân kiêm Bí thư Quận
Gò Vấp) 1 1 năm tù; Dương Công Hiệp (nguyên là Phó
phòng quản lý đầu tư quận Gò Vấp 1 8 năm tù; Nguyễn
Minh Hoàng 5 năm tù (1).
-Trường hợp bị cáo thay đổi lời khai. Đối với trường hợp này
Kiểm sát viên cũng đối chiếu với các chứng cứ khác để đặt câu hỏi
bác bỏ lời khai không chính xác của bị cáo. Đồng thời, Kiểm sát
viên cần xác định trách nhiệm của bị cáo trước pháp luật và động
viên bị cáo khai báo thành khẩn để được hưởng chính sách khoan
hồng của pháp luật. Trong trường hợp này đáng chú ý nhất là bị
cáo phản cung, khai cho người khác. Đây là trường hợp phức tạp;
Kiểm sát viên phải nắm chắc chứng cứ để xét hỏi để bác bỏ lời khai
gian dối đó và dẫn chứng các lời khai người làm chứng và các tài
liệu khác để đấu tranh bác bỏ lời khai không chính xác của bị cáo.
Ví dụ, Vụ án Nguyễn Tấn Hưng cướp tài sản Ở thành
phố H.
Khoảng 4h 15 phút ngày 13. 4. 2006, chị Nguyễn Thị Hà
đi từ Đoàn tiếp viên về nhà (số 200/28/ 54 Nguyễn Sơn).
Khi đi qua ngách 200/10 cùng.phố thì bi một thanh niên
chương IV. Kỹ năng thực hành quyền công tố tại phiên toà HS sơ thẩm
dùng dao tông tấn công và cướp đi 01 đồng hồ đeo tay,
một máy điện thoại di động (số thuê bao 0912 445 324),
sợi giây chuyền bị giật đút rơi mất. Chị Hà bị 7 vết thương
(1) Báo Tiền phong ngày 03.02.2007
ở cổ ngực, tay và hai đùi, sức khoẻ bị tổn hại 62%. Sau
đó vụ án được khởi tố điều tra.
Thông qua số máy điện thoại Cơ quan điều tra đã xác
định các chủ thuê bao nhận cuộc gọi từ số thuê bao
09 1 2. 445. 324 và xác định chủ thuê bao số máy trên là của
anh Trần Trọng Hoà trú tại 14/1 ngõ 12- Ngõ Chợ. Khi hỏi
thì anh Hoà khai khoảng 7h ngày 13.4.2006 Nguyễn Tiến
Hưng có nhặt được thẻ sim điện thoại khi đi thể dục và
đến cho anh Hoà. Ngày 26.4.2006, Cơ quan điều tra ra
lệnh truy nã Nguyễn Tiến Hưng. Ngày 29.6.2006 Hưng bị
bắt và khai nhận hành vi phạm tội như trên. Nhưng sau đó
Hưng đã phản cung cho rằng anh Hoà mới là thủ phạm
gây ra vụ cướp trên đây và thuê Hưng 20 triệu đồng để
nhận tội thay cho anh Hoà. Cơ quan điều tra đã điều tra
việc tiêu thụ thời gian của anh Hoà và Hưng, lấy lời khai
những người làm chứng, tổ chức cho chị Hà nhận diện. Kết
quả điều tra cho thấy: lời khai về ngoại phạm của Hưng là
mâu thuẫn với lời khai những người làm chứng và về tiêu
thụ thời gian của Hưng. Tại phiên toà Hưng vẫn giữ lời khai
ngày 12.4.2006 Hưng uống rượu tại nhà bà ngoại với các
cậu của Hưng, Hưng không tham gia hành vi phạm tội như
Viện kiểm sát truy tố. Kiểm sát viên đã đưa ra các câu hỏi
và dùng các chứng cứ khác để bác bỏ lời khai không chính
xác của Hưng. Đó là các lời khai của bà Tâm (bà ngoại
Hưng) và các ông Hải, ông Cường, ông Sỹ (là các cậu của
Hưng) khai ngày đó gia đình không có tổ chức ăn cơm như
Hưng khai. Lời khai của ông Hải (cậu Hưng) khai về việc
trưa 13.4.2006 Hưng có cởi trần đến nhà ông Hải để tắm
và mượn áo quần của ông mặc rồi đi luôn và ngày
29.6.2006 theo yêu cầu của Hưng ông Hải đã đưa Hưng
đến công an đầu thú. Đặc biệt Chị Hà và anh Chiến có mặt
tại hiện trường nhận diện người thực hiện hành vi cướp của
đối với chị Hà là Hưng.
Còn lời khai của anh Hoà thì Kiểm sát viên đã chứng
minh: anh Hoà khai khoảng 7h30 ngày 13.4.2006, Nguyễn
Tiến Hưng cởi trần, đi chân đất có đến gõ cửa nhà và cho
thẻ sim trên đây. Lời khai trên đây của anh Hoà phù hợp
với vợ anh Hoà và những người sống xung quanh nhà anh
Hoà. Trên cơ sở các chứng cứ được Kiểm sát viên viện
dẫn, Hội đồng xét xử đã nhất trí với xét hỏi của Kiểm sát
viên và đã tuyên phạt Hưng 20 năm tù về tội cướp(1 ).
- Trường hợp bị cáo không khai. Trường hợp này Kiểm sát
viên yêu cầu công bố lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra. Nếu
công bố lời khai tại Cơ quan điều tra, thì Kiểm sát viên chỉ yêu
cầu Hội đồng xét xử công bố những lời khai có ý nghĩa chứng
minh hành vi phạm tội của bị cáo. Đồng thời, yêu cầu Hội đồng
xét xử công bố các tài liệu khác có liên quan như lời khai người
làm chứng, các chứng từ, tài liệu khác, các vật chứng để chứng
minh hành vi phạm tội của bị cáo sau đó chuyển sang xét hỏi
người khác. "Nêu lời khai của bị cáo tại phiên toà mâu thuẫn với
lời khai của họ tại Cơ quan điều tra thì Kiểm sát viên nhắc lại
hoặc công bô/ lời khai của họ tại Cơ quan điều tra để bị cáo tự
khẳng định lại của lời khai nào là chính xác. Đồng thời, Kiểm sát
viên cũng cần hỏi rõ thêm vì sao bị cáo lại có sự khai báo khác
nhau để làm cơ sở cho việc xem xét, đánh giá sự trung thực, khách
quan trong lời khai của bị cáo.
Tuy nhiên, Kiểm sát viên chỉ cần nhắc lại những lời khai có
mâu thuẫn tại phiên toà, không cần nhắc lại toàn bộ các lời khai tại Cơ quan đieuè tra”(2)
Ví dụ 1, Vụ án Phạm Văn Thuỷ cùng đồng bọn phạm
tội cướp tài sản ở tỉnh Thành Hoá.
Khoảng ~ 6h 30 ngày 19. 6. 2005 tại tìm số 1 quốc lộ
217 thuộc địa phận xã Thiết Kế huyện Bá Thước tỉnh
Thanh Hoá, Phạm Văn Thuỷ cùng 3 tên khác dùng
thanh luồng đánh các em học sinh đi học về để lấy tiền.
Trong quá trình điều tra, truy tố các bị cáo đều nhận tội
như nội dung trên đây. Tuy nhiên, đến giai đoạn xét hỏi,
Luật sư bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo đã xét hỏi các
bị cáo với hướng cho các bị cáo khai báo không có tội.
Các Luật sư cho rằng các bị cáo chỉ dùng thanh luồng
nhỏ, sự tương quan lực lượng giữa các bị cáo và người bị
hại ngang nhau nên các bị cáo không phạm tội cướp mà
hành vi đó chỉ cấu thành tội cường đoạt tài sản. Đồng
thời theo Luật sư, trong số các bị cáo tham gia vụ án
này có hai bị cáo dưới 16 tuổi nên không có căn cứ kết
(1)Nguồn hồ sơ vụ án tại VKSNDTC.
(2) Sổ tay KSV hình sự, tr.247
tội họ. Trên cơ sở cách hỏi theo hướng gỡ tội của luật sư,
các bị cáo bắt đầu thay đổi lời khai so với trước đây, lúc
nhận tội, lúc không nhận tội.
Kiểm sát viên thực hành quyền công tố vụ án này đã
nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án và nắm chắc các tình tiết của
vụ án nên đã tiến hành xét hỏi, đấu tranh với các bị cáo
với thái độ kiên quyết và với phương pháp khoa học nên
đã góp phần làm rõ các tình tiết của tội cướp tài sản do các
bi cáo gây ra. Kiểm sát viên đã xét hỏi kỹ về việc các bị
cáo đã có hành vi dùng thanh luồng đánh các em học sinh
diễn ra nhưthếnào, trước các hành vi dùng thanh luồng của
bị cáo đánh các em thì các em học sinh sợ hãi ra sao, sau
đó các bị cáo đã chiếm đoạt tài sản của các em học sinh
như thế nào. Trên cơ sở xét hỏi kỹ hành vi dùng bạo lực và
ý thức mục đích chiếm đoạt tài sản, kết hợp vận dụng bốn
yếu tố cấu thành tội phạm để thẩm vấn làm nổi bật tội cướp
tài sản của các bi cáo. Với cách xét hỏi khoa học và kiên
quyết của Kiểm sát viên, cuối cùng các bị cáo cúi đầu nhận
tội như cáo trạng đã truy tố và chỉ xin giảm nhẹ. Trên cơ sở
luận tội của Kiểm sát viên và quan điểm tranh luận của luật
sư Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hoá đã tuyên phạt các bi
cáo phạm tội cướp tài sản như quyết đinh truy tố của Viện
kiểm sát. Với cách xét hỏi như vậy không chỉ làm cho các bị
cáo nhận tội theo đúng hành vi phạm tội của mình mà còn
làm cho luật sư, người bị hại và những người tham dự phiên
toà thấy được nội dung truy tố, buộc tội của Kiểm sát viên
là có lý có tình, tâm phục, khẩu phục(1).
Ví dụ 2, Vụ án Trần Văn Thoát cùng 5 bị cáo có hành
vi dùng liềm cắt phá nhiều sào lúa non bị Viên kiểm sát
tỉnh H truy tố về tội huỷ hại tài sản theo Điều 143 BLHS.
Đây là vụ án phạm tội không quả tang, vụ án được
khám phá, bắt giữ lần theo các dấu vết theo phương pháp
truy xét. Trong giai đoạn điều tra, các bị cáo lúc đầu nhận
tội sau đó lại không nhận tội, đồng thời thuê luật sư bào
chữa Đây là vụ án mà luật sư tham gia rất tích cực và dư
luận báo chí rất quan tâm. Vụ án chưa kết thúc điều tra
nhưng các bị cáo đã có đơn kêu oan và có dư luận cho
rằng việc điều tra vụ án này thiếu khách quan và các bị
(1) Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
can bị bắt giam oan. Tuy nhiên, Kiểm sát viên đã bình tĩnh,
nghiên cứu kỹ các tình tiết của vụ án, nghiên cứu đầy đủ
các ý kiến của dư luận báo chí, trên cơ sở đó phân tích các
mâu thuẫn, giải quyết các mâu thuẫn đó, dự kiến các tình
huống xảy ra tại phiên toà và xây dựng đề cương xét hỏi
để làm rõ hành vi phạm tội của các bị cáo. Do chuẩn bị kỹ,
dự báo chính xác các tình huống xảy ra tại phiên toà nên
Kiểm sát viên đã chủ động xét hỏi các bị cáo về hành vi
phạm tội, yêu cầu các bị cáo giải thích các mâu thuẫn
trong lời khai, đồng thời Kiểm sát viên vừa xét hỏi vừa đưa
ra các chứng cứ để bác bỏ lời khai của các bị cáo. Kiểm
sát viên đã kết hợp xét hỏi, đấu tranh với việc dựa vào đặc
điểm tâm lý để giáo dục bị cáo về trách nhiệm khai báo
thành khẩn của bị cáo và chính sách khoan hồng của
pháp luật. Do kết hợp tốt giữa đấu tranh và thuyết phục
trong xét hỏi, Kiểm sát viên đã làm thức tỉnh sự ăn năn hối
cải của bị cáo, cuối cùng các bị cáo đã nhận tội. Do mâu
thuẫn cá nhân, các bị cáo đã có hành vi phá huỷ tài sản
và rất mong Hội đồng xét xử chiếu cố giảm nhẹ hình phạt
và cho hưởng án treo(1).
Qua các ví dụ trên đây cho thấy: Xét hỏi bị cáo là giai đoạn cực
kỳ quan trọng của quá trình xét xử. Vụ án có được xét xử công
bằng, khách quan, dân chủ hay không phụ thuộc rất lớn vào giai
đoạn xét hỏi. Do vậy, Kiểm sát viên phải nắm chắc nội dung, trình
tự, thủ tục xét hỏi, làm tất công tác chuẩn bị các chứng cứ, dự báo
chính xác các tình huống xảy ra tại phiên toà để xét hỏi một cách
chủ động, khoa học nhằm làm rõ các tình tiết của vụ án.
b- Nội dung xét hỏi người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân
sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Theo quy định tại Điều 210 Bộ luật TTHS thì: "người bị hại,
nguyên đơn dân sư, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của những người đó
trình bày về những tình tiết của vụ án có liên quan đến họ". Như
vậy khi đặt câu hỏi đối với những người trên đây Kiểm sát viên
chú ý cần hỏi những tình tiết liên quan đến vụ án mà cáo trạng
đã đề cập đối với họ. Đối với người bị hại, người có quyền lợi
nghĩa vụ liên quan ngoài việc hỏi họ về yêu cầu bồi thường thiệt
hại, Kiểm sát viên chú ý hỏi kỹ về các tình tiết mà họ biết có liên
(1) Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
quan đến việc buộc tội, gỡ tội của vụ án. Đây là vấn đề mà trong
thực tiễn có nhiều vụ án bị kháng cáo, kháng nghị vì quá trình
xét hỏi tại phiên toà chưa được làm rõ về nội dung (đánh giá
chứng cứ) và về hình thức (xác định tư cách tham gia tố tụng).
Do vậy, đối với người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại
diện hợp pháp, về phương pháp thì theo luật quy định chủ yếu
để họ trình bày ý kiến về các tình tiết liên quan là chính, sau đó
Kiểm sát viên mới đặt câu hỏi đối với những vấn đề họ trả lời
chưa rõ. Vì vậy, khi Hội đồng hỏi những người này, Kiểm sát
viên phải chú ý ghi chép đầy đủ về các nội dung trình bày của họ
để cân nhắc cần đặt câu hỏi như thế nào cho phù hợp. Tuy nhiên,
Kiểm sát viên cần chú ý hỏi những vấn đề mà họ trình bày chưa
rõ và còn có mâu thuẫn trong việc xác định lợi ích, nội dung việc
bồi thường thiệt hại và xác định tư cách tham gia tố tụng của họ.
Đây là hai nội dung mà trong thực tế nhiều vụ án do không xét
hỏi kỹ nên quyết định không đúng với quy định của pháp luật và
dẫn đến bản án bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
Ví dụ, Vụ án Lê Thế Quyết phạm tội vi phạm quy đinh
về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Ngô Quang Hùng sinh năm 1961 Ở Khu Tân Mỹ 11, thị
trấn Hữu Lũng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn là chủ xe
Ô tô BKS 12H 4120 thuê Lê Thế Quyết lái xe. Gần trưa
ngày 24. 10.2005 tại khi 63 + 500 quốc lộ 1A thuộc thị trấn
Chi Lăng thì gây tai nạn làm cháu học sinh chết. Tại Bản
án hình sự sơ thẩm số 10/2006/HSST ngày 14.3.2006 Toà
án nhân dân huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn áp dụng
khoản 1 Điều 202; điểm h, o, q khoản 1 Điều 46; Điều 60
BLHS xử phạt Lê Thế Quyết 9 tháng tù nhưng cho hưởng
án treo, thời gian thử thách là 15 tháng. Về hình sự, căn cứ
vào tính chất, mức độ, hậu quả của vụ án thì Toà án tuyên
như vậy là có căn cứ. Tuy nhiên, về trách nhiệm dân sự,
Kiểm sát viên và chủ toạ phiên toà chưa hỏi kỹ về trách
nhiệm bồi thường là của chủ xe hay của lái xe nên Toà án
đã buộc Ngô Quang Hùng (chủ xe) và Lê Thế Quyết (lái
xe) phải liên đới bồi thường cho nạn nhân 23 triệu đồng. Lẽ
ra, Kiểm sát viên phải căn cứ Điều 623 BLDS, điểm đ, mục
2 phần 111 của Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày
08.7.2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối
cao để xét hỏi kỹ về trách nhiệm bồi thường trong trường
hợp này là Ngô Quang Hùng. Bởi vì, Lê Thế Quyết đã được
chủ xe Ngô Quang Thường thuê lái xe và đã được trả tiền
công. Điểm đ của Nghị quyết trên đây ghi rõ: "Nếu B chỉ
được A thuê lái xe mô và được trả tiền công, có nghĩa B
không phải là người chiếm hữu, sử dụng xe mô đó mà A
vẫn chiếm hữu, sử dụng; do đó, A phải bồi thường thiệt hại .
Sau khi xét xử sơ thẩm, người đại diện hợp pháp của người
bị hại kháng cáo đề nghị tăng hình phạt tù đối bị cáo và
tăng mức bồi thường, còn Ngô Quang Hùng là chủ xe,
người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan kháng cáo đề nghị
giảm mức bội thường. Bản án phúc thẩm số 25/2006/HSPT
ngày 26.4.2006 của Toà án nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã y
án sơ thẩm. Do có những vi phạm về xác định trách nhiệm
bồi thường trong quá trình xét xử, nên vụ án này đã được
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cáo có quyết định .
kháng nghị số 281QĐ-VKSTC-V3 ngày 10. 11. 2006 đề nghị
Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm theo hướng
huỷ quyết định về bồi thường thiệt hại và án phí dân sự tại
Bản án hình sự phúc thẩm nêu trên và Bản án hình sự sơ
thẩm số 10/2006/HSST ngày 14.3.2006 của Toà án nhân
dân huyện Chi Lăng để xét xử lại theo đúng quy định của
pháp luật. Ngày 11.01.2007, Toà án nhân dân tối cao đã có
Quyết định số 03/2007/HS-GĐT Huỷ Bản án phúc thẩm số
25/2006/HSPT ngày 26. 4. 2006 của Toà án nhân dân tỉnh
Lạng Sơn và bản án sơ thẩm số 10/2006/HSST ngày
14.3.2006 của Toà án nhân dân huyện Chi Lăng về phần
Quyết định bồi thường thiệt hại và án phí dân sự giao hồ
sơ vụ án cho Toà án nhân dân huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng
Sơn xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy đinh của pháp luật(1)
c- Kỹ năng xét hỏi người làm chứng.
Trình tự thủ tục hỏi nguồn làm chứng đã được Bộ lu'?t
TTHS quy định tại Điều 211 về hỏi nguôi làm chứng như sau:
"1. Hội đồng xét xử phải hỏi riêng từng người làm chứng
và không để cho những người làm chứng khác biết được
nội dung xét hỏi đó.
(1) Nguồn hồ sơ tại VKNDTC
2. Khi hỏi người làm chứng, Hội đồng xét xử phải hỏi
về quan hệ giữa họ với bị cáo và các đương sự trong vụ
án. Chủ toạ phiên toà yêu cầu người làm chứng trình bày
rõ những tình tiết vụ án mà họ đã biết, sau đó hỏi thêm về
những điểm mà họ khai chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn.
Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của
đương sự có thể hỏi thêm người làm chứng.
3. Nếu người làm chứng là người chưa thành niên thì
chủ toạ phiên toà có thể yêu cầu cha, mẹ, người đỡ đầu
hoặc thầy giáo, cô giáo giúp đỡ để hỏi.
4. Sau khi đã trình bày xong, người làm chứng ở lại
phòng xử án để có thể được hỏi thêm.
5. Trong trường hợp cần thiết phải bảo đảm an toàn cho
người làm chứng và những người thân thích của họ, Hội
đồng xét xử phải quyết định thực hiện biện pháp bảo vệ
theo quy định của pháp luật'?
Để hiểu rõ các quy định trên đây của pháp luật, cần nghiên cứu
các nội dung sau đây:
Thứ nha.t, cần phải cách ly người làm chứng:
Trong số những người tham gia phiên toà: bị cáo, người bị hại,
nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người bào chữa, người bảo vệ
quyền lợi của đương sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan,
người đại diện hợp pháp thì bị cáo và người làm chứng là những
người mà lời khai của họ có ảnh hưởng với nhau, có trường hợp
giữa họ có mối quan hệ phụ thuộc nên rất có thể không khách
quan. Trong trường hợp đó cần có biện pháp cách ly để đảm bảo lời
khai của họ trước toà được khách quan chính xác.
Xuất phát từ động cơ, mục đích và mối quan hệ giữa người làm
chứng với nhau và giữa người làm chứng với bị cáo nên lời khai của
họ rất có thể không khách quan, nhất là khi họ biết được nội dung
lờ.i khai của nhau. Vì vậy, pháp luật quy định khi hỏi người làm
chứng phải cách ly họ coi đó là vấn đề bắt buộc. Thực tiễn xét xử
vừa qua, nhất là đối với các vụ án phức tạp, việc thực hiện biện
pháp cách ly người làm chứng khi xét hỏi đã góp phần làm cho việc
xét hỏi tại phiên toà được khách quan, làm rõ những vấn đề cần
chứng minh những tình tiết của vụ án, bảo đảm cho việc xét xử vụ
án được chính xác, kịp thời.
Tuy nhiên, cũng có nhiều vụ án, nhất là ở cấp quận, huyện chưa
thực hiện nghiêm túc quy định cách ly người làm chứng theo khoản
1 Điều 211 Bộ luật TTHS. Thậm chí có phiên toà sau khi hỏi người
làm chứng thì vẫn để họ ngồi trong phòng xử án và như vậy người
làm chứng nghe được lời khai của người làm chứng khác. Đối với các
Vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, nhất là giữa lời khai của các bị cáo,
lời khai của những người làm chứng có mâu thuẫn với nhau, thì việc
không cách ly người làm chứng khi xét hỏi họ làm cho vụ án càng trở
nên phức tạp. Nguyên nhân của tình hình trên đây có thể do các toà
án chưa đủ điều kiện nơi cách ly nhưng cũng có trường hợp do nhận
thức và trách nhiệm của Hội đồng xét xử, trong đó có cả Kiểm sát
viên. V vậy, khi xét hỏi người làm chứng Kiểm sát viên phải thực
hiện nghiêm túc các quy định tại khoản 1 Điều 2 1 1 Bộ luật TTHS và
yêu cầu Hội đồng xét xử cũng thực hiện nghiêm túc các quy định này.
Ví dụ, sau khi Kiểm sát viên đọc bản cáo trạng và trình bày ý kiến
bổ sung, theo quy định tại Điều 206 Bộ luật TTHS thì bắt đầu giai
đoạn xét hỏi, nếu chủ toạ phiên toà chưa thực hiện việc cách ly người
làm chứng (và cả bị cáo) thì Kiểm sát viên cần yêu cầu chủ toạ phiên
toà thực hiện việc cách ly họ theo đúng quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 4 Điều 2 1 1 Bộ luật TTHS
thì sau khi trả lời xong câu hỏi thì người làm chứng được ở lại
phòng xử án. Điều này cũng có nghĩa chỉ thực hiện việc cách ly
người làm chứng khi họ chưa được xét hỏi, sau khi xét hỏi người
làm chứng không phải cách ly nữa.
Thứ hai là hỏi người làm chứng về mối quan hệ giữa họ với' bị
cáo và những người có liên quan trong vụ án, yêu cầu họ trình bày
về những tình tiết liên quan đến vụ án mà họ biết.
Đây là 2 nội dung trọng tâm của việc hỏi người làm chứng.
Cũng như khi xét hỏi bị cáo, Kiểm sát viên cần chú ý theo dõi, ghi
chép các nội dung hỏi của Hội đồng xét xử và nội dung trả lời của
người làm chứng. Nếu xét thấy người làm chứng trả lời chủ toạ
phiên toà chưa đầy đủ thì Kiểm sát viên có thể hỏi thêm người làm
chứng, yêu cầu người người làm chứng tiếp tục trả lời những tình
tiết mà họ biết nhưng chưa trả lời chủ toạ phiên toà. Ngoài những
nội dung mà người làm chứng đã trả lời chủ toạ, nếu thấy những
nội dung nào chưa rõ mà có liên quan đến việc đánh giá chứng cứ
của vụ án thì Kiểm sát viên có thể đặt câu hỏi với người làm chứng
để họ trả lời. Đây là những quy định mới của Bộ luật TTHS so với
trước đây. Quy định mới này là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
Kiểm sát viên tiếp tục xét hỏi những tình tiết mà Hội đồng xét xử
chưa đề cập, đồng thời đây cũng là trách nhiệm của Kiểm sát viên
trong việc đấu tranh làm rõ sự thật của vụ án.
Trong trường hợp lời khai của người làm chứng mâu thuẫn với
lời khai của bị cáo, mâu thuẫn với chính lời khai của mình trước
đây, hoặc mâu thuẫn với những người có quyền và nghĩa vụ liên
quan thì Kiểm sát viên yêu cầu người làm chứng giải thích sự mâu
thuẫn đó. Đồng thời, Kiểm sát viên có thể tự mình hoặc yêu cầu
Hội đồng xét xử công bố các lời khai trước đây tại Cơ quan điều tra
hoặc tại Viện kiểm sát nhân dân.
Trong trường hợp người làm chứng khai báo không trung thục
hoặc từ chối việc khai báo, thì Kiểm sát viên cần giải thích cho họ
biết về quyền và nghĩa vụ của người làm chứng trước toà. Nếu họ
cố tình không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về trách
nhiệm khai báo thì có thể xử lý theo quy định của pháp luật.
Thứ ba là yêu cầu của việc hỏi người làm chứng là người chưa
thành niên.
Thực tiễn xét xử cho thấy có nhiều trường hợp người làm chứng
là người chưa thành niên, trong đó có nhiều trường hợp dưới 16 tuổi.
Người làm chứng ở độ tuổi này khi có mặt tại phiên toà thường sợ sệt,
không làm chủ bản thân mình, mất bình tĩnh và do vậy rất có thế
khai báo không chính xác. Vì vậy, trong các trường hợp này Kiểm sát
viên phải động viên họ bình tĩnh trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét
xử đặt ra. Trong trường hợp họ vẫn sợ sệt, thiếu bình tĩnh, trả lời
không chính xác thì Kiểm sát viên có thể đề nghị Hội đồng xét xử yêu
cầu cha, mẹ, người đỡ đầu hoặc thầy giáo, cô giáo giúp đỡ. Như vậy,
không phải bất cứ người làm chứng nào là người chưa thành niên đều
bắt buộc yêu cầu cha, mẹ, người đỡ đầu hoặc thầy giáo, cô giáo giúp
đỡ, mà chỉ áp dụng biện pháp trên khi người làm chứng đó mất bình
anh, khai báo không đúng sự thật. Vì vậy, khoản 3 Điều 211 Bộ luật
TTHS chỉ quy định "có thê ' yêu cầu. . . chứ không phải bắt buộc.
Tuy nhiên, Điều luật chỉ quy định những người này chỉ làm
nhiệm vụ "giúp đỡ' người chưa thành niên khai báo tại phiên toà,
chứ không thể trả lời thay người làm chứng là người chưa thành
niên được. Do vậy, không được dùng lời khai của cha, mẹ, người đỡ
đầu, hoặc thầy giáo, cô giáo thay cho người làm chứng. Nếu phát
hiện các trường hợp như vậy thì Kiểm sát viên cần lưu ý Hội đồng
xét xử đảm bảo đúng pháp luật. Chúng tôi đồng ý với tác giả Đinh
Văn Quế Chánh Toà hình sự Toàn án nhân dân tối cao: "Khi hỏi
người làm chứng, Kiểm sát viên phải hỏi vì sao họ lại biết được tình
tiết đó, nếu họ không trả lời được vì sao lại biết thì lời khai của
người làm chứng đó không được làm chứng cú '(l).
Thứ tư là có biện pháp bảo vệ an toàn cho người làm chứng.
Thực tiễn xét xử cho thấy có nhiều trường hợp người làm
chứng, người thân thích của họ bị đe doạ, hành hung thậm chí
hành hung tại phiên toà, làm mất trật tự xã hội. Vì vậy, việc bảo
vệ an toàn cho người làm chứng là nhiệm vụ của Hội đồng xét xử.
Bởi vậy, khoản 5 Điều 2 1 1 Bộ luật TTHS có quy định mới là Hội
đồng xét xử có biện pháp để bảo vệ người làm chứng. Do vậy, Kiểm
sát viên cần chú ý yêu cầu Hội đồng xét xử có biện pháp bảo đảm
an toàn cho người làm chứng khi sự an toàn của họ bị đe doạ.
Điều 10 Quyết định số 810120061QĐ-BCA-Cii ngày
04.7.2006 của Bộ Công an về Quy trình bảo vệ phiên toà
đã quy định:
"1. Việc dẫn giải người làm chứng đến phiên toà thực
hiện như sau: Tổ chức dẫn giải người làm chứng đến phiên
toà (chú ý không được khoá tay, xích chân người làm
chứng). Khi đến nơi xét xử, đưa người làm chứng vào khu
vực riêng và chỉ đưa người làm chứng ra trước toà khi có
yêu cầu của Hội đồng xét xử. . .
3. Trường hợp người làm chứng ớ xa nơi xét xử, thời
gian dẫn giải phải qua đêm thì trước khi dẫn giải, đơn vi
Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp phải trao đổi thống nhất
với Toà án về việc bố trí phương tiện dẫn giải, nơi ăn, nghi
cho người làm chứng'?
d. Kỹ năng hỏi người giám định
Điều 215 Bộ luật TTHS quy định:
"1. Người giám định trình bày kết luận của mình về vấn
đề được giao giám định.
2. Tại phiên toà, người giám định có quyền giải thích bổ
sung trên cơ sở kết luận giám định.
3. Nếu người giám định vắng mặt, thi chủ toạ phiên toà
công bố kết luận giám định.
4. Kiểm sát viên, người bào chữa và những người khác
tham gia phiên toà có quyền nhận xét về kết luận giám
(1) Tạp chí Kiểm sát số 8-4/2006, tr.9
định, được hỏi những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu
thuẫn trong kết luận giám định.
5. Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử quyết định
giám định bổ sung hoặc giám định làm
Theo quy định trên đây thì tuy luật không bắt buộc người giám
định phải có mặt tại phiên toà, nhưng nhiều vụ án, nhất là các vụ
án phức tạp người giám định phải có mặt không chỉ để trình bày
kết luận mà còn phải giải thích bổ sung và trả lời các câu hỏi của
những người tham dự phiên toà đặt ra. Do vậy, nếu xét thấy sự có
mặt của người phiên dịch là cần thiết để trình bày kết luận giám
định và giải thích bổ sung mà Hội đồng xét xử không triệu tập, thì
Kiểm sát viên có quyền đề nghị Hội đồng xét xử triệu tập người
giám định tại phiên toà.
Nếu người giám định có mặt tại phiên toà, sau khi chủ toạ
phiên toà yêu cầu, người giám định phải trình bày nguyên văn bản
giám định mà mình được giao nhiệm vụ giám định.
Sau khi trình bày bản giám định, nếu xét thấy cần thiết, giám
định viên có quyền giải thích bổ sung nhưng phải trên cơ sở bản
giám định. Nghĩa là, người giám định chỉ được giải thích làm rõ
hơn những vấn đề mà bản giám định đã kết luận. Trong trường
hợp người giám định vắng mặt thì chủ toạ phiên toà công bố bản
giám định.
Kiểm sát viên, Hội đồng xét xử, người bào chữa có quyền nhận
xét bản giám định và có quyền hỏi Giám định viên về những nội
dung chưa rõ hoặc còn mâu thuẫn. Kiểm sát viên chỉ hỏi người
giám định về những căn cứ khoa học của những quyết định giám
định. Người giám định phải trả lời theo yêu cầu của Hội đồng xét
xử Tuy nhiên, việc Hội đồng xét xử hỏi Giám định viên chỉ được
tiến hành sau khi Giám định viên đã trình bày bản giám định và
giải thích bổ sung.
Trong trường hợp người giám định trả lời không rõ và mâu
thuẫn với các chứng cứ khác của vụ án, qua ý kiến của những
người tham dự phiên toà, nếu xét thấy việc giám định chưa khách
quan và không mang tính thuyết phục, có thể ảnh hưởng đến việc
xác định sự thật của vụ án, thì Kiểm sát viên có thể đề nghị Hội
đồng xét xử quyết định giám định lại hoặc giám định bổ sung.
Trong trường hợp này thì phải hoãn phiên toà để giám định lại
hoặc giám định bổ sung.
Ví dụ, Vụ án "cha hay ông ngoại" ở Tiền Giang.
Giữa năm 1998, cô con gái ông T chưa tròn 16 tuổi
bỗng nhiên có thai. Bà ngoại đã đưa cháu đi khám bệnh
thì được biết cháu này đã mang thai tuần thứ 23 và sau đó
việc phải đến đã đến, cháu gái này đã sinh được một cháu
trai. Bà ngoại gặng hỏi mãi thì được biết có một anh chàng
hàng xóm nhiều lần cưỡng bức làm cô có bầu. Thế rồi ông
T đã có đơn tố cáo với cơ quan chức năng. Tuy nhiên, vấn
đề càng trở nên phức tạp khi bà con hàng xóm với ông T
lại xì xầm rằng chính ông T mới là tác giả của đứa bé trai
kia. Và lúc đó Cơ quan điều tra tỉnh Tiền Giang đã vào
cuộc và vụ án giao cấu với trẻ em được khởi tố để điều tra.
Cuối năm ~999, Cơ quan điều tra Tiền Giang đã trưng cầu
Phân viện khoa học hình sự Bộ Công an, kết quả xác định
ông T chính là cha đứa trẻ. Thế nhưng, ông T một mực
kêu oan và nạn nhân cũng khắng định cha mình không có
hành vi loạn luân ấy.
Vấn đề càng trở nên phức tạp khi Viện kiểm sát tỉnh
trưng cầu Tổ chức Giám định pháp y trung ương Bộ Y tế.
Kết quả hoàn toàn trái ngược so với lần giám định đầu tiên,
tác giả của bi kịch này chính là anh hàng xóm nọ mà nạn
nhân đã tố cáo, còn ông T lại bình yên vô sự và trút được
gánh nặng của vòng lao lý.
Tuy nhiên, vấn đề không dừng lại mà Bộ Công an đã
vào cuộc và trưng cầu giám đinh lại lần ba. Để bảo đảm,
thận trọng, khách quan và chính xác, thành phần giám
định lần này có đại diện của Viện Y pháp trung ương, Y
pháp quân đội và Viện khoa học hình sự Bộ Công an.
Nhưng kết quả giám định lần này lại trái ngược kết quả
giám định lần hai - xác định ông T là cha đứa trẻ. Trên cơ
sở các căn cứ này, Viện kiểm sát đã truy tố ông T về tội
giao cấu với trẻ em và Toà án Tiền Giang đã phạt ông T 3
năm tù về tội theo Điều 115 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên,
ông T đã khiếu nại bản án và cho rằng giám định lần ba là
không khách quan. Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối
cao đã quyết đinh huỷ án sơ thẩm để điều tra xét xử lại.
Sau đó, Toà án Tiền Giang tiếp tục xét xử lần hai và tiếp
tục kết án ông T một lần nữa, bản án ấy lại bị huỷ để điều
tra xét xử lại. Cơ quan điều tra Tiền Giang tiếp tục trưng
cầu Viện khoa học Bộ Công an giám định thuần thứ tư. Kết
quả ông T chính là cha đứa trẻ và bị Toà án Tiền Giang
phạt ông T một năm tù.
Giữa năm 2006, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối
cao đã xét xử phúc thẩm theo đơn kháng cáo của ông ~
Để bảo đảm thận trọng, khách quan, Toà phúc thẩm đã
cho hoãn xử để trưng cầu giám đinh lại. Tuy nhiên, ngày
22. 3. 200 7 Bộ Y tế đã khẳng định 4 lần giám đinh trước đây
không có giá trị pháp lý vì cả 4 lần giám đinh không có
quyết định thành lập Hội đồng giám đinh của người có
thẩm quyền. Và câu chuyện giám định của vụ án này lại
tiếp tục bước sang giai đoạn mới. Sắp tới Bộ Y tế sẽ thành
lập Hội đồng giám định mới bao gồm các chuyên gia hàng
đầu trong inh vực giám định của Viện Pháp y quân đội,
Viện Khoa học hình sự BỘ Công an, Viện Pháp y quốc gia,
Viện Công nghệ sinh học để làm rõ ai là cha đứa trẻ này
Như vậy, vụ án phải kéo dài gần 10 năm cũng do nguyên
nhân của vấn đề giám định(1)
đ.Kỹ năng xem xét vật chứng và xem xét tại chỗ
Điều 212 BỘ luật TTHS quy định:
"1. Vật chứng, ảnh hoặc biên bản xác nhận vật chứng
được đưa ra để xem xét tại phiên toà.
Khi cần thiết, Hội đồng xét xử có thể cùng với Kiểm sát
viên, người bào chữa và những người khác tham gia phiên
toà đến xem xét tại chỗ những vật chứng không thể đưa
đến phiên toà được. Việc xem xét tại chỗ phải được lập
biên bản theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này.
2. Kiểm sát viên, người bào chữa và những người khác
tham gia phiên toà có quyền trình bày những nhận xét của
mình về vật chứng. Hội đồng xét xử có thể hỏi thêm về
những vấn đề có liên quan đến vật chứng'?
Điều 213 BỘ luật TTHS quy định:
"Nếu xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể cùng
với Kiểm sát viên, người bào chữa và những người khác
tham gia phiên toà đến xem xét nơi đã xảy ra tội phạm
(1) Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh ngày 08.6.2007
hoặc những địa điểm khác có liên quan đến vụ án. Kiểm
sát viên, người bào chữa và những người khác tham gia
phiên toà có quyền trình bày nhận xét của minh về nơi đã
xảy ra tội phạm hoặc những địa điểm khác có liên quan
đến vụ án..."
Trong quá trình xét xử việc tổ chức xem xét vật chứng và xem
xét tại chỗ nơi xảy ra vụ án nhằm giúp cho Hội đồng xét xử đánh
giá một cách khách quan các tình tiết của vụ án. Đối với các vụ án
có vật chứng như giao, kẻo, gậy, cuốc, bản ảnh chụp hiện trường,
chụp các vết thương, ảnh chụp nạn nhân . . . nếu Chủ toạ phiên toà
chưa đưa ra xem xét tại phiên toà, thì Kiểm sát viên đề nghị Hội
đồng xét xử đưa các vật chứng ra tại phiên toà để những người
tham dự phiên toà xem xét, đánh giá, nhận xét.
Đối với các vật chứng có kích thước cồng kềnh, không thể đưa
tới phiên toà được như: các loại xe ôm, máy kéo, các loại máy móc
khác... thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà Kiểm sát viên đề nghị
Hội đồng xét xử tổ chức đến xem xét trực tiếp.
Đối với các vụ án có hiện trường như vi phạm quy định về điều
khiến phương tiện giao thông đường bộ, các vụ án giết người . . . qua
xét xử nếu thấy cần xem xét tại chỗ, thì Kiểm sát viên đề nghị Hội
đồng xét xử tổ chức cho những người tham gia phiên toà đến nơi
xảy ra vụ án để xem xét đanh giá tại chỗ nơi xảy ra vụ án.
Ví dụ, Vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông tại đường Láng - Hoà Lạc.
Tại phiên toà có người làm chứng khai răng do xe chạy
quá tốc độ nên xe Ô tô đâm vào xe đạp của hai cháu Phạm
Phương Linh và Phạm Anh Thư, sau đó đâm tiếp vào cột
mốc rồi bay ra ruộng lúa 30m. Vấn đề đặt ra ở đây là: Nếu
có việc mô bay trên không sau khi đã gây tai nạn thì giữa
mặt đường và ruộng lúa phải có sự chênh lệch về độ cao
rất lớn. Tuy nhiên, với bản vẽ của cơ quan điều tra thì chưa
thể hiện rõ. Do vậy, Kiểm sát viên đã đề nghị Hội đồng xét
xử cho hoãn phiên toà để trực tiếp xem xét lại nơi xảy ra
vụ án về chiều cao giữa mặt đường và mặt ruộng ra sao.
Sau khi xem xét trực tiếp cho thấy giữa mặt đường và
ruộng lúa tuy có chênh lệch nhưng không lớn và được hình
thành bờ taluy thoai thoải. Với hiện trường như vậy khẳng
định chiếc xe Ô tô sau khi đâm vào cột mốc tiếp tục chạy
một đoạn xuống dốc đến tận ruộng lúa rồi mới dừng hẳn.
Với cách quan sát trực tiếp này cho Kiểm sát viên nhận
xét Chiếc ô tô sau khi gây tai nạn không thể "bay" như
một số lời khai tại phiên toà(1)
III. KỸ NĂNG TRANH LUẬN Tại PHIÊN TOÀ CỦA
KIỂM SÁT VIÊN
1. Khái niệm tranh luận trong tố tụng hình sự
Tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên toà không chỉ là nhiệm
vụ quan trọng của Kiểm sát viên mà còn là nhiệm vụ trung tâm
của phiên Toà, là giai đoạn trung tâm của quá trình diễn ra những
quan điểm đánh giá chứng cứ giữa bên buộc tội và gỡ tội và những
người tham gia phiên toà. Đây cũng là giai đoạn biểu hiện tập
trung nhất về ý kiến tranh luận của Kiểm sát viên và những người
tham gia phiên toà về các tình tiết của vụ án. Tranh luận cũng là
hình thức biểu hiện tính dân chủ, công bằng của cải cách tư pháp
hiện nay. Thực tiễn hoạt động tranh luận tại các phiên toà vừa qua
nhất là trong những năm gần đây đã góp phần quan trọng làm cho
phiên toà sôi động, dân chủ và khách quan hơn, phán quyết của
Toà án ngày càng đảm bảo chính xác hơn. Tuy nhiên, đây là hoạt
động vẫn còn nhiều tồn tại, thiếu sót, dẫn đến nhiều vụ án chưa
được xét xử khách quan, xâm phạm quyền dân chủ của công dân.
Do vậy, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về Cải cách tư
pháp trong thời gian tới là "Nâng cao chất lượng tranh tụng tại các
phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp".
Vậy tranh tụng là gì?
Theo Từ điển luật học thì tranh tụng “Là các
hoạt động tố tụng được thực hiện bởi các bên tham gia những (bên
buộc tội và bên bị buộc tội) có quyền bình đẳng với nhau trong việc
thu thập, đưa ra chứng cứ để bảo vệ các quan điểm và lợi ích của
mình, phản bác lại các quan điểm và là ích của phía đôi lập. Tranh
tụng tại Toà là những hoạt động tô tụng được tiến hành tại phiên Toà
xét xử bởi hai bên tham gia tô/tụng, nhằm bảo vệ y kiến, luận điểm
của mỗi bên và bác bỏ ý kiên, luận điểm của phía bên kia, dưới sự
điều khiển, quyết định của Toà án với vai trò trung gian trọng tài"(2).
Thể chế quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về tranh
tụng, Bộ luật TTHS năm 2003 đã quy định tại Chương XXI về
Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC.
Viện KHPL-Bộ Tư pháp, Từ điển luật học-NXB TP, H 2006, tr.808
tranh luận tại phiên toà.
Vậy tranh luận là gì? Theo Từ điển tiếng Việt thì "tranh luận
là bàn cãi để tìm ra lẽ phải"(1).
Khi đề cập về khái niệm, Tài liệu tập huấn của Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao về kỹ năng đối đáp, tranh luận của Kiểm sát
viên. . . ghi: "Tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên toà sơ thẩm về
hình sự là sự trả là lại, sự bàn cãi giữa Kiểm sát viên với bị cáo,
người bào chữa và những người tham gia tôltụng khác nhằm làm
rõ sự thật khách quan về mọi tình tiết buộc tội, tăng nặng, giảm
nhẹ của vụ án, giúp cho Hội đồng xét xử ra một bản án đúng người,
đúng tội đúng pháp luật"(2).
Như vậy, tranh luận là các bên (Kiểm sát viên và những người
tham gia những) đưa ra các quan điểm về giải quyết vụ án, nhằm
làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. Hay nói cách khác, tranh luận
không chỉ là "được thua" mà cái quan trọng là thông qua đó để làm
rõ sự thật, làm rõ các tình tiết của vụ án.
Vậy tranh luận gồm các nội dung gì? Theo quy định tại Chương
XXI Bộ luật TTHS thì tranh luận bao gồm:
- Kiểm sát viên trình bày lời luận tội (Điều 217 Bộ luật TTHS);
- Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng trình
bày ý kiến về luận tội của Kiểm sát viên (Khoản 2,3 Điều 217 BỘ
luật TTHS);
- Đối đáp giữa Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng
tại phiên toà (Điều 218 Bộ luật TTHS);
- Nếu qua tranh luận mà thấy cần xem xét thêm về chứng cứ
thì Hội đồng xét xử có thể quyết định trở lại phần xét hỏi, xét hỏi
xong phải tiếp tục tranh luận (Điều 219 Bộ luật TTHS).
Như vậy, để thực hiện tốt việc tranh luận, các Kiểm sát viên
cần chú ý làm tốt hai nội dung quan trọng là trình bày lời luận tội
và đối đáp với những người tham gia tô/tụng.
(l) Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Năng, 1998, tr. 327, 989.
(2) viện Kiểm sát nhân dân tối cao: Tài liệu tập huấn của về kỹ năng đối đáp,
tranh luận của Kiểm sát viên, tr.4.
2. Kỹ năng trình bày lời luận tội của Kiểm sát viên.
Điều 217 Bộ luật TTHS quy định về trình tự phát biểu khi tranh luận:
"1. Sau khi kết thúc việc xét hỏi tại phiên toà, Kiểm sát
viên trinh bày lời luận tội, đề nghị kết tội bị cáo theo toàn
bộ hay một phần nội dung cáo trạng hoặc kết luận về tội
nhẹ hơn; nếu thấy không có căn cứ để kết tội thì rút toàn
bộ quyết định truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố
bị cáo không phạm tội.
Luận tội của Kiểm sát viên phải căn cứ vào những tài
liệu chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên toà và ý kiến của
bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương
sự và những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà.
2. Bị cáo trình bày lời bào chữa, nếu bị cáo có người
bào chữa thi người này bào chữa cho bị cáo. Bị cáo có
quyền bổ sung ý kiến bào chữa.
3. Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người
đại diện hợp pháp của họ được trình bày ý kiến để bảo vệ
quyền và lợi ích của mình; nếu có người bảo vệ quyền lợi
cho họ thì người này có quyền trình bày, bổ sung ý kiến .
Để thực hiện tốt việc tranh luận, Kiểm sát viên cần lưu ý các
nội dung sau đây:
a- Bổ sung, chỉnh lý bản luận tội
Như phần trên đã trình bày, dự thảo bản luận tội đã được Kiểm
sát viên chuẩn bị sau khi nghiên cứu hồ sơ và báo cáo Lãnh đạo
Viện Kiểm sát. Thực tiễn truy tố, xét xử nhiều vụ án cho thấy,
trong quá trình xét hỏi, đấu tranh tại phiên toà nhiều tình tiết của
vụ án mới được làm sáng tỏ. Do vậy, Kiểm sát viên phải tập trung
ghi chép những tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên toà:
lời khai nhận tội của bị cáo, lời khai của người bị hại, người làm
chứng, ý kiến của người bào chữa, ý kiến của người giám định...để
sửa đổi, bổ sung dự thảo luận tội của mình. Ví dụ, tại Cơ quan điều
tra bị cáo không nhận tội nhưng tại phiên toà bị cáo nhận tội,
người làm chứng khai về về các tình tiết phạm tội phù hợp với bị
cáo và lời khai người bị hại . . . thì Kiểm sát viên phải chỉnh sửa cho
phù hợp và cần có viện dẫn những chứng cứ này để chứng minh.
Trong trường hợp này luận tội của Kiểm sát viên cần bổ sung câu:
"Tại phiên toà hôm nay, trước các bằng chứng không thể chối cãi
được, bị cáo đã nhận tội về hành vi phạm tội của mình. Đồng thời,
lời nhận tội của bị cáo tại phiên toà phù hợp với lời khai người làm
chứng, người bị hại và các chứng cứ khác. Do vậy, có căn cứ khẳng
định . . .". Đây là yêu cầu rất quan trọng của Kiểm sát viên khi thực
hành quyền công tố. Thực tiễn vừa qua có nhiều Kiểm sát viên đã
thực hiện tốt yêu cầu trên đây.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp, trong quá trình xét xử, có Kiểm
sát viên không chú ý ghi chép các tình tiết xảy tại phiên toà nên
không bổ sung đầy đủ vào bản luận tội. Vì vậy, có bản luận tội khi
Kiểm sát viên trình bày tại phiên toà không những thiếu tính
thuyết phục mà còn có lúc gây cười cho những người tham dự phiên
toà Ví dụ, Khi chuẩn bị luận tội, 'Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ
vụ án thấy bị cáo không nhận tội, mặc dù có đủ căn cứ buộc tội nên
dự thảo luận tội có ghi: "Trước phiên toà hôm nay, mặc dù trước
những bằng chứng không thểchôí cãi được nhưng bị cáo vẫn ngoan
cô chói tội. Chứng tỏ bị cáo không thành khẩn ăn năn hối cải, cho
nên không có căn cứ đểxétgiảm nhẹ cho bị cáo...". Tuy nhiên, tại
phiên toà bị cáo đã nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình,
nhưng Kiểm sát viên không chú ý ghi chép để chỉnh sửa dự thảo
luận tội mà đọc nguyên văn dự thảo đã được chuẩn bị từ trước.
Trong trường hợp sau khi xét hỏi có căn cứ cho rằng bị cáo chỉ
phạm tội một phần như cáo trạng nêu hoặc phạm tội nhẹ hơn thì
Kiểm sát viên có quyền kết luận và phải chịu trách nhiệm về kết luận
của mình. Sau khi phiên toà kết thúc, Kiểm sát viên phải báo cáo
ngay với Viện trưởng cấp mình về căn cứ, lý do kết luận của mình.
Khoản 2 Điều 23 Quy chế SÔÍ21/20041QĐ-VKSTC
quy định:
"2. Tại phiên toà Kiểm sát viên phải ghi chép những tài
liệu, chứng cứ đã được kiểm tra và ý kiến của bị cáo, người
bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và những
người tham gia tố tụng khác để bổ sung và sửa chữa bản
dự thảo luận tội.
Sau khi kết thúc việc xét hỏi Kiểm sát viên trình bày
luận tội, đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần
nội dung cáo trạng hoặc kết luận về tội nhẹ hơn. Luận tội
của Kiểm sát viên chỉ căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ
đã được kiểm tra tại phiên toà .
Như vậy, việc bổ sung, chỉnh sửa bản luận tội sau khi xét hỏi
là việc làm cần thiết và vô cùng quan trọng. Vấn đề này không chỉ
liên quan đến quan điểm, đường lối truy tố của Viện kiểm sát mà
còn ảnh hưởng đến tính khách quan và tính hợp pháp của bản án
của Hội đồng xét xử, liên quan đến tính dân chủ, công bằng và dư
luân xã hội đối với việc giải quyết vụ án. Vì vậy, việc chỉnh sửa, bổ
sung bản luận tội, rút bớt một phần nội dung cáo trạng hay đề nghị
tuyên bị cáo không phạm tội. . . cần phải được Kiểm sát viên xem
xét một cách thận trọng, với tinh thần vô tư, khách quan và với
phương châm là không để lọt người phạm tội đồng thời không làm
oan người vô' tội. Vì vậy, đối với các trường hợp còn băn khoăn,
chưa yên tâm thì trước khi đưa ra quyết định cần chủ động đề nghị
Hội đồng xét xử cho tạm hoãn phiên toà để Kiểm sát viên tiến
hành kiểm tra xem xét một cách thận trọng, khách quan.
Một vấn đề cần lưu ý là trong quá trình xét hỏi tại phiên toà,
bị cáo, người bị hại, người làm chứng, nguyên đơn, bị đơn dân sự
và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có thể đưa ra các
tài liệu, những ý kiến phản bác nội dung bản cáo trạng. Do vậy,
trong phần chỉnh sửa, bổ sung bản luận tội Kiểm sát viên cần xem
xét đưa ra ý kiến lập luận của mình về đồng tình hay phản bác với
những ý kiến đó vào bản luận tội. Khi đưa ra lập luận của mình về
phản bác hay đồng tình với các quan điểm của bị cáo, người bào
chữa và những người tham gia phiên toà, Kiểm sát viên cần chú ý
phân tích, đánh giá chứng cứ và viện dẫn chứng cứ để chứng minh
luận điểm của mình một cách khoa học và khi kết luận cần trên cơ
sở chứng cứ và các quy định của pháp luật, đảm bảo kết luận đó
phải có tính thuyết phục, thực sự là bản luận tội thấu tình đạt lý,
tâm phục khẩu phục.
b- Kỹ năng trình bày luận tội
Bản dự thảo luận tội đã được chuẩn bị từ trước khi vụ án được
quyết định đưa ra xét xử và được chỉnh sửa trong quá trình xét xử.
Do vậy, phần này không đề cập đến nội dung bản luận tội mà chỉ
đề cập đến kỹ năng trình bày lời luận tội.
Bản luận tội dù được chuẩn bị kỹ, nhưng tính thuyết phục lại
nó cũng phụ thuộc một phần rất lớn vào kỹ năng trình bày của
Kiểm sát viên. Nếu theo quy định tại Điều 206 Bộ luật TTHS
"Trước khi tiên hành xét hỏi, Kiểm sát viên đọc bản cáo trạng" thì
Điều 217 BỘ luật TTHS quy định: "Sau khi kết thúc việc xét hỏi tại
phiên toà, Kiểm sát viên trình bày lời luận tội...". Như vậy, về
nguyên tắc, khác với bản cáo trạng là Kiểm sát viên đọc, còn đối
với lời luận tội thì Kiểm sát viên phải trình bày. Kỹ năng trình bày
luận tội là nghệ thuật trình bày lời nói hay, ý tứ đẹp và phải có
phong cách, ứng xử hợp lý của Kiểm sát viên. Kỹ năng trình bày
lời luận tội về nguyên tắc nên quán triệt và thực hiện như đối với
kỹ năng đọc cáo trạng đã trình bày ở Mục I.2 Chương này và lưu ý
đến những điều cần làm và những điều cần tránh như khi đọc cáo
trạng. Tuy nhiên, như trên đã đề cập, việc trình bày lời luận tội có
những đặc thù riêng, vì vậy, khi trình bày lời luận tội, Kiểm sát
viên cần chú ý các nội dung sau:
Thứ nhất, nghệ thuật trình bày lời nói hay là khi trình bày lời
luận tội Kiểm sát viên phải phải sử dụng phương pháp nói có sức
truyền cảm, làm cho người nghe cảm thấy thích thú, cuốn hút.
Giọng nói là phương tiện quan trọng nhất trong quá trình thực
hiện kỹ năng luận tội. Muốn vậy, Kiểm sát viên phải biết cách sử
dụng ngữ điệu, giọng nói để biểu lộ tình cảm của mình đối với
người nghe phù hợp với nội dung trình bày như: lòng căm thù, tức
giận, sự đau khổ, thương tiếc, hoặc là lúc diễn tả sự vui mừng,
phấn khởi, hoặc lúc mỉa mai chế giễu . . . Có thể cùng nội dung như
nhau nhưng người nào biết cách sử dụng giọng nói cho phù hợp
thì sẽ thu hút người nghe hơn người trình bày không biết sử dụng
ngữ điệu. Nhìn chung muốn cho giọng nói cuốn hút khi trình bày
lời luận tội, Kiểm sát viên phải có giọng nói to vang và khoẻ. Nếu
người nào có giọng nói nhỏ, lí nhí thì không thể hoàn thành trọng
trách là người thực hành quyền công tố tại Toà. Nếu có điều kiện,
Kiểm sát viên nên dùng máy ghi âm để ghi lại cuộc nói chuyện
của mình về trình bày lời luận tội, sau đó, kiểm tra lại xem giọng
của mình có to quá hay nhỏ quá, nhanh hay chậm như thế nào.
Qua kiểm tra có thể điều chỉnh cho hợp lý về tốc độ cũng như âm
lượng giọng nói.
Ví dụ, Khi trinh bày lời luận tội đối với vụ án Là Văn Can
cùng đồng bọn (4 7 bị cáo) phạm tội mua bán trái phép các
chất ma túy, mua bán trái phép vũ khí quân dụng xảy ra ở
các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Vun Phúc, Thái
Nguyên, Sơn La, trong đó có đoạn: Tính chất đặc biệt
nghiêm trọng của vụ án còn thể hiện ở chỗ ma tuý và súng
quân dụng là những loại hàng hoá Nhà nước nghiêm cấm
mọi hoạt động sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển
trái phép vì như vậy chẳng những gây nguy hiểm đến an
ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, mà còn làm suy kiệt
giống nòi, trực tiếp gây ra hiểm hoạ HIV và là nguyên nhân
của nhiều loại tội phạm khác. Hiện nay, trên 80% các vụ
án hình sự đã xảy ra trong thời gian qua đều liên quan đến
nguyên nhân từ ma túy. Nhiều vụ án cướp của, giết người
mà người phạm tội đã sử dụng vũ khí để chiếm đoạt tiền
để mua ma túy về sử dụng . . . Chính vì lẽ đó mà các tội
phạm về ma túy và những người thực hiện tội phạm đó đều
bị cả xã hội lên án, ngay cả đối với những người thân trong
gia (fnh các bị can nếu có lương tâm và trách nhiệm cũng
phải tỏ thái độ căm giận. Đòi hỏi các cơ quan pháp luật
phải có biện pháp trừng trị nghiêm khắc. Đây là câu nói
trinh bày về tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội
và tác hại của hành vi đó đối với gia đình, xã hội và tính
phải chịu trừng phạt của hành vi phạm tội. Do vậy, để biểu
lộ tinh cảm khi trình bày nội dung này Kiểm sát viên cần
sử dụng giọng cao, to và chú ý nhấn mạnh những từ cuối
câu nhằm thu hút sự chú ý của những người tham gia
phiên toà về lòng căm phẫn của họ đối với loại hành vi
phạm tội đặc biệt nguy hiểm này(1).
Ngược lại, nếu lời luận tội có nội dung nói về những mất mát,
thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra thì ngữ điệu được sử dụng
trong trường hợp này phải phù hợp.
Ví dụ, Lời luận tội vụ án Nguyễn Trung Dũng cùng đồng
bọn phạm tội giết người (vụ án cơm tù) xảy ra tại xã Hồng
Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc, thỉnh Bình Thuận có đoạn
ghi. Thử hỏi một cơ thể gầy guộc yếu đuối của một ông già
tuổi ngót 60 làm sao có thể chịu đựng nổi trận mưa đòn
của cả người đàn ông, thanh niên to khoẻ cùng đồng bọn
tấn công quyết liệt. Cái chất oan nghiệt của ông Hương
không chỉđểlại sự đau thương mất mát cho gia đình người
bị hại, sự thương tiếc vô hạn của họ hàng, thân thích, bạn
hữu xa gần mà còn để lại sự phẫn nộ bất bình cao độ trong
dư luận xã hội, trong trái tim của biết bao con người cùng
cảnh ngộ cũng là nạn nhân của nạn cơm tù mà trong thời
gian qua họ chưa có cơ hội để tỏ bày. Đồng thời, cái chết
của ông Hương cũng để lại những nỗi niềm thương tiếc, sự
cảm thông sâu sắc của cộng đồng xã hội. Để tỏ lòng cảm
thông chia sẻ với gia đình nạn nhân về những đau thương
(1) Nguồn hồ sơ vụ án tại VKSNDTC
mất mát do hành vi phạm tội gây ra, khi trình bày nội dung
này Kiểm sát viên cần sử dụng chất giọng trầm và nói
chậm, thong thả. Như vậy, sẽ thu hút sự chú ý của người
nghe, nhất là đối với những người đại diện cho phía người
bị hại có mặt tại phiên toà.
Kiểm sát viên chú ý nói rõ ràng, mạch lạc, có lúc lên trầm
xuống bổng, tránh nói nhỏ, nói nhanh. Đối với những vấn đề quan
trọng như khi đề cập đến hành vi phạm tội, lời nhận tội của bị cáo,
hậu quả xảy ra . . . thì Kiểm sát viên cần nói to hơn, chậm hơn để
nhấn mạnh nhằm gây sự chú ý của người nghe.
Tuy nhiên, đối với các quy định của pháp luật, những tình tiết
được bổ sung cần bảo đảm tính chính xác, thì Kiểm sát viên có thể
đọc nhưng chú ý đọc chậm, rõ ràng, mạch lạc kết hợp với giải thích
thêm cho rõ từng vấn đề.
Thực tiễn cho thấy, Kiểm sát viên phải chuẩn bị thật kỹ cách
trình bày lời luận tội. Chuẩn bị cách trình bày tốt nhất là phương
pháp nói thoát ly đề cương, cách nhấn mạnh từng vấn đề quan
trọng của vụ án, cách diễn đạt lên trầm xuống bong, cách ngắt lời
cho phù hợp, cách đùng ngữ điệu, cách quan sát hội trường xét xử. . .
Đây là kỹ năng đòi hỏi Kiểm sát viên chuẩn bị thật kỹ. Sau khi có
dự thảo luận tội, nếu được bổ sung chỉnh lý tại phiên toà càng tốt,
Kiểm sát viên phải đọc nhiều lần, thậm chí đọc thuộc và đánh dấu
để biết đoạn nào cần đọc to, đoạn nào cần đọc chậm, đoạn nào cần
ngắt lời để quan sát. Sau đó, Kiểm sát viên tập trình bày một số lần
cho thành thục. Sau khi đã đọc thuộc bản dự thảo luận tội, Kiểm
sát viên cần lập dàn bài chi tiết. Ví dụ, các chứng cứ kết tội bị cáo
có hành vi phạm tội giết người gồm: biên bản khám nghiệm hiện
trường, biên bản khám nghiệm tử thi tại bút lục số. . . Lời khai nhận
tội của bị cáo tại bút lục số, biên bản thu giữ vật chứng bút lục số,
lời khai người làm chứng bút lục số, lời khai người bị hại bút lục
số . . Những căn cứ pháp luật, những nội dung cần nói chính xác thì
Kiểm sát viên có thể ghi nguyên văn để khi cần có thể đọc để viện
dẫn. Tiếp đó, Kiểm sát viên cần tập phát biểu trên cơ sở đề cương,
thoát ly dự thảo luận tội. Như vậy, trên bàn của Kiểm sát viên khi
trình bày lời luận tội chỉ có bản đề cương, còn bản dự thảo nếu có
cũng chỉ là tạo cho Kiểm sát viên tâm lý tự tin. Nếu Kiểm sát viên
chuẩn bị kỹ, chu đáo thì chắc chắn lời luận tội của Kiểm sát viên sẽ
có sức thuyết phục cao. Đây là những đòi hỏi thuộc về kỹ năng của
Kiểm sát viên khi trình bày lời luận tội. Vì vậy, trước khi trình bày
lời luận tội Kiểm sát viên càng chuẩn bị kỹ, thành thục nội dung thì
việc trình bày càng hay, càng có sức lôi cuốn.
Tuy nhiên, trong thực tiễn do nhiều nguyên nhân, Kiểm sát
viên chưa nhận thức đúng ý nghĩa của việc trình bày lời luận tội
nên chưa được chuẩn bị kỹ. Vì vậy, có Kiểm sát viên khi trình bày
lời luận tội cũng đọc nguyên văn như khi đọc cáo trạng. Nghĩa là
bản dự thảo luận tội đã được chuẩn bị ở nhà và khi đến phiên toà
chỉ đọc nguyên văn. Cách làm này chưa thể hiện đúng ý nghĩa của
việc trình bày lời luận tội, do vậy làm giảm giá trị của lời luận tội
của Kiểm sát viên. Nhiều Viện kiểm sát đã chú ý chỉ đạo chặt chẽ
việc xây dựng bản luận tội và tại phiên toà Kiểm sát viên trình bày
lời luận tội có sức thuyết phục. Bên cạnh đó nhiều Kiểm sát viên
chuẩn bị bản luận tội rất sơ sài, thậm chí gạch đầu dòng và tại
phiên toà có nhiều tình tiết mới nhưng Kiểm sát viên không chú ý
ghi chép để chỉnh lý bổ sung đầy đủ. Do vậy, nhiều Kiểm sát viên
trình bày lời luận tội không có sức thuyết phục.
Một vấn đề cần tránh là trước khi trình bày lời luận tội, Kiểm sát
viên nhất thiết không được dùng các chất kích thích như rượu, trà,
cà phê. Những thứ này thường làm cho con người thêm căng thẳng.
Thử hai là nghệ thuật trình bày ý tử đẹp, ý tứ đẹp ở đây là nói
lên câu nói ngắn gọn nhưng lập luận chặt chẽ, lôgíc. Câu sau gắn
với câu trước. Những chứng cứ đưa ra phải hết sức cụ thể, rõ ràng
và có xuất xứ của nó. Chứng cứ được viện dẫn để chứng minh do ai
cung cấp, ai thu thập và được thể hiện tại hồ sơ vụ án như thế nào?
Việc đánh giá chứng cứ, kết luận từng sự việc phải trên cơ sở sự
việc có thật và phải trên cơ sở các quy định cụ thể của pháp luật.
Đây là cách lập luận thu hút người nghe nhất.
Việc trình bày lời luận tội có thể sử dụng các phương pháp: quy
nạp, diễn giải, phân tích, tổng hợp, so sánh... Nhưng thông thường
khi trình bày luận tội các Kiểm sát viên hay sử dụng phương pháp
quy nạp là phổ biến. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp nào khi
trình bày lời luận tội còn phụ thuộc vào các tình huống cụ thể và
khả năng diễn thuyết của Kiểm sát viên.
Ví dụ, Luận tội vụ án Nguyễn Công Vinh cùng đồng
bọn phạm tội giết người xảy ra ngày 17 . 02. 2003 tại xã
Eakpam, huyện Cư Mồm, tỉnh Đắc Lắc.
Trong vụ án này bị cáo Vinh không nhận tội. Kiểm sát
viên đã sử dụng phương pháp quy nạp để lập luận buộc
tội bị cáo như sau: Tại Cơ quan điều tra cũng như tại
phiên toà hôm nay mặc dù bị cáo Vinh không thừa nhận
đã tổ chức cho đồng bọn và trực tiếp chém giết cháu
Nguyễn Thúc Duyên vào ngày 17 . 02. 2003. Bị cáo Vinh
cho rằng ở thời điểm vụ án xảy ra bị cáo đang ở thành phố
Hồ Chí Minh, đến ngày 18.02.2003 (tức là sau ngày cháu
Duyên chất một ngày) bị cáo mới có mặt tại xã Eakpam.
Căn cứ vào lời khai của các bi cáo trong vụ án như.
Nguyễn Cảnh Bằng, Nguyễn Xuân Hoà, Nguyễn Cảnh Vi,
Dương Văn Cảnh; căn cứ lời khai của những người làm
chứng như anh Vũ Hữu Võ ở thành phố Hồ Chí Minh, chị
Loan chủ quán nước mía có cơ sở khẳng định bị cáo có
mặt tại xã Eakpam từ ngày 15 . 02. 2003 và đến ngày
17 . 02. 2003 thì tổ chức cho đồng bọn thực hiện hành vi
giết cháu Duyên. Đây là phương pháp quy nạp khi trình
bày lời luận tội. Tuy nhiên, để cho lời trình bày của mình
hấp dẫn hơn thi Kiểm sát viên có thể sử dụng các phương
pháp khác. Kiểm sát viên có thể kết hợp sử dụng phương
pháp so sánh. Ví dụ, Kiểm sát viên có thể viện dẫn lời
chối tội của bị cáo không có căn cứ và sử dụng các chứng
cứ các tình tiết của vụ án để phân tích, đánh giá và bác
bỏ lời chối tội đó. Phương pháp so sánh này cũng có tác
dụng cuốn hút người nghe. Chúng ta đồng ý với nhận xét
của TS. Phan Hữu Thư. "Khi viết bài diễn văn hãy chọn kỹ
những luận chứng và trình bày các luận chứng theo một
bậc thang đi lên, bắt đầu bằng chứng cứ nhỏ nhất và tận
cùng bằng những chứng cứ quyết đinh. Mỗi chứng cứ mới
phải khắc sâu thêm luận điểm của bạn vào đầu óc người
nghe, để làm lung lay mạnh hơn sức chống đỡ của họ.
Chứng cứ cuối cùng là một đòn quyết đinh đưa bạn tới
thành công. Bạn cần kết luận bài nói của mình bằng
những câu kết luận có giá trị và đầy sức rung động(1)
Tuy nhiên, trong thực tiễn trình bày lời luận tội, Kiểm sát
viên của chúng ta chỉ mới tập trung nêu hành vi phạm tội và tính
chất của hành vi phạm tội. Còn việc nêu lập luận để chứng minh
và kết luận thì ít được chú ý. Do vậy, để cho lời luận tội có sức
thuyết phục, Kiểm sát viên cần chú ý phương pháp chứng minh,
lập luận và kết luận khi giải quyết một nội dung nào đó. Cần
tránh cách lập luận theo thuyết nguỵ biện, suy diễn chủ quan.
(1) Phan Hữu Thư: Kỹ năng hành nghề luật sư, NXB Công an, H.2001, tr.167
Nếu khi trình bày lời luận tội mà Kiểm sát viên không xuất phát
từ các chứng cứ của vụ án để phân tích, chứng minh, kết luận mà
suy diễn theo hướng chủ quan thì sẽ không thuyết phục được
người nghe.
Ví dụ, Vụ án giết ông Trương Ngọc Minh tại thành phố H.
Bà Phạm Thị út có căn nhà gồm 2 phòng. Gia đinh bà
út ở một phòng, còn phòng kia cho vợ chồng ông Minh
thuê ở Đêm 13.9.1993 phòng ông Minh bị cháy do xăng.
Quá trình điều tra bà út không nhận tội, các chứng cứ kết
tội rất yếu, việc điều tra có nhiều vi phạm trong việc thu
thập chứng cứ. Trước lời bào chữa về sự ngoại phạm của bị
cáo Kiểm sát viên đưa ra lập luận rằng: Đây là căn nhà có
khoá cổng, vào thời điểm đó chỉ có gia đình bà út và
ông Minh ở, không ch~lg minh được ai vào đốt phòng ông
Minh thì theo phương pháp loại trừ chỉ có bà út là thủ phạm
đốt phòng ông Minh. Rõ ràng nếu kết tội cho bị cáo với lập
luận theo kiểu suy diễn này thì không những không thuyết
phục được người nghe mà còn làm giảm lòng tin của dư
luận đối với trách nhiệm của Kiểm sát viên khi thực hành
quyền công tố tại phiên toà (1).
Thứ ba là phong cách ứng xử của Kiểm sát viên. Phong cách
ứng xử của Kiểm sát viên có tác dụng rất lớn đến sự chứ ý của
người nghe. Nếu một bản luận tội được chuẩn bị công phu, chặt chẽ
và văn phong trong sáng nhưng người trình bày vì có cảm giác run
sợ bồn chồn, căng thẳng nên khi trình bày chỉ cúi mặt vào bản
luận tội đọc một cách đều đều, âm lượng nhỏ, lý nhí và đọc một
mạch từ đầu đến cuối thì cách trình bày như vậy chẳng những làm
cho người nghe cảm thấy đơn điệu, căng thẳng mà còn gây không
khí mệt mỏi, làm cho họ buồn ngủ và như vậy sẽ làm giảm tính
thuyết phục của lời luận tội. Do vậy, Kiểm sát viên phải tạo cho
mình có những phong cách ứng xử, giao tiếp phù hợp để gây ấn
tượng tốt với người nghe ngay từ lúc bắt đầu trình bày lời luận tội.
Về phong cách ứng xử của Kiểm sát viên khi trình bày lời luận tội
cần chú ý các nội dung sau:
- Nội dung thử nhất là hình thức ăn mặc, đi đứng, quan sát.
Vấn đề này đã được đề cập ở phần phong cách ứng xử của Kiểm sát
viên khi đọc cáo trạng. Tuy nhiên, đi liền với cách ăn mặc, Kiểm
sát viên cần có cử chỉ bằng ánh mắt, sự thân thiện ngay từ đầu với
những người tham dự phiên toà. Khi đứng lên trình bày lời luận
tội, không phải vì đối mặt với tội phạm và quan điểm bào chữa
không chính xác của bị cáo và người bào chữa mà Kiểm sát viên
biểu lộ vẻ mặt cau có, nóng giận, coi thường. . . Vì người nghe Kiểm
sát viên trình bày không chỉ có bị cáo, người bào chữa, người có
quyền lợi nghĩa vụ liên quan, mà còn có Hội đồng xét xử, người bị
hại, người làm chứng và những người tham gia phiên Toà khác. Do
vậy Kiểm sát viên cần tạo cho mình một ánh mắt, cử chỉ chân
thành, nhanh nhẹn, rạng rỡ, thân thiện, kiên quyết nhưng cũng
rất thông cảm, độ lượng khoan dung. Đây là những phẩm chất rất
tế nhị của Kiểm sát viên chẳng những có tác dụng cuốn hút người
nghe ngay từ những giây phút ban đầu mà còn làm cho Kiểm sát
viên tự tin hơn, xua tan những sợ hãi, lo lắng.
- Nội dung thứ hai là thông qua cử chỉ. Tại phiên toà, khi trình
bày lời luận tội, ngoài các yếu tố giọng nói, hình thức ăn mặc, đi
đứng, quan sát, Kiểm sát viên cần tập cho mình các cử chỉ, giao
tiếp với người nghe. Cử chỉ ở đây được biểu hiện thông qua hoạt
động của tay, đầu và thân người. Cử chỉ của Kiểm sát viên sẽ giúp
minh hoạ sự đồng tình hay là bác bỏ một quan điểm bào đó, giúp
cho người nghe hiểu rõ hơn những nội dung mà Kiểm sát viên đang
trình bày. Cử chỉ, giao tiếp của Kiểm sát viên được biểu hiện:
- Tư thế đứng phát biểu của Kiểm sát viên. Kiểm sát viên khi
phát biểu trình bày lời luận tội bắt buộc phải đứng dậy. Kiểm sát
viên phải đứng thẳng người. Đứng thẳng người có nghĩa là Kiểm
sát viên phải đứng thẳng tự nhiên, không gập lưng, không kiễng
chân. Thực tiễn cũng đã có trường hợp khi Kiểm sát viên có chiều
cao thấp trong lúc micrô lại cao nên phải kiễng chân lên để nói,
hoặc Kiểm sát viên có chiều cao hơn micrô thì phải cúi gập người
để nói. Những cử chỉ này không những làm mất đi tính tự tin, đ nít
đặc của Kiểm sát viên mà còn làm giảm sự cuốn hút người nghe
khi Kiểm sát viên trình bày lời luận tội. Vì vậy, nếu micrô quá cao
hoặc quá thấp thì Kiểm sát viên phải điều chỉnh cho hợp lý. Làm
thế nào khi Kiểm sát viên trình bày lời luận tội phải đứng thoải
mái, tự tin, định đặc, khoan thai. Thực hiện tất việc giao tiếp bằng
cử chỉ này đòi hỏi không nên để Kiểm sát viên là người có lưng gù
hoặc người quá thấp ra ngồi ghế công tố được.
- Giao tiếp bằng cử chỉ. Khi trình bày lời luận tội, để minh hoạ
nội dung của mình Kiểm sát viên có thể dùng động tác của tay kết
hợp với ánh mắt, đầu và nụ cười. Kiểm sát viên có cách ứng xử tốt
khi phát biểu lời luận tội là ngay từ đầu dùng đôi mắt hướng vào
hội trường xét xử, nhưng phải nhìn khắp hội trường, nhìn khắp các
hướng của hội trường, không được tránh bất cứ ai, không được nhìn
vào một người nào cả và với một cách nhìn thoải mái, tự nhiên. Khi
đang trình bày lời luận tội, muốn nhấn mạnh nội dung nào đó
Kiểm sát viên có thể hơi ngả người về phía trước nhưng không được
ngã người ra phía sau, cần tránh các động tác: vuốt mũi, hắng
giọng, dùng tay che miệng (nhất là khi cười- nếu vậy không cười
còn hơn). Tuy nhiên, việc sử đụng các động tác này phải xuất phát
từ nội tâm của mình khi muốn biểu lộ tình cảm mà Kiểm sát viên
đang nói và sự biểu lộ bằng cử chỉ đó phải phù hợp, tương xứng với
nội dung đang nói.
Ví dụ, Khi phân tích các căn cứ buộc tội, đến câu kết
luận: "Như vậy, với các chứng cử vừa phân tích và chứng
minh trên đây có cơ sở khẳng đinh bị cáo đã phạm tội giết
người , cùng lúc đó Kiểm sát viên đưa tay phải (hoặc trái)
ngang tầm mắt và đưa nhanh về thắt lưng. Cùng lúc đó có
thể đầu Kiểm sát viên hơi nghiêng về phía tay phải (hoặc
trái). Như vậy, cánh tay, đầu và ánh mắt của Kiểm sát viên
đang dẫn dắt người nghe theo kết luận của mình, làm cho
họ tập trung vào vấn đề mà Kiểm sát viên đang nói và
cũng chính cách ứng xử này làm cho người nghe có niềm
tin hơn về cách lập luận của Kiểm sát viên.
Hoặc là khi Kiểm sát viên đang phân tích, chứng minh
về nội dung nào đó mà người nghe đồng tình và vỗ tay
hoan nghênh, thì Kiểm sát viên cần nhìn xuống hội trường
xét xử với ánh mắt tự tin và nó nụ cười lạc quan đồng thời
cùng vỗ tay với họ. Cử chỉ này nhằm để biểu lộ sự đồng ý,
chia sẻ của mình đối với sự ủng hộ của người nghe. Ngược
lại nếu hội trường đang vỗ tay mà Kiểm sát viên lại nhìn
vào tài liệu với ánh mắt có vẻ mệt mỏi, cáu gắt thi sẽ làm
giảm sự chú ý của người nghe và chắc chắn sẽ làm cho
người nghe khó chịu.
Trường hợp Kiểm sát viên đang trinh bày lời luận tội
mà xuất hiện ở dưới hội trường xét xử có tiếng xi xèo, hoặc
đang làm mất trật tự thì Kiểm sát viên cần dừng lại quan
sát và yêu cầu Hội đồng xét xử duy trì trật tự. Tuyệt đối
Kiểm sát viên không bao giờ được tỏ ra mất bình tĩnh, phản
ứng tức thì. Cách ứng xử như vậy hoàn toàn phản tác dụng
thuyết phục.
Nội dung thứ ba là lắng nghe ý kiên của những người tham
gia những: Theo quy định tại khoản 2,3 Điều 217 Bộ luật TTHS
thì sau khi Kiểm sát viên trình bày lời luận tội, bị cáo, người bào
chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, hoặc người đại diện hợp pháp trình
bày ý kiến để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Trong các ý kiến
đó có thể có ý kiến đồng tình hay phản bác lời luận tội, Kiểm sát
viên phải luôn cầu thị, khách quan, bình tĩnh lắng nghe và ghi
chép cẩn thận, đầy đủ các ý kiến trình bày của những người tham
gia phiên toà về lời luận tội. Khi Kiểm sát viên ghi chép các ý kiến
của những người tham dự phiên toà chẳng những nói lên tác phong
cẩn trọng, khiêm tốn, khách quan, chân thành của Kiểm sát viên
mà còn làm cho người có ý kiến tin tưởng hơn về sự làm việc vô tư,
khách quan của Kiểm sát viên. Nếu không tán thành với ý kiến
nào đó của bị cáo, người bào chữa và những người khác tham gia
phiên toà mà Kiểm sát viên có phản ứng ngắt lời họ thì sẽ gây
phản ứng không hay tại phiên toà. Những cử chỉ này dù xảy ra
trong hoàn cảnh nào cũng làm mất uy tín của Kiểm sát viên.
Việc ghi chép đầy đủ các ý kiến của những người tham gia
phiên toà cũng chính là cách thu thập thêm các dữ kiện, tài liệu đề
dự kiến các tình huống sắp xảy ra tại phiên toà như bị cáo, người
bào chữa, những người tham gia phiên toà sẽ trình bày ý kiến về
luận tội và đưa ra đề nghị của mình như thế nào và nội dung, cách
thức đối đáp với các ý kiến đó ra sao. Đây cũng là cơ sở để Kiểm sát
viên bổ sung đề cương đối đáp, chuẩn bị việc đối đáp với những
người tham gia phiên toà.
Ví dụ, Tại phiên toà xét xử vụ án giết người ở Vườn
Điều tỉnh Bình Thuận, các tài liệu, chứng cứ được đưa ra
tại phiên toà có nhiều mâu thuẫn. Để giúp cho việc tranh
luận tốt, Kiểm sát viên phải chú ý lắng nghe các ý kiến đưa
ra tại phiên toà. Trên cơ sở đó Kiểm sát viên có sự đối
chiếu với các chứng cứ khác để kết luận ý kiến nào là
chính xác và có giá trị chứng minh. Tại phiên toà này các
luật sư đã đưa ra các lập luận:
- Không có mối quan hệ tình ái giữa nạn nhân Dương
Thị Mỹ với ông Trần Văn Sáng vì qua người làm chứng là
chị Hoàng (bạn thân của nạn nhân), bà Mỹ nói "thích" ông
Sáng chứ chưa chắc gì được ông Sáng đáp lại nên không
có chuyện gia đình phía vợ ông Sáng đánh ghen.
Thời điểm "đêm nay" trong lá thư hẹn hò của bà Mỹ
mà Nhung (vợ Sáng) bắt gặp trong túi quần chồng khi giặt
đồ là đêm nào, khi quần áo được giặt vào buổi sáng sớm,
hơn nữa Mỹ không biết chữ.
- Thời gian án mạng xảy ra, ông Sáng không đến vườn
điều để gặp bà Mỹ, bởi lẽ đêm đó Sáng đi đâu, làm gì đều
minh bạch.
Luật sư đã liệt kê 50 chi tiết để phân tích sự vô lý trong
lời khai của Huỳnh Văn Nén. Từ đó luật sư cho rằng đây
là "màn kịch mà Điều tra viên Cao Văn Hùng dựng lên rồi
cây ép điều chỉnh các các bị cáo theo ý mình ~
Tuy nhiên, Điều tra viên tham gia phiên toà với tư cách
người làm chứng và tại phiên toà đã phản bác lại tất cả các
viện dẫn mang tính áp đặt, không trung thực của luật sư
cũng như các bị cáo. Chứng cứ mà Điều tra viên đưa ra là
Điều tra viên đã cùng với một Điều tra viên khác tham gia
phá vụ án này, luôn có sự chỉ đạo chặt chẽ của Ban Giám
đốc Công an tỉnh Bình Thuận. Hơn nữa, Viện Kiểm sát
nhân dân tỉnh Bình Thuận đã cử nhiều lượt Kiểm sát viên
giám sát vụ án trong suốt quá tinh tố tụng. Tất cả đều
khẳng định quá trình điều tra là hết sức khách quan vô tư,
không hề có sự trù dập hay làm sai lệch hồ sơ vụ án
vì vậy, Kiểm sát viên phải lắng nghe các phát biểu của những
người tham gia phiên toà về lời luận tội của mình, để chẩn bị các
ý kiến đối đáp với các ý kiến đó. Tuyệt đối không được có sự phản
ứng đối với các ý kiến mà mình cho rằng không đúng với thực tế
IV KỸ NĂNG ĐỐI ĐÁP CỦA KIỂM SÁT VIÊN
1. Khái niệm đối đáp trong tố tụng hình sự
Theo Từ điển tiếng Việt thì "Đối đáp là trả lời lại". Đối đáp
trong TTHS là các quan điểm, luận cứ của Kiểm sát viên trong việc
trả lời đối với các ý kiến của bị cáo, người bị hại, người bào chữa,
người tham gia tô tụng về luận tội; là sự trả lời, đáp lại ý lên giữa
những người tham gia tranh luận.
Điều 218 BỘ luật TTHS quy định:
"Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố
tụng khác có quyền trinh bày ý kiến về luận tội của Kiểm
sát viên và đưa ra đề nghị của mình; Kiểm sát viên phải
đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiên.
Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của
người khác. Chủ toạ phiên toà không được hạn chế thời
gian tranh luận, tạo điều kiện cho những người tham gia
tranh luận trình bày hất ý kiên, nhưng có quyền cắt những
ý kiến không có liên quan đến vụ án.
Chủ toạ phiên toà có quyền đề nghị Kiểm sát viên phải
đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của người bào
chữa và những người tham gia tố tụng khác mà những ý
kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận” .
Vấn đề đối đáp được Bộ luật TTHS năm 2003 quy định có
nhiều điểm mới so với Bộ luật TTHS năm 1988. Nếu như Điều 192
BỘ luật TTHS 1988 quy định "Người tham gia tranh luận có
quyền đáp lại ý kiên của ngườz khác nhưng chỉ được phát biểu một
lần đổi với mỗi ý kiến mà mình không đồng ỷ', thì Điều 218 Bộ
luật TTHS năm 2003 lại quy định: bị cáo, người bào chữa và
những người tham gia tô tụng khác có quyền trình bày không hạn
chêlsôllần trình bày ý kiên về luận tội của Kiểm sát viên; Kiểm sát
viên phải đối đáp với từng ý kiên; Chủ toát phiên toà cần tạo điều
kiện cho những người tham gia phiên toà tranh luận; trong trường
hợp Kiểm sát viên không tranh luận thì, Chủ toạ phiên tòa có
quyền đề nghị Kiểm sát viên đáp lại những ý kiên của những
người tham gia tô tụng khác. Như vậy, trách nhiệm của Kiểm sát
viên trong việc tranh luận đối đáp theo quy định mới của pháp
luật là rất lớn và nặng nề.
Thời gian qua, các Kiểm sát viên đã có nhiều cố gắng trong việc
đối đáp với bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố
tụng. Ngay từ giai đoạn xét hỏi, Kiểm sát viên đã chú ý theo dõi,
ghi chép những nội dung của người bào chữa hỏi bị cáo để từ đó
phân tích, nhận định, dử báo khả năng người bào chữa sẽ đưa ra
tranh luận những vấn đề gì. Khi bị cáo, người bào chữa và những
người tham gia tố tụng trình bày ý kiến về luận tội, Kiểm sát viên
phải ghi chép đầy đủ từng vấn đề để chủ động đối đáp với các ý
kiến đó. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc đối
đáp cũng còn nhiều thiếu sót tồn tại. Nhiều vụ án chưa được xét xử
một cách khách quan, oan sai vẫn còn xảy ra nhiều. Kiểm sát viên
nghiên cứu hồ sơ không kỹ, luận tội thì chuẩn bị sơ sài, ra phiên
toà bị cáo không nhận tội, thay đổi lời khai, người bào chữa phản
bác các tình tiết của vụ án mà cáo trạng đã nêu... Kiểm sát viên
không xét hỏi, không tranh luận mà cho rằng giữ nguyên quan
điểm như cáo trạng. Do vậy, dư luận xã hội cho đây là c~lh xét xử
theo kiểu án bỏ túi. Cách xét xử như vậy đã làm mất tính ân chủ,
khách quan của quá trình xét xử và như vậy bản án không thể là
một phán quyết chính xác được.
2. Mục đích, yêu cầu của việc đối đáp
Trong quá trình xét xử vụ án hình sự, Kiểm sát viên là người thay
mặt Nhà nước có quyền buộc tội bị cáo. Tuy nhiên, Kiểm sát viên
cũng có nghĩa vụ trả lời các ý kiến của bị cáo, người bào chữa và
những người tham gia tố tụng về những nội dung buộc tội của Kiểm
sát viên. Đây là nhiệm vụ của Kiểm sát viên đã được luật quy định.
a- Mục đích của việc đối đáp. Việc đối đáp của Kiểm sát viên
đối với các ý kiến của bị cáo, người bào chữa và những người tham
gia tố tụng là nhằm làm rõ sự thật các tình tiết của vụ án, góp
phần cùng Toà án ra bản án chính xác, đúng người, đúng tội,
đúng pháp luật, không để lọt người phạm tội, không làm oan
người vô tội. Xác định đúng mục đích đối đáp không chỉ giúp cho
Kiểm sát viên mà cả những người tham gia tố tụng như: bị cáo,
người bào chữa, người tham gia tố tụng khác phải luôn luôn có
tinh thần tôn trọng sự thật, khách quan khi đưa ra ý kiến của
mình cũng như khi trả lời, đối đáp lại các ý kiến đó. Việc hỏi và
trả lời dù nhiều hay ít, dù địa vị pháp lý người trả lời và đối đáp
như thế nào cũng phải tôn trọng sự thật khách quan, tuyệt đối
không được suy luận chủ quan.
Người trình bày ý kiến về luận tội của Kiểm sát viên cũng phải
xuất phát từ các tình tiết của vụ án và phải thật sự khách quan,
cầu thị và có thái độ hợp tác với các cơ quan bảo vệ pháp luật để
xử lý vụ án chính xác kịp thời. Kiểm sát viên trả lời, đối đáp với
các ý kiến của bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố
tụng cũng hết sức khách quan, cầu thị. Những ý kiến của người
tham gia tố tụng đưa ra nếu có căn cứ, thì Kiểm sát viên nghiên
cứu kỹ và đề nghị Hội đồng xét xử xem xét quyết định, bảo đảm
đúng quy định của pháp luật. Ví dụ, Nếu người bào chữa thấy vụ
án có dấu hiệu bỏ lọt tội nghiêm trọng, Kiểm sát viên thấy ý kiến
đó có căn cứ, thì Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử trả lại hồ
sơ để điều tra bổ sung. Nếu ý kiến của người tham gia tố tụng
không có căn cứ, thì Kiểm sát viên phải phân tích, đánh giá, kết
luận có lý, có tình để thuyết phục họ.
Thực tiễn có nhiều trường hợp do không xác định được mục
đích của việc trả lời đối đáp, coi đây là vấn đề được thua, nên người
đưa ra ý kiến và ngươi trả lời, đối đáp thiếu bình tĩnh, có những lời
lẽ thiếu xây dựng. Trong các trường hợp này việc người đưa ra ý
kiến cũng như người trả lời thường không khách quan. Có trường
hợp bị cáo đưa ra các tài liệu chứng minh mình vô tội, nhưng
không được Kiểm sát viên xem xét một cách thận trọng. Như vậy,
mục đích làm rõ sự thật các tình tiết của vụ án trong việc đối đáp
sẽ không thực hiện được.
Ví dụ, Vụ án Nguyễn Xuân Bản phạm tội tham Ô Ở tỉnh
Tuyên Quang.
Qua xét hỏi bị cáo xuất trinh các tài liệu chứng minh
mình vô tội. Lẽ ra trong trường hợp này Kiểm sát viên phải
xem xét thận trọng, nếu chưa đủ căn cứ kết luận thì đề
nghị Hội đồng xét xử cho hoãn phiên toà để xác minh tiếp.
Nhưng Kiểm sát viên vẫn đề nghị Hội đồng xét xử tuyên
án. Tuy nhiên, với các tài liệu do bị cáo xuất trình tại phiên
toà cần xác minh mới có căn cứ kết luận, vì vậy Hội đồng
xét xử đã trả lại hồ sơ cho Viện kiểm sát để yêu cầu điều
tra bổ sung
b- Yêu cầu của việc đối đáp
Thứ nhất, phải tôn trọng sự thật khách quan. Như trên đã đề
cập, mục đích của đối đáp là làm rõ sự thật các tình tiết của vụ án.
Do vậy, yêu cầu của việc đối đáp là phải dựa trên các chứng cứ của
vụ án, các quy định của pháp luật, Kiểm sát viên trả lời, tranh
luận với bị cáo, ngươi bào chữa để làm rõ sự thật các tình tiết của
vụ án. Yêu cầu này đặt ra cho Kiểm sát viên là khi có căn cứ xác
định các tình tiết của vụ án là sự thật khách quan thì phải phân
tích, đánh giá, đưa ra luận cứ để kết luận bảo vệ sự thật đó.
Nếu những ý kiến của bị cáo, người bào chữa và những người
tham gia tố tụng có căn cứ, phù hợp với diễn biến khách quan của
vụ án thì Kiểm sát viên cần lắng nghe, suy nghĩ tiếp thu, đề xuất
với Hội đồng xét xử các biện pháp xử lý phù hợp với pháp luật;
Thứ hai, phải tôn trọng nguyên tắc dân chủ, bình đẳng. Theo
quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, thì Kiểm sát viên bình đẳng
với bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng trong
việc đưa ra các chứng cứ, đồ vật và đưa ra các nội dung tranh luận
(Điều 19 Bộ luật TTHS). Trong quá trình xét xử vụ án hình sự,
Kiểm sát viên là người thay mặt Nhà nước buộc tội bị cáo, có trách
nhiệm kiểm sát việc chấp hành pháp luật đối với những người
tham gia tố tụng. Do vậy, nếu không xác định nguyên tắc bình
đẳng về việc đưa ra chứng cứ sẽ rất dễ phát sinh bất bình đẳng
giữa Kiểm sát viên với bị cáo, người bào chữa và những người tham
gia tố tụng khác. Trong thực tế đã có Kiểm sát viên dùng các lời lẽ
gay gắt, thậm chí quát nạt. . . với bị cáo, người bào chữa. Đây là
hành vi không tôn trọng quyền bào chữa của bị cáo, người bào chữa
và những người tham gia tố tụng khác. Vì vậy, khoản 4 Điều 24
Quy chế SỐI21/2004/QĐ-VKSTC đã quy định: "Khi tranh luận,
Kiểm sát viên phải bình tĩnh, khách quan và tôn trọng ý kiên của
những ngư tham gia tôltụng".
Thứ ba, phải tôn trọng nguyên tắc tôi thượng của pháp luật.
Yêu cầu này đòi hỏi người đưa ra ý kiến cũng như người trả lời đều
phải.trên cơ sở các quy định của pháp luật. Tuyệt đối không được
vì nể nang, cá nhân hoặc vì lý do nào khác mà đối đáp, trả lời theo
suy diễn chủ quan, không xuất phát từ các quy định của pháp luật.
Vì vậy, Kiểm sát viên cần nắm chắc các quy định của pháp luật
hình sự, tố tụng hình sự và các quy định của pháp luật khác để áp
dụng xử lý hành vi phạm tội, phù hợp các quy định của pháp luật.
Thứ tư, bảo đảm tính văn hoá trong đối đáp. Yêu cầu này đòi
hỏi Kiểm sát viên cần sử dụng các ngôn từ khi đối đáp mang tính
văn hoá. Nghĩa là, phương pháp đối đáp phải nhẹ nhàng, lịch sự, có
tính thuyết phục cao. Kiểm sát viên cần tránh dùng những ngôn từ
có tính chất đả kích, tự cao, coi thường người đưa ra ý kiến. Hoặc có
thái độ cáu gắt, quát nạt, cau có... Kiểm sát viên, bị cáo, người bào
chữa và những người tham gia tố tụng không được lợi dụng việc
tranh luận, đối đáp để đả kích hoặc cãi vã tay đôi tại phiên toà. Đây
là những cử chỉ thiếu văn hoá khi tranh luận đối đáp.
3. Nội dung đối đáp của Kiểm sát viên
Trên cơ sở đề cương đối đáp đã được chuẩn bị, với kết quả xét
hỏi tại phiên Toà, Kiểm sát viên cần bổ sung các nội dung đối đáp
cho phù hợp với diễn biến của phiên Toà. Theo quy định của Bộ
luật TTHS, thì Kiểm sát viên thực hiện việc đối đáp khi bị cáo,
người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác đưa ra ý
kiến về lời luận tội. Do vậy, nội dung đối đáp của Kiểm sát viên
phụ thuộc vào nồi dung các ý kiến của bị cáo, người bào chữa và
những người tham gia tố tụng khác. Trong phiên toà hình sự; việc
tham gia phiên toà của những bị cáo, người bị hại, người bào chữa,
nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đều có những mục đích và lợi ích khác nhau, thậm chí có thể
đối lập nhau, vì vậy, họ sẽ đưa ra các ý kiến với các nội dung khác
nhau. Do vậy, yêu cầu này đặt ra là Kiểm sát viên phải lắng nghe
ý kiến của bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng,
ghi nhanh, đánh dấu những ý kiến đó, bổ sung, chỉnh lý đề cương
đối đáp Khi Kiểm sát viên ghi chép, bổ sung đề cương đối đáp cũng
là lúc Kiểm sát viên dự kiến nội dung đối đáp cho phù hợp. Kiềm
sát viên chú ý tìm ra những mâu thuẫn trong các ý kiến của bị cáo,
người bào chữa và những người tham gia tố tụng để đối đáp lại. Vì
vậy, để làm tốt việc đối đáp, Kiểm sát viên cần nghiên cứu kỹ các
ý kiến của những người tham gia tố tụng để qua đó dự kiến những
người đưa ra ý kiến đó sẽ tranh luận về những nội dung gì và cần
trả lời các ý kiến đó ra sao.
Ví dụ, Vụ án Nguyễn Trọng Thưởng phạm tội nhận hối
lộ và môi giới hối lộ ở tỉnh Quảng Ninh.
Đây là vụ án có tính chất phức tạp về đánh giá chứng
cứ lại được dư luận báo chí đặc biệt quan tâm, bị cáo là
người có chức vụ quyền hạn (nguyên phó Chi cục quản lý
thị trường tỉnh). Do nắm chắc được tính chất phức tạp của
vụ án, lãnh đạo đã giao cho các Kiểm sát viên có năng lực
chủ động bám sát hồ sơ từ giai đoạn điều tra, ngay sau khi
kết thúc điều tra các Kiểm sát viên đã chuẩn bị một cách
khoa học trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ án. Các tài liệu
được nghiên cứu, trích dẫn theo từng nhóm hành vi. Đồng
thời kiểm tra kỹ về tính có căn cứ và tính hợp pháp của
các tài liệu chứng cứ như. tài liệu giám định, băng ghi âm,
ghi hình, nắm tình hình dư luận xã hội. Báo cáo kịp thời tình
hình xử lý vụ án với các cơ quan có thẩm quyền. r\l~lll sát
viên chuẩn bị đề cương xét hỏi, đối đáp một cách chi tiết
và bổ sung kịp thời những ý kiến của bị cáo, người bào
chữa và những người tham gia tố tụng khác vào đề cương
xét hỏi và đối đáp. Từ việc chuẩn bị chu đáo, cẩn thận và
hết sức chi tiết như vậy nên các tinh huống xảy ra tại phiên
toà đều được xử lý đúng đắn. Mặc dù tại phiên toà bị cáo
kêu oan, luật sư thì cho rằng các chứng cứ Kiểm sát viên
đưa ra không đầy đủ và không đủ căn cứ để kết tội bi cáo,
nhưng Kiểm sát viên đã đối đáp một cách tích cực và có
sức thuyết phục, được dư luận đồng tình, góp phần cùng
toà án có những phán quyết chính xác(1).
Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ năng đối đáp với những
người tham gia tố tụng.
KÝ NĂNG ĐỐI ĐÁP VỚI BỊ CÓA, NGƯỜI BÀO CHỮA
Thực tiễn xét xử cho thấy bị cáo, người bào chữa đưa ra nhiều
loại ý kiến mà Kiểm sát viên phải trả lời và được tiến hành trong
bất cứ giai đoạn nào của quá trình xét xử. Ví dụ, trong thủ tục bắt
đầu phiên toà, bị cáo, người bào chữa có thể đề nghị Hội đồng xét
xử trả hồ sơ cho Viện kiểm sát vì việc điều tra vi phạm nghiêm
trọng về thẩm quyền (vụ Hoàng Minh Công ở thành phố Đà Năng),
vi phạm trong việc không mời luật sư để bào chữa cho bị cáo theo
Điều 57 Bộ luật TTHS, hoặc đề nghị hoãn phiên toà vì bị cáo chưa
nhận được bản cáo trạng, vì thiếu người làm chứng, người phiên
dịch hoặc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Kiểm sát viên. . . Những nội
dung này Kiểm sát viên phải trả lời bị cáo và người bào chữa.
Trong phạm vi bài viết này chúng ta chỉ đề cập việc đối đáp của
Kiểm sát viên theo quy định tại Điều 218 Bộ luật TTHS. Thực tiễn
hoạt động truy tố xét xử cho thấy bị cáo, người bào chữa thường
bào chữa theo các hướng như sau:
Một là: Kỹ năng đối đáp với tình huống bào chữa theo hướng chứng minh bị cóa vô tội. Trong tình huống này bị cáo, luật sư thường phân tích, chứng minh các chứng cứ xác định bị cáo vô tội để bác bỏ những chứng cứ của Kiểm sát viên khi buộc tội bị cáo. Khi bào chữa theo hướng này bị cáo , người bào chữa thường đưa ra các tài liệu để chứng minh: Các chứng cứ kết tội không đầy đủ; hành vi không đủ các yếu tố cấu thành tội phạm; do có sự thay đổi của pháp luật hình sự.
Hai là: Kỹ năng đối đáp với quan điểm về chứng cứ không đầy đủ. Về quan điểm bào chữa này chúng ta thường gặp đối với các trường hợp phạm tội không quả tang, việc phát hiện vụ án chủ yếu bằng biện pháp truy xét. Trong trường hợp này, bị cáo thường không nhận tội hoặc trong giai đoạn điều tra nhận tội, nhưng khi xét xử thì phản cung, thay đổi lời khai. Cũng có trường hợp do quá trình điều tra có vi phạm trong việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, bị cáo, người bào chữa đã lợi dụng vào các vi phạm này để bác bỏ kết quả điều tra (như vụ án giết người tại Vườn điều tỉnh Bình Thuận, vụ án Lã Thị Kim Oanh tại Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, vụ án mua bán quota tại Bộ Thương mại, vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ xảy ra tại đường Láng Hòa Lạc…). Các trường hợp bị cáo phản cung thường xảy ra đối với các loại tội: Giết người, hiếp dâm, ma túy, đưa và nhận hối lộ, tham ô, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trón khỏi nơi giam, cố ý làm trái…Đây là các trường hợp thường được dư luận đặc biệt quan tâm. Đồng thời, đây cũng là các trường hợp Kiểm sát viên chịu nhiều sức ép nhất về tâm lý cũng như áp lực về công việc. Vì vậy đối với các trường hợp này, Kiểm sát viên phải chuẩn bị kỹ các nội dung để đối đáp như các chứng cứ buộc tội, xem xét kỹ các biên bản khám nghiệm hiện trường, tử thi, gặp bị can, người làm chứng, tiến hành đối chất và nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật…Đồng thời các Kiểm sát viên cần nắm chắc các dấu hiệu đặc trưng từng loại tội để chuẩn bị đối đáp .
Trên cơ sở đó xây dựng đề cương xét hỏi, đề cương đối đáp chi tiết
và cụ thể. Qua xét hỏi, trình bày lời luận tội, Kiểm sát viên cần dự
báo các ý kiến của bị cáo, người bào chữa để bổ sung đề cương đối
đáp Nói tóm lại, đối với các trường hợp phạm tội không quả tang
thì Kiểm sát viên cần chuẩn bị thật kỹ các nội dung đối đáp, càng
chuẩn bị kỹ thì việc đối đáp càng có sức thuyết phục. Sau đây là
một số ví dụ về đối đáp của Kiểm sát viên:
Ví dụ 1, Vụ buôn bán quota tại Bộ Thương mại, xét xử
ngày 23. 3. 2007, hai luật sư bào chữa cho bị cáo Mai Văn
Dâu cho rằng lời khai của bị cáo trong giai đoạn điều tra
và tại phiên toà về nhận hối lộ 6000 USD có nhiều mâu
thuẫn và tại phiên toà bi cáo phủ nhận toàn bộ hành vi
nhận tiền. Việc bị cáo khai tại Cơ quan điều tra là do bị
điều tra viên dụ cung, mớm cung, ép cung nên khai bừa là
có nhận 6000 USD của Nguyễn Cương đưa để được đưa
đi chữa bệnh. Vì vậy, theo quan điểm của bị cáo và các
luật sư thi không có căn cứ để buộc bị cáo nhận hối lộ
6000 USD. Do nắm chắc các tình tiết của vụ án và dự báo
chính xác nội dung bào chữa của bị cáo nên Kiểm sát viên
đã chuẩn bị kỹ và đối đáp có kết quả với bị cáo và luật sư.
Kiểm sát viên đã đối đáp: Việc bị cáo khai không thống
nhất và tại phiên toà bị cáo đã phủ nhận lời khai trước Cơ
quan điều tra chỉ là sự gây nhiễu lòng tin đối với một số
người. Bởi vì, tại phiên toà bị cáo khai trước đây bị điều tra
viên dụ cung, bức cung, mớm cung nhưng hồ sơ không có
tài liệu nào chứng minh điều đó. Mặt khác, bị cáo nguyên
là cán bộ có kinh nghiệm, có công trạng và đã từng trải thì
không thể có chuyện bi ép cung, mớm cung mà đây đơn
thuần là do bị cáo tự khai ra lúc đầu là 2000 USD, rồi 4000
USD và cuối cùng là 6000 USD. Chứng tỏ lời khai này
được bị cáo cân nhắc, suý nghĩ kỹ, nhận ra việc làm sai
trái của minh, cảm thấy cần nhận tội để mong được hưởng
các tình tiết giảm nhẹ. Đây là sự chuyển biến về mặt tư
tưởng, nhận thức của bị cáo. Vì vậy, quan điểm của Viện
kiểm sát với các chứng cứ được xét hỏi làm rõ tại phiên
toà khẳng đinh cáo trạng buộc bị cáo nhận hối lộ 6000
USD là có căn cứ (1)
Ví dụ 2, Vụ án Nguyễn Anh Tú và đồng bọn giết
Nguyễn Văn Trường ở Hà Nội để cướp của. Trong vụ án
này, Nguyễn Anh Tú không thừa nhận có hành vi tham gia
bàn bạc để giết và lấy tài sản của anh Trường và anh Ninh.
Kiểm sát viên thực hành quyền công tố đã dựa trên các
dấu hiệu hành vi khách quan, ý thức chủ quan để phân
tích, lập luận: Căn cứ vào các lời khai người làm chứng, lời
khai của các bị cáo khác, tang vật thu được, khám nghiệm
hiện trường, tử thi. . . có căn cứ khẳng định vụ án có tổ chức
chặt chẽ, số lượng người tham gia là 3 người, cùng có
chung một mục đích là giết người trước rồi mới cướp tài
sản. Các tài liệu có trong hồ sơ khẳng định Nguyễn Anh
Tú là người có vai trò tổ chức, người chủ mưu, cẩm đầu,
chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Chính Tú là người đề
xường việc phạm tội, cung cấp dao và tiền cho đồng bọn
đi mua thêm dao, đề xuất cắt máu ăn thề để quyết tâm
thực hiện tội phạm. Y còn khích lệ đồng bọn: "gấu cũng
chơi tầm này còn sợ gì nữa. " Do vậy, việc các bị cáo giết
chết anh Trường, anh Ninh hay bất cứ người nào khác
cũng không thay đổi mục tiêu mà bọn chúng đã đề ra. Với
cách lập luận sắc bén này không chỉ có tác dụng thuyết
phục Hội đồng xét xử mà còn làm cho bị cáo Tú phải cúi
đầu nhận tội (2).
Ví dụ 3, Vụ án vận chuyển trái phép chất ma túy do Lô
Thị Ngàn và Phan Thị Loan thực hiện ở Nghệ An.
Đây là vụ án không bắt được quả tang. Các bị cáo thì
không nhận tội, còn những người làm ch~g thì trong quá
trình điều tra xác nhận hành vi phạm tội nhưng tại phiên toà
Báo Tiền phong , Báo Loa động và Pháp luật TP HCM ngày 23.3.2007.
Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
lại phủ nhận lời khai của mình. Luật sư cho rằng các chứng
cứ do Kiểm sát viên đưa ra để kết luận bị cáo phạm tội vận
chuyển trái phép chất ma túy là không có sơ sở. Để đối đáp
các lập luận của luật sư bị cáo và người làm chứng, Kiểm sát
viên đã tiếp tục thẩm vấn từng người làm chứng: Vi Văn Tuân,
Vi Thị Bá và Vi Văn Hằng và đấu tranh với những người làm
chứng này về những mâu thuẫn trong lời khai. Vi Thị Bá đứng
cách chỗ bị cáo Loan vút gói hêrôin 7m, Vi Văn Tuấn đứng
cách bị cáo vất gói hêrôin 2m, lúc đó 1 6 giờ chiều của mùa
hè, nghĩa là lúc đó trời còn sáng mà khai không nhìn thấy gì
là không đúng với sự thật. Như vậy lời khai của những người
làm chứng tại Cơ quan điều tra về việc có nhìn thấy bi cáo vất
gói hêrôin là phù hợp với thực tế, còn lời khai tại Toà hôm nay
là không đúng sự thật. Như vậy tại phiên toà hôm nay những
người làm chứng khai không trung thực về những tình tiết của
vụ án mà minh biết. Theo quy định của pháp luật, nếu khai
báo gian dối thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 307
của BLHS. Kiểm sát viên vừa đấu tranh với các mâu thuẫn
của lời khai, vừa xác định trách nhiệm của người làm chứng
trong việc khai báo với Hội đồng xét xử cuối cùng cả 3 người
làm chứng đều thừa nhận có nhìn thấy bị cáo Loan vất gói
hêrôin như trước đây đã khai trong quá trình điều tra. Trên cơ
sở lời khai của những người làm chứng, Kiểm sát viên đã đấu
tranh và phân tích có tình, có lý với các bi cáo, cuối cùng các
bị cáo đều nhận tội vận chuyển trái phép chất ma tuý như cáo
trạng đã truy tố. Qua vụ án này cho thấy khi đối đáp với bị
cáo người bào chữa theo hướng kết luận bị cáo có tội thì
Kiểm sát viên không chỉ viện dẫn các chứng cứ kết tội để
ch~lg minh mà vấn đề quan trọng là vừa đấu tranh vừa
thuyết phục, xác định quyền và nghĩa vụ của những người
tham gia tố tụng trong việc góp phần cùng Toà án tìm ra sự
thật của vụ án, đảm bảo việc truy tố, xét xử đúng người, đúng
tội đúng pháp luật, không để lọt người phạm tội, không làm
oan người vô tội.
Ví dụ 4, Vụ Phạm Vĩnh Cát phạm tội giết người ở tỉnh
Bình Đinh.
Do có va chạm nên Phạm Vĩnh Cát đã dùng dao đâm
chết nạn nhân Đặng Văn Vy. Tại phiên toà bị cáo cho rằng
do đùa dồn nên không may dao của bị cáo đâm vào nạn
nhân, bị cáo không cố ý đâm nạn nhân. Còn luật sư cho
rằng bị cáo không có ý thức chiếm đoạt tính mạng của nạn
nhân. Việc bị cáo đâm dao về phía sau là theo phản xạ.
Cái chết của nạn nhân là ngoài ý muốn của bị cáo. Vì vậy,
hành vi của bị cáo có thể là vô ý làm chết người hoặc cố ý
gây thương tích. Chứ không phạm tội giết người như Viện
kiểm sát truy tố. Kiểm sát viên đã đối đáp lại như sau: luật
sư và bị cáo cho rằng bi cáo không cố ý đâm mạnh vào
nạn nhân và việc rút dao ra chỉ là đùa dỡn là không có căn
cứ. Bởi vì, để kết luận việc bị cáo đùa dỡn hay cố ý đâm
mạnh vào nạn nhân phải căn cứ vào vị trí đâm và sức
mạnh của việc đâm đó ra sao. Nếu bị cáo chỉ rút dao ra
đùa dỡn và không cố ý đâm mạnh vào nạn nhân thì hành
vi của bị cáo chỉ có thể gây thương tích cho nạn nhân.
Trong vụ án này, vết thương do dao đâm vào nạn nhân rất
mạnh, vết thương đâm thủng tim nạn nhân. Đây là hành vi
cố ý. Trong truờng hợp này pháp luật buộc bị cáo phải
nhận thức được là hành vi dùng dao đâm mạnh vào người
nạn nhân có thể dẫn đến hậu quả chết người. Nhưng bị
cáo vẫn thực hiện hành vi nguy hiểm và hậu quả là nạn
nhân bị chết. Như vậy, việc bị cáo nhận thức được hành vi
dùng dao đâm về phía nạn nhân là rất nguy hiểm và thấy
được hậu quả chết người sẽ xảy ra, tuy nhiên, theo bị cáo
khai là không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng không có
biện pháp phòng ngừa, để mặc cho hậu quả xảy ra. Do
vậy bị cáo phải chịu trách nhiệm về hành vi giết người với
lỗi cố ý gián tiếp (cố ý về hành vi nhưng vô ý về hậu quả).
Về tội danh như luật sư đưa ra là không rõ ràng - có thể vô
ý làm chết người, có thể cố ý gây thương tích. Việc luật sư
đưa ra quan điểm chưa rõ ràng về tội danh không chỉ nói
lên trách nhiệm chưa đầy đủ của luật sư trước thân chủ
của mình mà còn khẳng đinh quan điểm về tội danh của
Viện kiểm sát là có căn cứ. Cách lập luận của Kiểm sát
viên vận dụng lý luận về lỗi - lỗi cố ý gián tiếp - được dư
luận và Hội đồng xét xử đồng tình.
Ví dụ 5, Vụ án làm nhục tại tỉnh Quảng Ngài.
Nguyễn Đúng cùng vợ do tranh chấp đất với mẹ đẻ nên
đã có hành vi dùng giây trói và cởi quần, áo của mẹ mình
là bà Dung. Tại phiên toà bị cáo không nhận tội và đổ cho
bà Dung tự trói và tự cởi quần áo ra. Do nắm chắc các tình
tiết của vụ án và dự kiến chính xác các tình huống xảy ra
tại phiên toà nên Kiểm sát viên đã đối đáp có kết quả với
bị cáo: Bà Dung năm nay đã ngoài 70 tuổi thì không thể tự
trói mình được, hơn nữa lại trói phía sau. Mặt khác bà Dung
đã bị trói thì không thể tự cởi quần áo được. Điều này càng
chứng minh những nội dung trình bày của bị cáo là vô lý,
không đúng với thực tế, cho nên không chấp nhận lời khai
của bị cáo tại phiên toà. Vì vậy, với các căn cứ đã được làm
sáng tỏ tại phiên toà Viện kiểm sát thấy có cơ sở bác bỏ lời
khai của bi cáo vì mâu thuẫn với thực tế khách quan và một
lần nữa khẳng đinh cáo trạng truy tố bi cáo về tội làm nhục
là có căn cứ và đúng pháp luật. Đối đáp trên đây của Kiểm
sát viên được Hội đồng xét xử và dư luận đồng tình(1).
Ba là, kỹ năng đối đáp với quan điểm về hành vi không cấu
thành tội. Về quan điểm này chúng ta thấy bị cáo, người bào chữa
thừa nhận bị cáo có hành vi trái pháp luật nhưng hành vi đó không
cấu thành tội phạm. Đó là các trường hợp thường gặp như: không
có hậu quả xảy ra (đối với các tội có yếu tố bắt buộc là phải có hậu
quả xảy ra như: lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều
140 BLHS, tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến
tài sản theo Điều 144 BLHS, tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng
đến tài sản theo Điều 145 BLHS, tội cố ý làm trái quy định của
Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều
165 BLHS...Hoặc là đối với một số loại tội bị cáo, người bào chữa
cho rằng có sự đồng ý của người bị hại như tội hiếp dâm theo Điều
111 BLHS. Cũng có trường hợp bị cáo, người bào chữa cho rằng đó
là sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính đáng, tình thế khẩn cấp. Đây là
những trường hợp cũng khá phức tạp về lý luận và thực tiễn. Do
vậy Kiểm sát viên phải nắm chắc các tình tiết nội dung vụ án,
động cơ, mục đích phạm tội, các dấu hiệu đặc trưng của từng loại
tội Trên cơ sở đó xây dựng cho mình quan điểm bảo vệ cáo trạng
có lý có tình, tạo sự ủng hộ, đồng tình của dư luận.
Ví dụ 1, Vụ án Lã Thị Kim Oanh phạm tội tham ô tài
sản và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh
tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong vụ án này các luật sư khi bào chữa cho bị cáo đã
đưa ra quan điểm: Trong cơ chế thị trường, Giám đốc ãà
(1) nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
Thị Kim Oanh có quyền được tự chủ trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, việc Lã Thị
Kim Oanh vay tiền ở ngân hàng nào, đưa vào công trình
nào và sử dụng ra sao là thuộc thẩm quyền của Giám đốc.
Vì vậy hành vi của bị cáo Lã Thị Kim Oanh không phạm tội
tham ô tài sản. Kiểm sát viên đã đối đáp lại ý kiến của luật
sư: Cơ chế kinh tế thị trường ở nước ta là cơ chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong cơ chế đó có sự
quản lý của Nhà nước chứ không phải theo cơ chế thị
trường tự do. Vì vậy, hành vi của bị cáo vay vốn các ngân
hàng một cách tuỳ tiện, sau đó sử dụng các khoản tiền này
rất tuỳ tiện, nguồn vốn của các dự án nhóm A thì được
chuyển sang nhóm C rồi lập chứng từ khống để quyết toán
rút hàng tỷ đồng để chi tiêu cho cá nhân, gây thất thoát đặc
biệt lớn tài sản của Nhà nước. Hành vi của bị cáo Lã Thị
Kim Oanh đã phạm tội tham ô tài sản theo Điều 278 BLHS.
Vì vậy quan điểm của Viện kiểm sát truy tố Lã Thi Kim
Oanh về tội tham ô như cáo trạng là có căn cứ (1)
Ví dụ 2, Vụ án Trần Văn Quyền phạm tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra ở tỉnh Đồng Nai.
Trần Văn Quyền có hành vi vay tiền của các hộ dân với
số tiền 90 triệu đồng rồi bỏ trốn. Tại phiên toà, luật sư cho
rằng việc Trần Văn Quyền vay 90 triệu đồng của các hộ
dân có biên nhận là quan hệ dân sự. Hành vi vay tiền này
của bị cáo không cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản như Viện kiểm sát truy tố. Trong phần đối đáp
của minh, Kiểm sát viên đã căn cứ vào các chứng cứ và
quy đinh của pháp luật để phân tích, kết luận vụ án này
như sau: Bị cáo Trần Văn Quyền đã có hành vi vay của
các hộ dân 90 triệu đồng. Nếu bị cáo thực hiện đúng như
cam kết là đến thời hạn trả nợ sòng phẳng cho các hộ dân
thi đúng như luật sư nêu đây là quan hệ dân sự. Nhưng
sau khi vay được tiền, bị cáo đã tìm cách trốn tránh việc
trả nợ bằng cách bỏ trốn. Căn cứ vào lời khai người làm
chứng lời khai của bị cáo thi sau khi vay được số tiền 90
triệu đồng của các hộ dân, bị cáo đã có hành vi bỏ trốn
nhằm chiếm đoạt số tiền vay này, thoái thác việc trả nợ
cho các hộ dân. Tại điểm a khoản 1 Điều 140 BLHS đã
(1)Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
quy định: "Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc
nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp
đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm
đoạt tài sản đó . Như vậy, căn cứ vào các quy đinh của
pháp luật thi hành vi vay tiền rồi bỏ trốn của bị cáo Trần
Văn Quyền đã cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản theo Điều 140 BLHS. Do vậy, quan điểm của
Viện kiểm sát về hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản của bị cáo Trần Văn Quyền như cáo
trạng truy tố là có căn cứ và đúng pháp luật. Với cách lập
luận này, việc đối đáp của Kiểm sát viên được Hội đồng
xét xử và dư luận phiên toà đồng tình(1)
Ví dụ 3, Vụ án Nguyễn Ngọc Thăng phạm tội cướp tài
sản và giết người xảy ra tại tỉnh Điện Biên. Tại phiên toà
bị cáo, luật sư đưa ra lập luận bị cáo không phạm tội cướp
tài sản vì chưa lấy được tài sản của nạn nhân. Còn hành
vi giết người là trường hợp ngoài ý muốn do bị nạn nhân
phát hiện. Kiểm sát viên đã đối đáp bác bỏ quan điểm của
luật sư: Theo lời khai của bị cáo và các chứng cứ khác cho
thấy vào thời điểm đó, bị cáo biết nạn nhân có món tiền
lớn vì mới bán đất nên đã có ý định chiếm đoạt số tiền này.
Theo bị cáo khai thì bi cáo đã có kế hoạch rất cụ thể. Bị cáo đã chuẩn
bị sẵn một con dao nhọn và phục sẵn bên ngoài, chọn đúng thời điểm
khi chỉ có một mình nạn nhân ở nhà để hoạt động. Khi nạn nhân mở của
đi vệ sinh, bị cáo lẻn vào nhà sau đó dùng một sợi giây rất chắc để xiết
cổ nạn nhân nhằm không gây tiếng động. Nhưng khi thấy nạn nhân quay
đầu lại thì bị cáo đã dùng dao đâm liên tiếp14 nhát vào cổ, người nạn nhân,
làm nạn nhân chất ngay tại chỗ. Sau đó bị cáo lục soát tìm tài sản nhưng không tìm được Như vậy, hành vi giết người của bị cáo là rõ ràng có căn cứ để kết luận: mục đích của việc giết người là nhằm cướp tài sản. Việc bị cáo không chiếm đoạt được tài sản là ngoài ý muốn của bị cáo. Với các chứng cứ được làm sáng
tỏ tại phiên toà lời khai của người bị hại, người làm chứng, đại diện gia đình người bị hại, các biên bản khám nghiệm tử thi vật chứng thu được . . .
Viện kiểm sát có quan điểm kết luận bị cáo phạm tội giết người và
cướp tài sản như cáo
trạng đã truy tố(1)
(1) Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
Ví dụ 4, Vụ án Nguyễn Văn Nhanh phạm tội hiếp dâm
Ở tỉnh Bạc Liêu.
Tại phiên toà, bị cáo thay đổi lời khai cho rằng việc
quan hệ tình dục là được người bị hại đồng ý và có hẹn
trước, do vậy việc truy tố bị cáo về tội hiếp dâm là oan.
Kiểm sát viên đã căn cứ các tình tiết của vụ án, các chứng
cử như lời khai người làm chứng, lời khai của người bị hại
và thực hiện việc đối đáp lại với bị cáo: Theo người bị hại
và những người làm chứng thì giữa bi cáo và người bị hại
không có quan hệ yêu đương từ trước, lúc quan hệ tình dục
người bị hại phản đối và đã chống cự, kêu la nhiều người
gần đó nghe thấy. Như vậy, việc bị cáo đã lợi dụng tình
trạng không thể tự vệ được của nạn nhân để có quan hệ
tình dục và trái với ý muốn của người bị hại là phạm tội
hiếp dâm. Bởi vì theo quy định tại khoản 1 Điều 111 BLHS
thì: "Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi
dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc
thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của
họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm . Với các căn cứ
được điều tra công khai tại phiên toà có cơ sở kết luận bị cáo
Nguyễn Văn Nhanh phạm tội hiếp dâm như cáo trạng của
VKSND đã truy tố (1)
Bốn là, kỹ năng đối đáp với ý kiên cho rằng bị cáo không
phạm tội do có sự thay đổi của pháp luật. Thực tiễn truy tố xét
xử thời gian qua cho thấy có nhiều trường hợp khi tiến hành xét
xử có nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc xử
lý hành vi phạm tội của bị cáo như các quy định của Chính phủ,
các thông tư liên tịch của các ngành hướng dẫn thi hành pháp
luật, trong đó có thông tư liên tịch của các cơ quan tư pháp, các
nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán hướng dẫn thi hành BLHS.
Ví dụ, BLHS có quy định các tình tiết "gây hậu quả nghiêm
trọng", "gây hậu quả rất nghiêm trọng", "gây hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng" (từ Điều 133 đến Điều 140, Điều 142 và Điều 143
BLHS) đã được Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TATC-
VKSTC-BCA-BTP ngày 25.12.2001 đã hướng dẫn các quy định
này. Vì vậy, để thực hiện tốt việc đối đáp của mình, vấn đề quan
(1) Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
trọng là Kiểm sát viên phải cập nhật, nắm chắc các văn bản quy
phạm pháp luật này để vận dụng vào việc xác định hành vi phạm
tội của bị cáo và làm căn cứ để đối đáp với bị cáo, người bào chữa
và những người tham gia tố tụng khác. Nhiều trường hợp mặc dù
bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng đưa ra
nhiều ý kiến về quy định của pháp luật để phản bác cáo trạng của
Viện kiểm sát, nhưng do nắm chắc các quy định của pháp luật
nên Kiểm sát viên đã đối đáp có kết quả, bảo vệ thành công cáo
trạng của Viện kiểm sát. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp
do không nắm vững các quy định của pháp luật nên Kiểm sát
viên không đối đáp có kết quả với bị cáo.
Ví dụ, Vụ án Nguyễn Văn Thành và đồng bọn có hành
vi vận chuyển 1954 gói thuốc lá ngoại bi bắt quả tang ngày
26. 3. 2003.
Quá trình điều tra các bị cáo thừa nhận đã vận chuyển
từ biên giới Cămpuchia về Việt Nam bán với số lượng 14, 7
triệu bao thuốc lá ngoại, thu lợi bất chính 1,3 triệu đồng.
Căn cứ Chỉ thị số 278/CT ngày 03. 8. 1990 của Thủ tướng
Chính phủ và Thông tư liên ngành số 08/TT-LN ngày
18. 9. 1990 thì hành vi buôn bán thuốc lá do nước ngoài sản
xuất trên lãnh thổ Việt Nam bi xử lý về tội buôn bán hàng
cấm, do vậy Viện kiểm sát đã truy tố Nguyễn Văn Thành
và đồng bọn về tội buôn bán hàng cấm theo khoản 3 Điều
1 55 BLHS. Tuy nhiên, ngày 23. 0 1 . 2006 và ngày 12 . 6. 2006
Chính phủ đã ban hành hai Nghị đinh số 12/CP và số
59/CP về thi hành luật thương mại, trong đó quy đinh thuốc
lá ngoại không phải là mặt hàng cấm nhập khẩu, không
phải là hàng cấm. Trong trường hợp này, đến ngày các
Nghị định trên đây của Chính phủ có hiệu lực thi hành mà
vụ án vẫn được truy tố về tội buôn bán hàng cấm là không
đúng với quy định của pháp luật (1).
Như vậy, đối với các tội phạm đã được các văn bản quy phạm
pháp luật hướng dẫn thì khi đối đáp Kiểm sát viên phải nghiên
cứu thật kỹ để vận dụng chính xác vào quá trình giải quyết vụ án
(vụ việc)
Ví dụ, Khi truy tố đối với hành vi đánh bạc, Kiểm sát
viên cần nắm vững các tình tiết vụ án và nghiên cứu kỹ các
(1) Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
văn bản hướng dẫn áp dụng Điều 248 BLHS để vận dụng
trong việc đối đáp. Điều 248 BLHS quy định: "1. Người nào
đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền
hay hiện vật có giá tri lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính
về hành vi quy định tại điều này. . . '? Vậy, hiểu như thế nào
là giá trị lớn? Trong thực tiễn giữa các cơ quan pháp luật,
giữa Kiểm sát viên và bị cáo, người bào chữa đã có tranh
luận trong thời gian khá dài về vấn đề này nhưng chưa
thống nhất. Để giải quyết vướng mắc này, Nghị quyết số
02/2003/NQ-HĐ TP ngày 17 . 4. 2003 đã quy định: "Tiền
hoặc hiện vật có giá trị từ 1 triệu đồng đến dưới 10 triệu
đồng là có giá trị lớn . Như vậy, nếu đánh bạc mà số tiền
chỉ dưới 1 triệu đồng mà chưa bị xử phạt hành chính về
hành vi quy định tại điều 248 và Điều 249 của Bộ luật hình
sự năm 1999 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này?,
đã được xoá án tích thi không được coi là tội phạm. Đây là
các nội dung Kiểm sát viên cần nghiên cứu nắm vững để
vận dụng chính xác khi truy tố, xét xử.
Năm là, kỹ năng đối đáp với tình huống bào chữa về tội danh
khác nhẹ hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố. Đây là tình huống
mà trong thực tiễn thường hay xảy ra. Tình huống này cho thấy,
bị cáo và người bào chữa thừa nhận hành vi của bị cáo đã cấu
thành tội phạm, nhưng phạm tội nhẹ hơn tội Viện kiểm sát truy
tố Đây là các trường hợp thường xảy ra trong việc xác định ý thức
chủ quan của bị cáo đối với hành vi phạm tội giết người hay cố ý
gây thương tích; cố ý gây thương tích hay là vô ý gây thương tích.
Hoặc là trong việc xác định chủ thể của tội phạm tham Ô hay là
lạm dụng tín nhiệm. Cũng có trường hợp trong việc xác định yếu
tố dùng bạo lực đối với tội cướp hay cưỡng đoạt; có phòng vệ chính
đáng hay là vượt quá phòng vệ chính đáng. Đối với các trường hợp
này, Kiểm sát viên cần nắm vững các dấu hiệu đặc trưng của từng
loại tội và các tình tiết của vụ án để phân tích trong việc đối đáp
để bảo vệ cáo trạng.
Ví dụ 1, Vụ án Nguyễn Văn Việt phạm tội giết người ở
tỉnh Trà Vinh.
Do tranh chấp đất nên giữa ông Nguyễn Văn Dũng và
Nguyễn Văn Việt đã có cãi cọ và xảy ra mâu thuẫn. Ngày
18 . 6. 2004, trong lúc ông Dũng đang làm đồng thì bị
Nguyễn Văn Việt dùng búa đánh nhiều nhát vào đầu làm
ông Dũng ngã và bất tỉnh. Sau đó Việt bỏ mặc ông Dũng
bị thương, nhưng nhờ được nhân dân kịp thời đưa đi cấp
cứu nên ông Việt không chết. Giám đinh tỷ lệ thương tật
của ông Dũng là 53, 1 7% sức khoẻ. Trong quá trình xét xử,
bi cáo và luật.sư cho rằng hành vi của bi cáo chỉ phạm tội
cố ý gây thương tích theo Điều 104 BLHS. Kiểm sát viên
đã đối đáp lại Bị cáo dừng búa đánh mạnh nhiều nhát vào
đầu nạn nhân. Khi nạn nhân bị đánh ngã và ngất xỉu, bi
cáo không có biện pháp cấp cứu mà bỏ mặc. Do vậy,
chứng tỏ hành vi của bị cáo rất nguy hiểm, xâm phạm vào
quyền sống của con người. Ý thức của bị cáo thấy được
hành vi dùng búa đánh nhiều nhát vào đầu nạn nhân là rất
nguy hiểm và thấy trước hậu quả có thể xảy ra là ông
Dũng chết, nhưng bị cáo vẫn thực hiện hành vi nhằm cướp
đi sinh mạng của ông Việt. Việc ông Dũng không chết là
do được nhân dân đưa đi cấp cứu kịp thời. Vì vậy, hành vi
của bị cáo đã phạm tội giết người được quy định tại Điều
93 BLHS, chứ không phải tội cố ý gây thương tích như bi
cáo và luật sư bào chữa. Nội dung đối đáp của Kiểm sát
viên được dư luận và Hội đồng xét xử đồng tình(1).
Ví dụ 2, Vụ án Võ Minh Trường phạm tội cố ý gây
thương tích ở tỉnh Phú Yên.
Bi cáo Trường có hành vi dùng dao Thái Lan đâm vào
bụng người bi hại, gây thương tích 32% sức khoẻ. Tại
phiên toà, luật sư bào chữa cho bị cáo lập luận bị cáo có
hành vi phạm tội như cáo trạng truy tố là đúng. Tuy nhiên,
lúc đầu luật sư cho rằng bi cáo phạm tội cố ý, nhưng sau
đó lại nói là vô ý. Kiểm sát viên đã căn cứ vào vết thương
của người bị hại và hung khí gây án để khẳng định: việc bị
cáo dùng dao Thái Lan đâm vào bụng nạn nhân, hậu quả
làm thủng dạ dày thì không thể là hành vi với hình thức lỗi
vô ý được Bởi vi, bị cáo thực hiện hành vi dùng dao Thái
Lan đâm vào bụng nạn nhân là nhận thức rõ tính chất nguy
hiểm cho xã hội của hành vi đang thực hiện và thấy trước
được hậu quả do hành vi gây ra và mong muốn hậu quả
xảy ra (dao nhọn đâm vào bụng thì chắc chắn sẽ làm người
bị hại thương tích) chứ không phải không mong muốn hậu
(1) Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
quả xảy ra như tội vô ý. Mặt khác, trong lời trình bày của
mình, quan điểm của luật sư không vững vàng, có lúc luật
sư cho đây là cố ý, có lúc lại cho đây là vô ý. Điều đó càng
khẳng định quan điểm của Viện kiểm sát về hành vi của bị
cáo cấu thành tội cố ý gây thương tích là có căn cứ(1)
Ví dụ 3, Vụ án Phan Thị Thu cùng đồng bọn có hành vi
lập chứng từ khống để nhận thuốc từ kho của bệnh viện
Đa khoa Long An (tỉnh Long An) bán lấy tiền chia nhau.
Tại phiên toà, bị cáo và luật sư cho rằng các bị cáo chỉ
phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 BLHS.
Kiểm sát viên đã căn cứ vào chức vụ của bị cáo để đối đáp
như sau: Bị cáo Phan Thị Thu là Điều dưỡng viên hành
chính. Đây là một chức danh theo quy định của Bộ y tế và
được lãnh đạo bệnh viện bổ nhiệm, phân công. Như vậy,
bị cáo Thu là người có chức vụ quyền hạn nhất định. Bị
cáo và luật sư bào chữa cho rằng bị cáo Thu không có
chức vụ quyền hạn là chưa chính xác với thực tế. Tuy các
khoa của bệnh viện không có con dấu riêng, không có tài
khoản riêng nhưng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám
đốc bệnh viện. Các bị cáo lợi dụng chức vụ, quyền hạn
trong việc lập chứng từ khống để nhận thuốc từ kho của
bệnh viện. Chỉ có bị cáo có chức vụ ấy mới được nhận
thuốc từ kho của bệnh viện. Tại thời điểm thuốc từ kho của
bệnh viện được chuyển cho bị cáo là tài sản thuộc quyền
quản lý của bị cáo. Như vậy, bi cáo đã sử dụng chức trách
của mình để nhận thuốc từ kho của bệnh viện về rồi bán
chia nhau là làm trái các quy đinh về chế độ quản lý tài
sản. Để chiếm đoạt số thuốc của bệnh viện, bi cáo có thủ
đoạn gian dối để che dấu hành vi phạm tội như lập chứng
từ khống. Việc lập chứng từ khống để chiếm đoạt tài sản
là thủ đoạn gian dối của người có chức vụ, quyền hạn khi
thực hiện hành vi tham ô, chứ không phải là dấu hiệu của
tội lừa đảo như bị cáo và luật sư bào chữa. Với cách lập
luận như trên đã có sức thuyết phục Hội đồng xét xử (1)
Ví dụ 4, Vụ án Bùi Khắc Hoan và đồng bọn phạm tội
cướp tài sản ở tỉnh Ninh Bình.
Bùi Khắc Hoan, Trương Huy Chính, Quách Văn ý có
hành vi chặn xe ôm vào ban đêm để xin tiền lái xe, trên xe
(1) Ngồn hồ sơ vụ án tại VKSNDTC
có lái xe, phụ xe. Bị cáo Chính nhảy lên xe xin tiền và túm
cổ áo lái xe doạ không cho ra khỏi khu vực. V lái xe chần
chừ không cho nên bị cáo ý nhặt gạch ném vỡ đèn xe. Tại
phiên toà, bị cáo chối tội và cho rằng người bi hại chưa lâm
vào tình trạng tê liệt ý chí Hội đồng cũng nghiêng về quan
điểm này và cho rằng hành vi của các bị cáo có dấu hiệu
của tội cưỡng đoạt tài sản. Do có sự chuẩn bị kỹ từ trước,
dự kiến đúng các tình huống xảy ra tại phiên toà, Kiểm sát
viên đã tiến hành xét hỏi, làm rõ ý thức chủ quan của từng
bị cáo và tiến hành đối đáp: Tại phiên toà các bị cáo đã thừa
nhận "Có nói với lái xe là con nghiện đang lên cơn, cần tiền '?
Đồng thời, các bi cáo cũng đã thừa nhận có hành vi đập phá
xe ôm, bắt người bị hại đưa tiền, túm cổ áo lái xe đe doạ vào
đêm tối. Như vậy, các bị cáo đã dùng lời nói và cử chỉ để đe
doạ nạn nhân. Việc đe doạ này xảy ra trong mối tương quan
lực lượng có lợi cho bị cáo (bị cáo có 3 người, người bị hại
có hai người). Đặc biệt 3 bị cáo tự nhận là con nghiện đang
lên cơn và xảy ra giữa đêm tối. Trong thực tiễn, nhiều vụ án
cướp của, giết người mà bị cáo là các con nghiện đã có
những hành vi rất liều lĩnh, manh động và dã man. Với hoàn
cảnh xảy ra như vậy, sự đe doạ của các bị cáo làm cho nạn
nhân thấy rằng vũ lực sẽ xảy ra ngay nếu như không đưa tài
sản cho chúng. Như vậy, hành vi đe doạ của bị cáo đã chứa
đựng yếu tố dùng vũ lực ngay tức khắc. Vì vậy, cần xét xử
các bị cáo tội cướp tài sản như cáo trạng của Viện kiểm sát
đã truy tố. Trên cơ sớ phân tích như trên, Hội đồng xét xử đã
nhất trí với quan điểm truy tố của Viện kiểm sát (1).
Sáu là kỹ năng đối đáp với tình huống bào chữa cho rằng bị cáo
phạm tội về khoản khác nhẹ hơn khoản mà Viện kiểm sát truy tố.
Đây là các tình huống trong thực tế cũng thường xảy ra. Để đối
đáp với các tình huống này, Kiểm sát viên cần nắm vững các quy
định của pháp luật để vận dụng cho phù hợp với tính chất, mức độ
của hành vi phạm tội. Bộ luật hình sự năm 1999 có nhiều quy định
nhưng thực tiễn truy tố, xét xử có nhiều vướng mắc trong nhận
thức giữa các cơ quan pháp luật. Đó là các quy định thế nào là gây
cố tật nhẹ (điểm b khoản 1 Điều 104 BLHS); vũ khí, phương tiện
hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác (điểm d khoản 2 Điều 133 BLHS);
tình tiết có giá trị lớn, có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn (Điều 248
BLHS); quy mô lớn, thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn
(Điều 249 BLHS); dùng hung khí nguy hiểm, phạm tội nhiều lần
đối với cùng một người hoặc nhiều người (điểm a, c khoản 1 Điều
104 BLHS); phạm tội nhiều lần (điểm c khoản 2 Điều 254 BLHS);
phạm tội có tính chất chuyên nghiệp (điểm b khoản 1 Điều 48
BLHS); về việc xác định trách nhiệm hình sự đối với người chưa
thành niên; quyết định hình phạt tù đối với người chưa thành niên
từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi; về một số tình tiết là yếu tố định tội
hoặc định khung hình phạt . . . Những vấn đề trên đây đã được nghị
quyết của Hội đồng Thẩm phán hoặc thông tư liên tịch hướng dẫn
cụ thể, các Kiểm sát viên cần nắm vững để làm căn cứ đối đáp với
các ý kiến đề nghị xét giảm nhẹ hình phạt. Đồng thời, Kiểm sát
viên phải vận dụng các quy định của các văn bản hướng dẫn áp
dụng một số quy định của BLHS để giải quyết vụ việc có hiệu quả.
Ngoài ra, Kiểm sát viên cần bám sát các tình tiết của vụ án để
phân tích và đối đáp cho phù hợp các quy định của pháp luật.
Ví dụ 1, Vụ án Nguyễn Văn Điều vì mâu thuẫn ghen
tuông nên đã dùng cành cây đánh chị Hoàng Chung Thuỷ
bị thương với thương tật 27%. Viện kiểm sát truy tố bị cáo
về tội cây gây thương tích... theo điểm a khoản 2 Điều 104
BLHS và đề nghị Hội đồng xét xử phạt bị cáo Điều từ 3
năm đến 4 năm tù. Trong quá trình xét xử, hành vi phạm
tội đã được xét hỏi công khai làm rõ, bi cáo nhận tội như
cáo trạng của Viện kiểm sát truy tố, chỉ đề nghị Hội đồng
xét xử xem xét áp dụng khoản 2 Điều 46 BLHS cho giảm
nhẹ hình phạt vì bị cáo có thành tích xuất sắc trong công
tác được thủ trưởng đơn vi tặng giấy khen. Đồng thời,
người bi hại cũng đề nghị được giảm nhẹ cho bi cáo. Khi
đối đáp lại Kiểm sát viên đã viện dẫn các căn cứ pháp luật
để khẳng đinh: Bị cáo Nguyễn Văn Điều có thành tích
trong công tác và được tặng giấy khen là có thật. Tuy
nhiên, hình thức khen thưởng là giấy khen của thủ trưởng
đơn vị không được xem là tình tiết giảm nhẹ. Bới vì, căn cứ
Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐ TP ngày 04. 8. 2000 của Hội
đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp
dụng một số quy định trong phần chung của BLHS năm
1999 trong đó có điểm s khoản 1 Điều 46 BLHS đã xác
đinh: "người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến
đấu học tập hoặc công tác là người được thưởng Huân
chương, Huy chương, Bằng khen, Bằng lao động sáng tạo
hoặc có sáng chế, phát minh có giá trị lớn hoặc nhiều năm
là chiến sĩ thi đua . . . '? Với cách viện dẫn này Kiểm sát viên
không những bác bỏ có căn cứ những đề nghị của bị cáo
mà còn có tác dụng thuyết phục Hội đồng xét xử và những
người tham gia phiên toà(1).
Ví dụ 2, Vụ án Đồng Thế Chẩn phạm tội cố ý gây
thương tích ở Quảng Ninh.
Đồng Thế Chẩn đã có hành vi dùng dao đâm người bị
hại gây thương tích, tổn hại sức khoẻ 36%. Tại phiên toà
bị cáo bào chữa là khi đang cầm dao ở tay, do người bị hại
xô vào nên dao đã va vào người vi vậy đã gây thương tích
cho người bị hại. Luật sư bào chữa cho bị cáo cho rằng, bị
cáo có hành vi phạm tội gây thương tích trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh theo Điều 105 BLHS. Kiểm
sát viên đã đối đáp với bị cáo và luật sư như sau: Việc khai
báo của bị cáo tại phiên toà có mâu thuẫn so với tại cơ
quan điều tra, đồng thời mâu thuẫn với kết quả giám định.
Kiểm sát viên đã công bố các lời khai của bị cáo tại cơ
quan điều tra, tiến hành thẩm vấn thêm làm rõ tư thế cầm
dao đâm, khoảng cách giữa bị cáo, người bị hại. Từ đó,
Kiểm sát viên phân tích và đi đến kết luận bị cáo không thể
vô ý tạo nên vết thương ở bụng và ở lưng của người bị hại
được. với các cơ chế hình thành vết thương, tư thế dùng
dao đâm như vậy có căn cứ khẳng đinh bị cáo đã có hành
vi nguy hiểm với quyết tâm đến cùng và mong muốn hậu
quả xảy ra. Kiểm sát viên đã viện dẫn lời khai của những
người làm chứng, của người bị hại để khẳng định người bị
hại không có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với bị
cáo Do vậy, với các chứng cứ đã được làm rõ tại phiên toà
không có cơ sở để kết luận bị cáo phạm tội trong trạng thái
tinh thần bi kích động mạnh theo Điều 105 BLHS. Vì vậy,
việc truy tố bi cáo Đồng Thế Chẩn phạm tội cố ý gây
thương tích là có căn cứ. Nội dung đối đáp này đã được Hội
đồng xét xử ủng hộ (1).
Ví dụ 3, Vụ án Nguyễn Quốc Khánh cùng đồng bọn
phạm tội cướp giật tài sản.
Trong phần bào chữa, luật sư đã đưa ra nhiều tình tiết
(1)Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
(2)Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
giảm nhẹ để đề nghị Hội đồng xét xử quyết đinh hình phạt
dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã
quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn
của điều luật. Trong đó, có những tình tiết luật sư đưa ra
không đúng với quy định của pháp luật như tình tiết phạm
tội lần đầu. Kiểm sát viên đã căn cứ vào điểm h khoản 1
Điều 46 BLHS và tính chất của vụ án để đối đáp: Trong
trường hợp cụ thể này thì Ngyuyễn Quốc Khánh tuy phạm
tội lần đầu nhưng đây là trường hợp nghiêm trọng nên
không được áp dụng điểm h khoản 1 điều 46 BLHS. Bởi vì,
theo điểm h khoản 1 BLHS quy đinh "Phạm tội lần đầu và
thuộc trường hợp ít nghiêm trọng . Nguyễn Quốc Khánh và
đồng bọn phạm tội cướp giật có tổ chức, do vậy phải bị truy
cứu trách nhiệm hình sự theo điểm a khoản 2 Điều 136
BLHS. Đây là trường hợp phạm tội nghiêm trọng. Do vậy,.
trong vụ án này tuy bị cáo phạm tội lần đầu, nhưng thuộc
trường hợp nghiêm trọng, vì thế tình tiết phạm tội lần đầu
nhưng là trường hợp nghiêm trọng, nên không được coi là
tình tiết giảm nhẹ. Lời đối đáp của Kiểm sát viên đã được
Hội đồng xét xử nhất trí (1).
Ví dụ 4, Vụ án Trần Như Toàn phạm tội cây gây thương
tích ở tỉnh Nam Định.
Hai người bị hại trong vụ án này là 2 đồng chí Công
an xã với thương tích mỗi người là 23% và 11%. Tại
phiên toà, luật sư và người bị hại đưa ra quan điểm cho
rằng khi vụ án xảy ra người bị hại là người đang đi làm
nhiệm vụ. Do vậy, phải áp dụng điểm k khoản 1 và
khoản 2 Điều 104 BLHS để xử phạt nghiêm khắc các bị
cáo Tuy nhiên Kiểm sát viên đã căn cứ vào các chứng
cứ đã được làm rõ tại phiên toà để đối đáp: Căn cứ vào
các lời khai của bị cáo, bị hai, người làm chứng, tại thời
điểm xảy ra vụ án các người bị hại tuy là công an viên
nhưng không được phân công làm bất cứ nhiệm vụ gì và
như vậy không được coi người bị hại là người đang làm
nhiệm vụ. Vì vậy, không có căn cứ để áp dụng điểm k
khoản ~ và khoản 2 Điều 104 BLHS để truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với bị cáo. Với các chứng cứ đã được
(1) Nguòn hồ sơ tại VKSNDTC
làm sáng rõ, vụ án này chỉ cần áp dụng khoản 1 Điều
104 BLHS để truy tố bị cáo như cáo trạng của Viện kiểm
sát là phù hợp. Quan điểm đối đáp của Kiểm sát viên đã
được Hội đồng xét xử nhất trí(1).
Đối với ý kiến của bị cáo và luật sư đề nghị cho hưởng án
treo thì các Kiểm sát viên cần nắm chắc quy định Điều 60 BLHS.
Điều 60 BLHS quy định điều kiện áp dụng án treo là: có mức phạt
tù không quá 3 năm; nhân thân và các tình tiết giảm nhẹ. Trong
thực tiễn áp dụng pháp luật, có nhiều trường hợp chúng ta chưa
phân định sự khác nhau giữa nhân thân và và hoàn cảnh gia
đình. Có trường hợp bị cáo có tiền án, tiền sự nhưng lấy lý do gia
đình có bố được thưởng huân chương để đề nghị cho hưởng án
treo. Điều kiện về nhân thân theo Điều 60 BLHS nói lên bị cáo là
người lần đầu phạm tội, không cần cách ly xã hội. Còn gia đình có
bố được thưởng huân chương thì đó là tình tiết giảm nhẹ theo
khoản 2 Điều 46 BLHS.
Bảy là, kỹ năng đối đáp với tình huống mà bị cáo, người bào
chữa và những người tham gia tố tụng cho rằng cần phải hoãn
phiên toà để trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để yêu cầu điều tra bổ sung
vô vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, bỏ lọt tội phạm và có
nhiều mâu thuẫn về chứng cứ.
Mặc dù hiện nay Bộ luật TTHS chưa quy định cụ thể về thủ tục
Toà án trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn đang xét
xử Nhưng trong thực tiễn xét xử tình hình này thường xảy ra.
Hàng năm số án bị Toà án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để yêu cầu
điều tra bổ sung 2 1 70 vụ án (trong đó, trả hồ sơ vì lý do về thủ tục
tố tụng chiếm 12%, vì lọt tội chiếm 9%) . . . Điều này có nghĩa là quá
trình thụ lý vụ án, khi thấy có một trong các trường hợp quy định
tại khoản 1 Điều 179 Bộ luật TTHS thì Hội đồng xét xử được ra
quyết định hoãn phiên toà, trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Theo quy
định tại khoản 2,3 Điều 199 Bộ luật TTHS thì một trong hai quyết
định mà Hội đồng xét xử phải thảo luận và thông qua tại phòng
nghị án có quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Điều đó có
nghĩa là tại phiên toà khi thấy có một trong các trường hợp quy
định tại khoản 1 Điều 179 Bộ luật TTHS thì Hội đồng xét xử ra
quyết định hoãn phiên toà, hồ sơ để điều tra bổ sung. Trong nhiều
(1) Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
trường hợp theo đề nghị của Kiểm sát viên, Hội đồng xét xử có thể
hoãn phiên toà, trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung. Tuy nhiên,
Bộ luật TTHS chưa quy định cụ thể nội dung này, do vậy quá trình
sửa đổi, bổ sung Bộ luật TTHS cần lưu ý nội dung này để quy định
cụ thể về việc trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung.
Đối với tình huống cho rằng vụ án có vi phạm nghiêm trọng
tô tụng hình sự. Kiểm sát viên cần nắm vững các quy định tại Nghị
quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05.11.2004 của Hội đồng Thẩm
phán TANDTC hướng dẫn như thế nào là vi phạm nghiêm trọng
thủ tục tố tụng. Tại điểm 4.4 của Nghị quyết trên đây đã khẳng
định: "Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tô/tụng là trường hợp Bộ luật
TTHS quy định bắt buộc phải tiên hành hoặc tiên hành theo thủ
tục tô tụng, nhưng cơ quan tiên hành tố tụng, ngưu tiên hành tôi
tụng bỏ qua hoặc thực hiện không đúng, xâm phạm nghiêm trọng
đên~quyền lợi của bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự,
bị đơn dân sự, người có quyên lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án
hoặc làm cho việc giải quyết vụ án thiếu khách quan, toàn diện".
Những dạng vi phạm thủ tục tố tụng thường bị người bào chữa
và những người tham gia tố tụng đề nghị Hội đồng xét xử trả lại hồ
sơ để yêu cầu điều tra bổ sung là các trường hợp liên quan đến việc
xác định sự thật vụ án. Đó là các trường hợp xác định tuổi phải chịu
trách nhiệm hình sự của bị cáo, tuổi của nạn nhân trong việc xác định
hiếp dâm hay hiếm dâm trẻ em; trong việc giám định, hoặc là các
trường hợp vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự như về xử
lý tang vật, các trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa mà chưa
có sự tham gia của người bào chữa... Đối với các tình huống này Kiểm
sát viên phải nghiên cứu kỹ các ý kiến bào chữa đưa ra, đối chiếu với
các quy định của pháp luật để xem xét, chấp nhận hay bác bỏ.
Ví dụ 1, Vụ án Trịnh Quang Long và Lâm Ngọc Thái
phạm tội cây gây thương tích.
Tại phiên toà luật sư bào chữa cho bi cáo Trịnh Quang
Long cho rằng: Đây là bản giám định không khách quan,
bởi vì chỉ với một giám định viên thì không đủ khả năng
chuyên môn để giám đinh cho một con người. Mặt khác,
trong phần khám thương tích của biên bản giám đinh về vết
thương niệu đạo của Thuỷ, giám đinh viên có nêu tiết dịch
màu nâu có mùi hôi, do vậy vết thương tại niệu đạo của
Thuỷ không phải do Long gây ra mà do Thuỷ bi bệnh xã hội
trước khi bi Long đánh, nên không thể tính chung vào
thương tích do Long và Thái gây ra cho Thuỷ. Mặt khác,
việc xác định tỷ lệ thương tật (20%) tại niệu đạo của Thuỷ
là không có căn cứ. Kết luận của Giám đinh viên pháp y
Bệnh viện 109 Quân khu 11 đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục
TTHS và Pháp lệnh Giám đinh tư pháp, vi trong kết luận
không ghi trình độ văn hoá của Giám định viên và bản giám
định không đúng hình thức văn bản. Luật sư đề nghị Hội
đồng xét xử hoãn phiên toà trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để
điều tra giám đinh lại thương tích cho người bị hại. Kiểm sát
viên đã đối đáp: Luật sư cho rằng một Giám đinh viên thì
không đủ khả năng giám đinh thương tích, vì các bộ phận
trên cơ thể con người rất phức tạp là không có căn cứ. Bởi
vì Giám định viên là người có đầy đủ trình độ chuyên môn,
phẩm chất đạo đức và được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền bổ nhiệm để làm công tác giám định. Việc luật sư cho
rằng vết thương niệu đạo của Thuỷ không phải do Long mà
do bệnh xã hội gây ra là không có căn cứ. V căn cử vào lời
khai của Thuỷ, Long và những người làm chứng đã xác định
chính Long đã gây thương tích tại niệu đạo của Thuỷ. Mặt
khác tại giấy chứng thương của bệnh viện Vun Phúc xác
định chảy máu đầu miệng sáo. Bệnh viện Bạch Mai đã chẩn
đoán: dập niệu đạo trước do bị đánh. Do vậy không thể cho
rằng vết thương tại niệu đạo của Thuỷ là do bệnh xã hội gây
ra. Việc áp dụng Mục 7 Chương VII của bản quy chế tiêu
chuẩn thương tật để xác định tỷ lệ thương tật tại niệu đạo
của Thuỷ là hoàn toàn chính xác vì dập niệu đạo cần được
hiểu là niệu đạo bi để theo nhiều chiều hướng. Việc kết luận
giám định không ghi trình độ văn hoá của Giám định viên
tuy có vi phạm thủ tục tố tụng, nhưng không phải là vi phạm
nghiêm trọng. Kết luận giám định do Giám định viên ký,
không vi phạm về hình thức văn bản theo Pháp lệnh Giám
định tư pháp. Từ những lập luận trên, Kiểm sát viên đề nghị
Hội đồng xét xử không trả lại hồ sơ mà tiếp tục tuyên án. Đề
nghị này được Hội đồng xét xử đồng ý(1)
Ví dụ 2, Vụ án Lê Văn Mạnh phạm tội giết người, hiếp
dâm Ở tỉnh Thanh Hoá.
Khoảng 1 7h ngà.y 2 1 . 3. 2005, Lê Văn Mạnh đã có hành
(1) Nguồn hồ sơ vụ án tại VKSNDTC
vi giết người và hiếp dâm cháu Hoàng Thị Loan. Người
bào chữa cho rằng đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, bị
cáo cùng một lúc phạm 2 tội đặc biệt nghiêm trọng và có
nhiều tình tiết tăng nặng, mức hình phạt có thể tử hình,
nhưng quá trình điều tra, truy tố và xét xử, bị cáo không
có luật sư bào chữa theo quy đinh của pháp luật. Khoản
2 Điều 57 BỘ luật TTHS quy đinh: các trường hợp bị can,
bị cáo phạm tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là
tử hình; bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có
nhược điểm về tâm thần hoặc thể chết thì bắt buộc phải
có người bào chữa. Kiểm sát viên thấy rằng y kiến của
người bào chữa là có căn cứ, nên đồng ý với đề nghị của
người bào chữa(1)
Ví dụ 3, Vụ án Nguyễn Văn Phát phạm tội hiếp dâm và
giết người ở thành phố C.
Vụ án này bị cáo phạm hai tội đặc biệt nghiêm trọng
nhưng quá trình điều tra không mời luật sư tham gia tố
tụng là vi phạm khoản 2 Điều 57 Bộ luật TTHS. Người làm
chứng là cháu Nguyễn Văn Lên 10 tuổi, nhưng khi lấy lời
khai không có giám hộ của cháu Lên là vi phạm khoản 5
Điều 1 35 Bộ luật TTHS.
Ngày 26.01.2007, Cơ quan cảnh sát điều tra có Công
văn số 45/Ci6(P6), Bộ Công an hướng dẫn "Đối với các
trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa (khoản 2 Điều
57 Bộ luật TTHS) thi Cơ quan điều tra phải chủ động thực
hiện, đây là vấn đề bắt buộc. Nếu không thực hiện thì các
biên bản hỏi cung sẽ không có giá trị pháp luật . Ngày
28.02.2007 Toà án nhân dân tối cao có Công văn số
26/KHSX hường dẫn: sau khi thụ lý vụ án và qua nghiên
cứu hồ sơ vụ án, nếu xét thấy trường hợp bắt buộc phải có
người bào chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 57 của Bộ
luật TTHS, mà các giai đoạn tố tụng trước đó chưa có sự
tham gia của người bào chữa (trừ trường hợp bị can, bị cáo
và người đại diện hợp pháp của họ từ chối người bào chữa)
thi tuỳ từng trường hợp cụ thể mà giải quyết như sau:
"1. Trường hợp thụ lý để xét xử sơ thẩm, thì Toà án căn
cứ vào điểm c khoản 1 Điều 1 79 của Bộ luật tố tụng hìnhkhi xét xử
(1) Ngồn hồ sơ tại VKSNDTC
phúc thẩm Toà án cấp phúc thẩm căn cứ Điều 250 của Bộ
luật tố tụng kinh sự huỷ án sơ thẩm để điều tra lại (nếu các
giai đoạn tố tụng trước khi xét xử sơ thẩm chưa có sự tham
sự trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát để điều tra bố sung.
2. Trường hợp thụ lý để xét xử phúc thẩm, thi
gia của người bào chữa) hoặc huỷ án để xét xử lại (nếu các
giai đoạn tố tụng trước khi xét xử sơ thẩm đã có sự tham
gia của người bào chữa, nhưng ở giai đoạn xét xử sơ thẩm
không có sự tham gia của người bào chữa(1).
Do vậy, đối với vụ án trên đây, nếu chưa truy tố thì Kiểm sát
viên phải căn cứ khoản 3 Điều 168 Bộ luật TTHS trả hồ sơ cho cơ
quan điều tra để yêu cầu điều tra bổ sung; nếu đã truy tố và phiên
toà đang xét xử sơ thẩm thì Kiểm sát viên căn cứ vào các Điều 179,
199 Bộ luật TTHS để đề nghị Hội đồng xét xử trả hồ sơ để điều tra
bổ sung. Nếu đang xét xử phúc thẩm thì Kiểm sát viên căn cứ Điều
250 Bộ luật TTHS để đề nghị Hội đồng xét xử huỷ án sơ thẩm để
yêu cầu điều tra lại (nếu quá trình điều tra chưa có sự tham gia
của người bào chữa); huỷ án sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại (nếu
phiên toà sơ thẩm không có luật sư bào chữa cho bị cáo).
Đối với tình huống vụ án có nhiều mâu thuẫn về chứng cứ, cần
trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung. Đây là các trường hợp mà qua xét
hỏi công khai có nhiều tình tiết của vụ án chưa được làm sáng rõ.
Trong trường hợp này Kiểm sát viên cần nghiên cứu kỹ các đề nghị
của bị cáo, người bào chữa và các quy định của pháp luật để xem
xét chấp nhận hay bác bỏ.
Ví dụ 1, Vụ án Lê Ngọc Kiều phạm tội chứa mại dâm Ở
tỉnh Long An.
Tại phiên toà lời khai của bị cáo và người làm chứng có
nhiều mâu thuẫn. Bị cáo một mực kêu oan cho rằng bị cáo
không có hành vi tổ chức chứa mại dâm. Việc bán dâm là
do tiếp viên, bị cáo hoàn toàn không biết. Trong khi đó, người bán
dâm và người mua dâm không có mặt tại phiên tòa. Qúa trình điều tra
không được tiến hành đối chất. Trong lúc đó, luật sư bào chữa cho bị
cáo đề nghị cho hoãn phiên tòa để điều tra bổ sung. Như vậy, việc luật
sư đề nghị trả hồ sơ để điều tra bổ sung là có căn cứ, Kiểm sát viên cần ủng hộ
quan điểm trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Đây là vụ án mà trong quá trình điều tra và kiểm sát điều tra còn có nhiều thiếu sót, cần phải được điều tra củng cố thêm cứng cứ.(1)
Ví dụ 2, Vụ án đưa và nhận hối lộ tại Công ty Cổ phần
bảo hiểm Petrolimex (PJICO).
Tại phiên toà ngày 11.4.2007, trong phần thẩm vấn, bi
cáo Phan Hồng Thu đã khai về việc Cơ quan điều tra
không "sờ" tới hai hợp đồng dịch vụ có ý nghĩa quan trọng
quyết đinh tính chất của vụ án. Phan Hồng Thu khai rằng
việc làm của minh là do bị "ấp"/ầm theo "kịch bản" của luật
sư (bên Công ty Việt Thái Phong) và Trần Nghĩa Vinh. Để
được chi tiền bảo hiểm, Thu phải chấp nhận "thương lượng"
và được gợi ý phải chi hoa hồng 50% số tiền bảo hiểm 3, 8
tỷ Tại Toà, luật sư bào chữa cho bị cáo Phan Hồng Thu đã
đưa ra một số ch~lg cứ quan trọng về PJICO đã mua tái
bảo hiểm lô hàng tại một công ty ở Xinhgapo với mức 80%
giá tri bảo hiểm. Điều này đã được đại diện của PJICO thừa
nhận trước Toà là có thật. Luật sư ĐỖ Thi Thanh Tâm đã
nói. "Có tài liệu chứng minh PJICO đã nhận hai lần tổng
cộng gần 1 50. 000USA tiến tái bảo hiểm . Ngày 18 . 4. 2005,
thực hiện trách nhiệm chi trả bồi thường việc tái bảo hiểm
nói trên, phía Xinhgapo đã chấp nhận thanh toán đợt một
gần 100. 000USD cho PJICO. Sự việc này xảy ra một tháng
sau khi PJICO chấp nhận thanh toán bảo hiểm 3, 8 tỷ đồng
cho Công ty Việt Thái Phong. Tuy nhiên, vấn đề đó đã
không được đề cập trong cáo trạng của Viện kiểm sát.
Theo các luật sư, đây là các tình tiết mới cần được xem xét
lại để xác định rõ mức độ thiệt hại của PJICO trong vụ án.
Trên cơ sở các tài liệu do bị cáo và luật sư đưa ra, Kiểm
sát viên thấy đây là các chứng cứ cần phải được tiếp tục
điều tra làm rõ, nên đã đề nghị Hội đồng xét xử trả hồ sơ
để điều tra bổ sung. Chiều ngày 11.4.2007, Hội đồng xét
xử đã cho tạm dừng phiên toà, trả hồ sơ vụ án cho Viện
kiểm sát để điều tra bổ sung(2)
- Đối với tình huống vụ án có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, cần trả
lại hồ sơ để điều tra bổ sung.
Tình huống này có thể xảy ra khi bị cáo, người bào chữa, người
tham gia những đưa ra lập luận cho rằng quá trình điều tra, truy
(1) Nguồn hồ sơ tại VKSNDTC
tố đã bỏ lọt hành vi phạm tội và người phạm tội và yêu cầu trả hồ
sơ để điều tra bổ sung. Trong các tình huống này Kiểm sát viên
phải nghiên cứu kỹ những nội dung họ nêu ra. Đồng thời đối chiếu
với các tình tiết của vụ án đã được làm rõ tại phiên toà. Trên cơ sở
đó phân tích, đánh giá và kết luận về việc các cơ quan pháp luật có
bỏ lọt hành vi phạm tội và người phạm tội hay không như ý kiến
của bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng. Nếu
qua nghiên cứu thấy có căn cứ xác định là không có việc để lọt
hành vi phạm tội và tội phạm thì bác bỏ ý kiến cho rằng vụ án này
lọt tội phạm. Trong trường hợp nếu có dấu hiệu bỏ lọt hành vi
phạm tội hoặc người phạm tội thì có thể đề xuất Hội đồng xét xử
sẽ khởi tố bị can để tiếp tục điều tra xử lý sau, hoặc có thể đề nghị
Hội đồng xét xử trả Hồ sơ điều tra bổ sung.
Ví dụ 1, Vụ án Trần Huy Hùng trộm cắp 3 xe máy bị
Viện kiểm sát truy tố theo khoản 2 Điều 138 Bộ luật hình
sự về tội trộm cắp tài sản.
Tại phiên toà, qua xét hỏi bị cáo Hùng đã nhận toàn bộ
hành vi phạm tội như cáo trạng của Viện kiểm sát đã truy
tố Đồng thời bị cáo còn khai thêm số xe máy trên đây
được Nguyễn Tài tiêu thụ. Bị cáo và đại diện người bị hại
yêu cầu khởi tố Nguyễn Tài để xử lý cùng vụ án, như vậy
mới bảo đảm công bằng. Kiểm sát viên đã đối đáp lại như
sau: Tại phiên toà bị cáo khai thêm người tiêu thụ xe máy
là Nguyễn Tài. Tuy nhiên hành vi tiêu thụ xe máy của
Nguyễn Tài chưa được điều tra, xác minh, đồng thời hành
vi tiêu thụ xe máy nếu có thì đó là hành vi độc lập, sẽ được
xử lý theo Điều 250 BLHS về tội "Chứa chấp hoặc tiêu thụ
tài sản do người khác phạm tội mà có , không ảnh hưởng
đến việc xử lý hành vi phạm tội của bị cáo Trần Huy Hùng.
Vì vậy đề nghị Hội đồng xét xử tiếp tục xét xử và tuyên án
đối với hành vi phạm tội của bị cáo Trần Huy Hùng về tội
trộm cắp tài sản theo khoản 2 Điều 138 BLHS. Đối với
hành vi tiêu thu 3 xe máy của Nguyễn Tài đề nghị tách ra
để khởi tố điều tra về vụ án khác. Nội dung đối đáp của
Kiểm sát viên được Hội đồng xét xử chấp nhận (1).
Ví dụ 2, Vụ án Nguyễn Thị Liên phạm tội thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Bị cáo Nguyễn Thị Liên là thủ quỹ đơn vị nhưng để mất
(1) Nguồn hồ sơ vụ án tại VKSNDTC
52 triệu đồng. Tại phiên toà bị cáo khai nhận hành vi phạm
tội như cáo trạng của Viện kiểm sát truy tố. Tuy nhiên, bi
cáo xuất trinh tài liệu chứng minh trong số tiền bị thiếu hụt
đó có rất nhiều khoản do Thủ trưởng đơn vị là Lê Hoàng
chỉ đạo Luật sư bảo vệ cho bị cáo đề nghị trả hồ sơ để
điều tra bổ sung. Kiểm sát viên qua thẩm vấn bị cáo thấy
đề nghị của luật sinh có căn cứ. Bởi vi, vụ án này cần làm
rõ vai trò của Lê Hoàng trong việc chỉ đạo bị cáo rút tiền
ra sử dụng ra sao, việc này có liên quan đến xác định tính
chất của vụ án. Đây có phải là vụ án có tổ chức hay không,
vai trò trách nhiệm của bị cáo như thế nào? V vậy, Kiểm
sát viên đồng ý với ý kiến của luật sư là phải trả hồ sơ để
điều tra bổ sung (1)
Ví dụ 3, Trong vụ án Phạm Hồng Quân phạm tội vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ theo Điều 202 Bộ luật hình sự tại Hà NỘL Người
bị hại và luật sư yêu cầu xử lý hình sự những cán bộ điều
tra vì thiếu trách nhiệm làm cho vụ án bị kéo dài và không
chính xác. Về nội dung này Kiểm sát viên đã đối đáp:
chương IV. Kỹ năng thực hành quyền công tố tại phiên toà HS sơ thẩm
Những vi phạm của các cán bộ giải quyết vụ án này như
sửa chữa sơ đồ hiện trường, biên bản khám nghiệm hiện
trường, không đưa Bản kết luận giám định số 3418 vào hồ
sơ vụ án là vi phạm nghiêm trọng và Viện kiểm sát nhân
dân tối cao đã có Văn bản số 666/KSĐT ngày 14.3.2006
yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo làm rõ trách nhiệm để xử lý
nghiêm túc những người tham gia giải quyết vụ án này. Sau
đó Công an Hà Nội đã có kỷ luật nghiêm khắc đối với 8
cán bộ tham gia giải quyết vụ án này. Tại phiên toà, các
cán bộ này cũng có mặt với tư cách người làm chứng và đã
trình bày các sai sót, khuyết điểm của minh trong việc giải
quyết vụ án. Đặc biệt, tại phiên toà, các cán bộ này không
chỉ nhận khuyết điểm của mình khi tham gia giải quyết vụ
án mà còn có lời xin lỗi gia tỉnh nạn nhận. Sau đó không
khí căng thẳng tại phiên toà được lắng dịu (2).
Tám là, kỹ năng đối đáp với ý kiến của người bị hại, bị đơn dân
sự, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan,
(1)Ngồn hồ sơ vụ án tại VKSNDTC.
(2) Nguồn hồ sơ vụ án tại VKSNDTC
người bảo vệ quyền lợi của những ngưu này, người tham gia tô
tụng về bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
Đây là các trường hợp mà trong thực tiễn truy tố, xét xử thường
xảy ra nhiều. Nhiều trường hợp giải quyết tốt nhưng cũng có nhiều
trường hợp giải quyết không đúng, dẫn đến khiếu kiện kéo dài.
Một trong những nguyên nhân đã đề cập ở phần trên, một số Kiểm
sát viên chỉ quan tâm đến lĩnh vực hình sự, ít quan tâm đến vấn
đề dân sự trong vụ án hình sự, coi đây là việc của Toà án. Mặt
khác, do nhận thức của một số Kiểm sát viên về nội dung đòi bồi
thường thiệt hại trong vụ án hình sự không đúng với các quy định
của pháp luật. Do vậy, trong quá trình xét xử, nhiều ý kiến của
người bị hại, bị đơn dân sự, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi
nghĩa vụ liên quan, người bào chữa cho những người này đưa ra đề
nghị giải quyết việc bồi thường thiệt hại thì Kiểm sát viên lúng túng,
có việc đối đáp không đúng quy định của pháp luật. Về bồi thường
thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra đã được Hội đồng Thẩm phán
Toà án nhân dân tối cao quy định tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-
HĐTP ngày 08.7.2006. Đây là Nghị quyết quan trọng nên các Kiểm
sát viên cần quán triệt, nắm vững để đối đáp tại phiên toà. Nội dung
đòi bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra có nhiều, sau đây
chúng ta nghiên cứu một số kỹ năng đối đáp đặc trưng:
- Đối với tình huống về đề nghị xác định người có trách nhiệm
bồi thường thiệt hại. Đây là các trường hợp do người bị hại, nguyên
đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan,
người bảo vệ quyền lợi cho những người này đề nghị. Những trường
hợp này thường xảy ra trong các vụ án vi phạm quy định về an toàn
giao thông đường bộ theo Điều 202 BLHS. Bởi vì, với cơ chế kinh tế
thị trường hiện nay, để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, nhiều
người đã đầu tư mua xe mô và thuê người lái xe điều khiển xe ôm
để kinh doanh vận tải. Quá trình điều khiển xe ôm, do không chấp
hành luật giao thông đường bộ, gây tai nạn làm chết người. Hoặc là
trong trường hợp người điều khiển xe máy gây tai nạn nghiêm
trọng mà người điều khiển xe chưa thành niên. . . Trong các trường
hợp trên, để đảm bảo việc giải quyết bồi thường thiệt hại có kết quả,
vấn đề quan trọng là phải xác định chính xác ai là người có trách
nhiệm bồi thường? Nhiều trường hợp do việc nghiên cứu không kỹ
các quy định của pháp luật nên trước các yêu cầu của những người
tham gia tố tụng đưa ra về xác định người có trách nhiệm bồi
thường, Kiểm sát viên đã có những lúng túng khi xử lý tình huống
này. Để đảm bảo cho việc giải quyết đúng đắn bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng do hành vi phạm tội gây ra, Kiểm sát viên cần xác
định chính xác mối quan hệ về sở hữu giữa người trực tiếp gây ra
tai nạn này với phương tiện gây ra tai nạn đó; mối quan hệ giữa
người gây ra tai nạn với người đỡ đầu người đó. Nếu như trong vụ
án hình sự, việc xác định trách nhiệm hình sự chủ yếu dựa trên việc
xác định chính xác người trực tiếp gây ra tai nạn, thì trong việc giải
quyết việc bồi thường ngoài hợp đồng vấn đề quan trọng là xác định
đúng các mối quan hệ trên đây: Ai là người sở hữu phương tiện đó?
Nếu người gây tai nạn là người chưa thành niên thì ai là bố, mẹ
hoặc là người đỡ đầu họ? Người bị thiệt hại có ai phải cấp dưỡng cho
ai không? Nếu xác định chính xác các mối quan hệ trên đây thì đó
là cơ sở của việc xác định người có trách nhiệm bồi thường. Vậy tại
sao phải xác định các mối quan hệ này? Để giải quyết vấn đề này,
chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu các tình huống sau đây:
Ví dụ, Vụ án Nguyễn Thanh Hùng phạm tội vi phạm
quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
theo điều 202 BLHS.
Khoảng 13h chiều ngày 10.01.2002 Nguyễn Thanh
Hùng điều khiển xe máy Wave có dung tích xi lanh 100cm3
(do Trần Văn Mai đứng tên chủ sở hữu) chở anh Trần Văn
Mai với tốc độ 50-69km/h trên quốc la. Khi đang đi, Hùng
phát hiện phía trước có một người điều khiển xe đạp là óng
Lưu Trọng Lành sinh năm 1929 đang đi. Do không làm chủ
tốc độ xử lý kém nên trục bánh trước xe máy của Hùng lái
đâm vào xe đạp ông Lành làm hai xe và người ngã xuống
đường. Tai nạn xảy ra làm ông Lành bị thương nặng và sau
đó chết tại bệnh viện do đa chấn thương và vỡ hộp sọ.
Về trách nhiệm hình sự thì bị cáo, người bào chữa đều
nhất trí với cáo trạng của Viện kiểm sát truy tố Nguyễn
Thanh Hùng về tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ theo điểm a khoản 2 Điều 202
BLHS. Tuy nhiên, về trách nhiệm dân sự thì quá trình xét xử
đã có nhiều ý kiến tranh luận khác nhau trong việc xác định
ai là người có trách nhiệm bồi thường cho đại diện của người
bị hại. Đại diện người bị hại yêu cầu bồi thường
30.210.000đồng. Anh Trần Văn Mai cho rằng, bị cáo
Nguyễn Thanh Hùng là người trực tiếp gây ra tai nạn nên
phải chịu trách nhiệm bồi thường cho ông Lưu Trọng Lành.
Bị cáo Hùng cho rằng việc bồi thường thiệt hại cho người bị
hại phải do bị cáo và anh Mai liên đới bồi thường. Bởi vì
chiếc xe này thuộc chủ sở hữu là anh Trần Văn Mai, cho
nên anh Mai phải có trách nhiệm bồi thường. Cũng có ý kiến
cho rằng Nguyễn Thanh Hùng mới 14 tuổi 5 tháng. Do vậy,
Nguyễn Thanh Hùng không có trách nhiệm bồi thường.
Kiểm sát viên đã nghiên cứu kỹ các tình tiết của vụ án
và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm
phán Toà án nhân dân tối cao về bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng và đã tiến hành đối đáp như sau: Chủ sở
hữu chiếc xe máy wave trên đây là của anh Trần Văn
MaL Tuy anh Mai có giao xe cho Nguyễn Thanh Hùng
điều khiển nhưng anh Mai vẫn ngồi sau xe khi bị cáo
Hùng điều khiển xe máy và gây tai nạn. Như vậy, trong
trường hợp này, Trần Văn Mai vẫn đang chiếm hữu, sử
dụng chiếc xe máy wave - nguồn nguy hiểm cao độ. Bởi
vì Trần Văn Mai đang thực hiện mọi hành vi theo ý chí
của minh để nắm giữ, quản lý, sử dụng chiếc xe máy mà
Trần Văn Mai đã đồng ý cho Nguyễn Thanh Bình điều
khiển. Theo quy định tại điểm a Mục 2 phần 111 Nghị
quyết số 03/NQ-HĐTP ngày 08.7.2006 của Hội đồng
Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thi "a- Chủ sở hữu
nguồn nguy hiểm cao độ đang chiếm hữu, sử dụng
nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Chủ sớ hữu đang chiếm
hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ là đang thực hiện
mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý
nguồn nguy hiểm cao độ, nhưng không được trái pháp
luật đạo đức xã hội. . . Như vậy trong trường hợp này Trần
Văn Mai phải có trách nhiệm bồi thường.
Mặt khác, khi phạm tội bị cáo Nguyễn Thanh Hùng
chưa đủ 15 tuổi, là người chưa thành niên. Theo quy định
tại đoạn 1 khoản 2 Điều 606 BLDS thì: "2. Người chưa
thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt mà còn cha, mẹ thì cha,
mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. . .'? Theo quy định tại
đoạn 3 điểm 3. 1 mục 3 phần 1 hường dẫn Điều 606 BLDS
quy đinh: "Trong trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 2
Điều 606 BLDS thì cha, mẹ của người gây thiệt hại là bị
đơn dân sư (người gây thiệt hại ở đây là người chưa thành
niên). V vậy, trong trường hợp này cha, mẹ bị cáo phải
được xác định là người tham gia tố tụng với tư cách là bị
đơn dân sự, có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người
bị hại. Vì vậy, trách nhiệm dân sự trong vụ án này là Trần
Văn Mai (chủ sở hữu chiếc xe máy wave) và cha, mẹ bị
cáo Nguyễn Thanh Hùng phải liên đới bồi thường thiệt hại
cho đại diện của người bị hại Nội dung đối đáp trên đây
được bị cáo, đại diện của người bị hại, người bào chữa,
người có quyền, nghĩa vụ liên quan đồng tình, góp phần
cùng toà án có phán quyết chính xác (1)
- Đối với trường hợp người bị hại, bị đơn dân sư, nguyên đơn
dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người
đại diện hợp pháp của họ, người bảo vệ quyền lợi cho những người
này đưa ra ý kiên đề nghị tăng sức hoặc giảm mức bồi thường.
Trong thực tiễn truy tố, xét xử chúng ta thường gặp các trường
hợp người bị hại, bị đơn dân sự, nguyên đơn dân sự, người có quyền
lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của
họ, người bảo về quyền lợi cho những người này đưa ra đề nghị
tăng mức bồi thường (người bị hại, nguyên đơn, người có quyền lợi
nghĩa vụ liên quan) hoặc đề nghị giảm mức bồi thường (bị đơn,
người bị hại. . .). Để đối đáp có kết quả với những người trên đây,
Kiểm sát viên không chỉ nắm vững các tình tiết liên quan đến việc
bồi thường thiệt hại mà còn nắm vững các quy định của pháp luật
về dân sự, hình sự. Việc bồi thường ngoài hợp đồng đã được BLDS
quy định cụ thể và các Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán hướng
dẫn một số điều của BLDS như chi phí hợp lý, chứng từ thanh toán,
thu nhập thực tế, đối tượng được bồi thường cấp dưỡng, thiệt hại xảy
ra, thoả thuận...Trên cơ sở đó cần đối đáp để bác bỏ hay chấp nhận.
- Tình huống đối với các đề nghị xác định lại tư cách người
tham gia tô tụng. Đây là những tình huống mà trong thực tiễn
cũng thường xảy ra do việc không xác định tư cách người tham gia
tố tụng nên làm cho vụ án phải bị huỷ để điều tra xét xử lại và bị
kéo dài.
Ví dụ, Khoảng 16h20 ngày 07.3.2003, Mai Khắc Hoà
điều khiển xe Ô tô BKS 57H 0689 tham gia giao thông trên
đường thì đã đâm vào phía sau xe máy BKS 51X4 4159
(1) Nuồn hồ sơ vụ án tại VKSNDTC
do ông Vũ Trọng Dục điều khiển, làm ông Dục bị chết. Sau
vụ tai nạn trên, Mai Khắc Hoà đã bồi thường cho gia tỉnh
người bi hại 60 triệu đồng do ông Vũ Hải Lượng (anh trai
ông Dục nhận).
Bản án hình sự sơ thẩm số 614/HSST ngày 22.4. 2004
của Toà án nhân dân thành phố H. đã áp dụng điểm c
khoản 2 Điều 202, điểm b, p khoản 1 Điều 46, Điều 47'bộ
luật hình sự phạt Mai Khắc Hoà 2 năm tù về tội vi phạm
quy định về điều khiển giao thông đường bộ theo Điều
202 BLHS.
Ap dụng khoản 1, 2 Điều 42 BLHS buộc Mai Khắc Hoà
bồi thường tiền cấp dưỡng nuôi cháu Vũ Thị Kim Dung mỗi
tháng 300. 000 đồng kể từ ngày 07 . 3. 2003 đến khi cháu
Dung tròn 18 tuổi và bồi thường tiền tổn thất tinh thần cho
cháu Dung 10 triệu đồng. Các khoản tiền bồi thường cấp
dưỡng và bồi thường tổn thất tinh thần cho cháu Dung do
chị Nguyễn Thị Thuý An (mẹ cháu Dung) nhận.
Như vậy, bản án đã xác định cháu Dung là người đại
diện hợp pháp của anh Dục và chị Nguyễn Thị Thuỷ An là
người giám hộ của cháu Dung. Nhưng trong vụ án này anh
Dục là nạn nhân có anh trai là Vũ Hải Lượng không được
tham gia với tư cách là người đại diện hợp pháp của anh
Dục và gia đình ông Lượng không công nhận cháu Dung
là con ngoài giá thú của anh Dục. Trong lúc đó giữa chị An
và anh Dục (nạn nhân) chưa phải là vợ chồng, đồng thời
Toà án cũng chưa có quyết định về việc truy nhận cha cho
con mà bản án đã xác định cháu Dung là con ngoài giá thà
của anh Dục là chưa có cơ sở. Mặt khác, cháu Dung là
người chưa thành niên, mới 8 tuổi 4 tháng 16 ngày, vì vậy
việc phán quyết của Toà án là không phù hợp với quy đinh
của pháp luật dân sự về về người đại diện. Người đại diện
phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (khoản 5 Điều 139
BLDS) và năng lực hành vi dân sự đầy đủ phải là người
thành niên (Điều 19 BLDS). Đối với vụ án này có sai lầm
về xác định tư cách người tham gia tố tụng nên đã bị Toà
án cấp trên huỷ về quyết đinh xác đinh cháu Vũ Thị Kim
Dung là con ngoài giá thú của ông Vũ Trọng Dục và toàn
bộ quyết đinh trách nhiệm dân sự để điều tra, xét xử sơ
thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật
Lời giới thiệu
Chú thích Viết tắt
CHƯƠNG I
CƠ SỞ CỦA VẤN ĐỀ
1 Tranh luận tại phiên toà, khái niệm, bản chất
11 Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tranh
luận trong tố tụng hình sự
111. Các quy định của pháp luật về tranh luận và trách
nhiệm thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên tại các
phiên toà sơ thẩm
CHƯƠNG II
KỸ NĂNG CHUẨN Bị THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ
Tại PHIÊN TÒA SƠ THẨM
1 Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên tại phiên toà
sơ thẩm
1 . Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên khi tham gia
phiên toà sơ thẩm
2. Địa vị pháp lý của Kiểm sát viên tại phiên toà sơ thẩm
3. Về số lượng Kiểm sát viên tham gia phiên toà
11 Về nguyên tắc uỷ quyền thực hành quyền công tố
CHƯƠNG III
KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU HỒ SƠ VỤ ÁN
CHUẨN Bị THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG Tố
1 Phương pháp nghiên cứu hồ sơ vụ án
11 Kỹ năng nghiên cứu các thủ tục tố tụng
1 . Kiểm tra thủ tục giao, nhận hồ sơ và vật chứng vụ án
2. Kỹ năng nghiên cứu các thủ tục tố tụng của hồ sơ vụ án
3. Kỹ năng nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ của hồ sơ
4. Kỹ năng nghiên cứu tôi khai của người bị hại, nguyên
đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan đến vụ án
5. Kỹ năng nghiên cứu tôi khai của người làm chứng
6. Kỹ năng nghiên cứu biên bản đối chất
7. Kỹ năng nghiên cứu biên bản khám nghiệm hiện trường,
khám nghiệm tử thi
8. Kỹ năng nghiên cứu biên bản nhận dạng
9. Kỹ năng nghiên cứu biên bản khám xét, thu giữ, tạm giữ
đồ vật thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm
10. Kỹ năng nghiên cứu biên bản thực nghiệm điều tra
1 1 . Kỹ năng nghiên cứu kết luận giám định
1 2. Kỹ năng nghiên cứu các quyết định xử lý vụ án của Cơ
quan điều tra
13. Kỹ năng nghiên cứu giải quyết các khiếu nại, tố cáo,
các dư luận xã hôi về vụ án
16. Những vấn đề cần rút ra sau khi nghiên cứu hồ sơ và
xem xét các vật chứng tài liệu
1 7. Kỹ năng báo cáo án
111 Kỹ năng xây dựng các văn bản pháp luật
1 . Kỹ năng xây dựng bản cáo trạng
2. Địa vị pháp lý của bản cáo trạng
3. Thực trạng hoạt động xây dựng bản cáo trạng
4. Bố cục của bản cáo trạng
IV Kỹ năng xây dựng bản luận tội
1 . Khái niệm, căn cứ pháp luật của bản luận tội
2. Địa vị pháp lý của luận tội
3. Thực trạng luận tội trong thời gian qua
4. Kỹ năng xây dựng bản luận tội
V Kỹ năng xây dựng để cương xét hỏi, kế hoạch đối đáp
1 . Xây dựng đề cương xét hỏi
2. Xây dựng kế hoạch đối đáp
CHƯƠNG IV
KỸ NĂNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ
Tại PHIÊN TOÀ HÌNH Sự SƠ THẨM
Kỹ năng đọc cáo trạng
1 . Một số đánh giá nhận xét
2. Kỹ năng đọc cáo trạng của Kiểm sát viên
11 Kỹ năng xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên toà
1 . Ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc xét hỏi tại
phiên toà
2. Nguyên tắc xét hỏi của Kiểm sát viên
3. Phương pháp xét hỏi của Kiểm sát viên
4. Thái độ xét hỏi của Kiểm sát viên
5. Công bố những lời khai tại Cơ quan điều tra
6. Những nội dung cụ thể trong việc xét hỏi của Kiểm
111 Kỹ năng tranh luận tại phiên toà của Kiểm sát viên
1 . Khái niệm tranh luận trong tố tụng hình sự
2. Kỹ năng trình bày lời luận tội của Kiểm sát viên
IV Kỹ năng đối đáp của Kiểm sát viên
1 . khái niệm đối đáp trong tố tụng hình sự
2. Mục đích, yêu cầu của việc đối đáp
3. Nội dung đối đáp của Kiểm sát viên
CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN
PHẠM VĂN TUẤN
CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG
TS. TRƯƠNG QUANG VINH
BIÊN TẬP BÙI THỊ THU HẰNG-NGUYỄN TỐ HẰNG-
NGUYỄN NỮ THANH NHÀN
BIÊN TẬP MỸ THUẬT ĐẶNG VINH QUANG
TRÌNH BÀY PHẠM VIỆT HÀ
IN 3414 CUỐN. NỘP LƯU CHIỂU 1/2008
Tin liên quan
TẠ ĐÌNH ĐỀ, NHỮNG GÓC KHUẤT CUỘC ĐỜI
Tạ Đình Đềnhữ ng góc khuât cuộ c đời2TS. DƯƠNG THANH BIỂUT ạ Đình Đềnhững góc khuất cuộc đời(Tác phẩm và Dư luận) (Tái bản)4óThay cho lời giới thiệuSuốt thời bé tôi thường được bố say... Xem thêm